Quiet Quitting: Quản lý nên làm gì trước làn sóng "âm thầm bỏ việc" ?

Thời gian đọc: 14 phút
Nhân sựBài viết
20/04/24 10:07:00 | Lượt xem: 67
âm thầm bỏ việc

Gần đây, một thuật ngữ liên quan đến mảng nhân sự mới nổi lên trên các mạng xã hội mang tên Quiet Quitting (âm thầm bỏ việc) khơi gợi được nhiều ý kiến và các cuộc tranh cãi. Vậy âm thầm bỏ việc là gì? Các dấu hiệu và cách để các doanh nghiệp đối mặt với xu thế mới này ra sao ? Tất cả sẽ được giải thích kĩ trong bài viết dưới đây.

Quiet Quitting là gì ?

Quiet Quitting tạm dịch là “âm thầm bỏ việc” hay “làm việc cầm chừng”, theo Guardian, bỏ cuộc âm thầm là khi nhân viên chỉ làm những công việc trong phạm vi mà họ được trả tiền mà không làm thêm bất kì công việc nào, kể cả việc giao lưu, ngoại khóa nơi làm việc

Những nhân viên “âm thầm bỏ việc” sẽ không làm việc sau giờ làm, tan làm đứng giờ, tắt hết mọi thông báo công việc sau giờ làm và không ôm việc về nhà. Trong khi đó, họ vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhưng họ sẽ từ chối các công việc mới và tìm cách tránh phải làm những công việc không có trong mô tả công việc. Lấy ví dụ, các nhân viên “âm thầm bỏ cuộc” sẽ từ chối các dự án mới, ngừng tự nhận những công việc mới, chỉ chấp nhận làm những nhiệm vụ dễ dàng và thường lấy lí do quá bận để không giúp đỡ đồng nghiệp hoặc quản lý.

Những nhân viên “âm thầm bỏ việc” có thể đang trong quá trình tìm kiếm việc làm mới hoặc có thể không có ý định nghỉ việc nhưng đã không còn động lực và kì vọng trong công việc

Quiet Quitting là gì?
Quiet Quitting là gì?

Những lí do gây ra Quiet Quitting

1. Khối lượng công việc quá nặng

Một lời phàn nàn phổ biến của hiện tượng quiet quitting là họ “phải làm công việc của 2 đến 3 người cùng một lúc.” Những người âm thầm bỏ việc có thể là những nhân viên đã từng nhiệt huyết với công việc nhưng họ đã bị quá tải về công việc đến mức kiệt sức.

Thông thường, việc tăng khối lượng công việc sẽ xảy ra khi thay đổi nhân viên. Khi một nhân viên nghỉ việc, các nhân viên khác sẽ phải tiếp tục làm thay cả phần công việc của nhân viên đó cho tới khi công ty tuyển được người mới.

Khối lượng công việc quá tải cũng có thể xảy ra nếu trong nhóm có một thành viên phụ thuộc vào các thành viên khác trong nhóm. Điều này cũng có thể xảy ra khi môi trường làm việc quá cạnh tranh, khiến các nhân viên phải làm thêm nhiều việc để theo kịp các đồng nghiệp

2. Mức lương thấp

Một trong những định nghĩa về quiet quitting được đưa ra là “chỉ làm những công việc được trả lương.” Những nhân viên âm thầm bỏ việc cảm thấy họ đang làm quá nhiều việc với một mức lương thấp.

Nhân viên cảm thấy nỗ lực của mình đang không được trả công xứng đáng, vì vậy họ giảm nỗ lực của bản thân họ. Thông thường, những nhân viên âm thầm bỏ cuộc có thể đã đưa ra yêu cầu với mức lương tốt hơn nhưng đã bị từ chối hoặc họ có lí do để tin rằng yêu cầu của họ chắc chắn bị từ chối

Ngoài là vấn đề về kinh tế, đây còn là vấn đề về sự tôn trọng. Khi không được trả thêm hoặc thưởng khi làm thêm việc, thêm giờ; nhân viên sẽ có cảm giác như quản lý không đánh giá cao nỗ lực của nhân viên.

3. Cân bằng giữa cuộc sống – công việc

Việc nhân viên âm thầm bỏ việc đôi khi là phản ứng của họ khi mất đi sự cân bằng giữa cuộc sống – công việc, ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân không được coi trọng. Có lẽ do quản lý hoặc đồng nghiệp liên tục gửi email và tin nhắn sau giờ làm việc và yêu cầu nhân viên trả lời. Phản ứng này là hệ quả của việc lặp đi lặp lại quá trình vượt qua ranh giới giữa công việc và cuộc sống. Những nhân viên cảm thấy công ty không tôn trọng và bảo vệ thời gian cá nhân của họ sẽ có xu hướng âm thầm bỏ việc

Quiet Quitting xảy ra do nhân viên cảm thấy "mất cân bằng" trong cuộc sống và công việc
Quiet Quitting xảy ra do nhân viên cảm thấy "mất cân bằng" trong cuộc sống và công việc

4. Thiếu sự hỗ trợ từ quản lý

Nhân viên thường có khả năng và sẵn sàng làm việc chăm chỉ nếu như họ cảm nhận được rằng sếp đang đứng về phía của họ. Một người quản lý quan tâm và chu đáo có thể tạo động lực cho nhân viên trong một thời gian dài.  Trong nhiều trường hợp, khi nhân viên bày tỏ nỗi lo và mong muốn được giúp đỡ nhưng các nhà lãnh đạo không hành động hoặc đưa ra hành động quá chậm, nhân viên sẽ tự giải quyết vấn đề, xây dựng nên các rào cản và ..quiet quitting - âm thầm bỏ việc

5. Những yêu cầu không rõ ràng hoặc thay đổi

“Đây không phải là công việc giống như khi tôi kí hợp đồng” là chia sẻ của rất nhiều nhân viên âm thầm bỏ việc. Những nhân viên này cảm thấy quản lý đưa ra những yêu cầu vô lí hoặc không thực tế, họ cảm thấy công ty đưa ra quá nhiều yêu cầu

Có thể các nhà quản lý không ngừng bổ sung các công việc ngoài những công việc trong mô tả công việc ban đầu mà không thảo luận trước, nhân viên làm việc tại một vị trí khác với những gì họ mong đợi hoặc phải đảm nhận quá nhiều vị trí. Các mục tiêu và chỉ số thay đổi liên tục hoặc không rõ ràng, nhân viên cảm thấy họ đang làm tốt nhưng quản lý vẫn yêu cầu nhiều hơn và không đưa ra phản hồi về hiệu suất công việc. Đôi khi có thể do nhân viên hiểu sai những mong muốn của quản lý và quản lý không thể khắc phục sự hiểu lầm này

Các dấu hiệu của Quiet Quitting

1. Giảm năng suất làm việc

Giảm năng suất làm việc là một trong những dấu hiệu lớn của âm thầm bỏ việc, một nhân viên xuất sắc bỗng trở thành một nhân viên trung bình, hiệu suất làm việc giảm sút, nhân viên ngừng cố gắng sau khi đã đạt được chỉ tiêu của tháng, không chủ động đưa ra ý kiến trong các buổi họp. Các quản lý nên lưu ý và theo dõi nhân viên vì đây có thể là dấu hiệu của âm thầm bỏ việc.

Xem thêm: 

1. Các tiêu chí đánh giá nhân viên văn phòng toàn diện

2. Top 5 bí quyết nâng tầm Trải nghiệm Nhân viên (EX)

2. Thay đổi đột ngột trong phản hồi

Một nhân viên bình thường luôn hợp tác bỗng trở nên gay gắt tranh luận là một dấu hiệu có vấn đề đã xảy ra, đôi khi, một người tranh luận gay gắt như một biện pháp đình trệ hoặc tránh tiếp tục công việc. Bên cạnh đó, một nhân viên vốn rất sôi nổi bỗng trở nên yên lặng cũng là dấu hiệu của sự buông thả, tương tự, một nhân viên thường đưa ra ý kiến tranh luận bõng trở nên im lặng cũng thể hiện sự bất lực và bỏ cuộc

Các dấu hiệu của quiet quitting
Các dấu hiệu của quiet quitting

3. Ngừng chủ động trong công việc

Đã có lúc, nhân viên của bạn luôn có những ý tưởng mới, họ chủ động trong việc giải quyết vấn đề và tìm ra những cách làm tốt hơn. Nhân viên của bạn luôn tham gia đóng góp trong các buổi họp, khi có vấn đề cần giải quyết, nhân viên của bạn luôn là người đầu tiên thực hiện. Và một ngày, nhân viên này chỉ làm theo hướng dẫn và không còn chủ động nữa. Họ không còn chủ động tìm đến bạn nữa mà bạn luôn phải tìm cách tiếp cận họ. Sự thay đổi này là đáng chú ý vì nó thể hiện cho sự thay đổi trong tâm trạng, thái độ và sự hài lòng trong công việc.

4. Trốn tránh công việc

Những nhân viên muốn quit job thường có xu hướng không thích hoặc mệt mỏi với xung đột. Thay vì đối mặt và giải quyết vấn đề, họ quyết định biến mất. Nhân viên này có thể thường xuyên vắng mặt hoặc không xuất hiện những khi cần có sự hỗ trợ. Thường xuyên trả lời các email hoặc tin nhắn sau vài giờ hoặc vài ngày. Các nhân viên này thường xuyên vắng mặt trong các cuộc họp và không tìm hiểu lại những nội dung đã bỏ lỡ. Nếu trong môi trường làm việc online, họ luôn đặt trạng thái “không hoạt động.”

Nhân viên này cũng tránh giao tiếp xã hội, tránh không gian chung và các cuộc họp nhóm hoặc nói chuyện một cách ngắn gọn. Nhân viên cũng có thể xin nghỉ nhiều ngày, đặc biệt là trong giai đoạn bận rộn hoặc quan trọng của công ty.

Tải ngay: Mẫu file Excel quản lý nhân sự dễ sử dụng nhất 

Làm thế nào để ngăn Quiet Quitting xảy ra ?

1. Trò chuyện cởi mở và chân thành với nhân viên

Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu tình trạng quiet quitting, quản lý cần có những cuộc trò chuyện cởi mở và chân thành cùng nhân viên. Để nhân viên cảm thấy thoải mái và đủ chân thành, bạn phải rõ ràng rằng cuộc nói chuyện này không phải là một hình phạt

Thay vì trách móc, la mắng nhân viên vì hiệu suất làm việc giảm, hãy thử trò chuyện “Dạo gần đây tôi để ý thấy có sự thay đổi trong công việc của bạn. Mặc dù tôi cũng hiểu rằng mọi người thỉnh thoảng cần được nghỉ ngơi, nhưng tôi lo ngại rằng có lẽ bạn đang không hài long với một phần việc nào đó, và tôi muốn đảm bảo rằng tôi không bỏ lỡ bất cứ vấn đề nào. Tôi mong bạn có thể chia sẻ với tôi và chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra giải pháp.

2. Đưa ra các thỏa hiệp và thay đổi hành động

Đôi khi, có những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của quản lý và bạn không thể đáp ứng các nhu cầu của nhân viên. Ví dụ, nếu thiếu hụt nhân lực thì bạn không thể đảm bảo khối lượng công việc cân bằng. Thay vì không làm gì, hãy đưa ra các thỏa hiệp. Tuy bạn không thể đáp ứng yêu cầu của tất cả các nhân viên, nhưng thay vì chỉ chỉ đạo, hãy đưa ra các đề xuất và đáp ứng một số yêu cầu hợp lý từ nhân viên.

3. Thực hiện lời hứa của bạn

Chỉ hứa là sẽ thay đổi và giúp đỡ nhân viên thôi là chưa đủ, bạn cần phải hành động thiện chí và thực hiện các bước rõ ràng để khắc phục các vấn đề. Đưa ra hành động có thể cho thấy bạn là người nghiêm túc, chân thành và luôn ủng hộ nhân viên. Những hành động đơn giản có thể giúp ích rất nhiều trong việc khôi phục niềm tin và tinh thần làm việc của nhân viên

Giữ niềm tin của nhân viên tránh hiện tượng quiet quitting
Giữ niềm tin của nhân viên tránh hiện tượng quiet quitting

4. Theo dõi và chờ đợi

Bạn phải hiểu rằng, bạn không thể thay đổi tình trạng “âm thầm bỏ việc” chỉ trong một đêm. Nhân viên cần thời gian để xác nhận và từ từ xây dựng lại niềm tin của họ. Việc thúc đẩy nhân viên quay trở lại trạng thái như trước đây ngay lập tức có thể khiên nhân viên càng mất hứng hơn nữa. Mặc dù bạn không nên trì hoãn hoạt động nhưng đừng vội mong kết quả tức thì. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn, tiếp tục theo dõi tình hình, tìm kiếm những dấu hiệu khích lệ nhỏ.

5. Hỏi ý kiến từ nhân viên

Đôi khi, đã quá muộn để khắc phục tình trạng âm thầm bỏ việc. Bạn nên cố gắng cải thiện môi trường làm việc để giữ chân nhân viên hiện tại và tương lai cùng đam mê của họ với công việc. Bạn có thể ngồi lại với nhân viên sắp nghỉ việc, đưa ra những câu hỏi thăm dò để xác định nguyên nhân của sự suy giảm động lực và có cái nhìn sâu sắc để cải thiện

Lời kết

Âm thầm bỏ việc như một trào lưu, làn sóng ngầm đang từ từ dâng cao và gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp. Việc tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, tìm cách giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên là một trong những điều quan trọng để ngăn chặn làn sóng này.

SlimCRM với công cụ quản lý nhân sự hiệu quả, giúp quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ công việc của nhân viên, đồng thời sẽ là công cụ giúp giảm bớt công việc cho nhân viên trong việc bán hàng, marketing, quản lý tài chính, nhân sự.

Dùng thử phần mềm giúp quản lý doanh nghiệp SlimCRM tại đây.

 

 

SlimCRM - phần mềm quản lý