5 phút tìm hiểu về các kênh Digital Marketing Online hiện nay

Thời gian đọc: 7 phút
MarketingBài viết
19/04/24 09:13:37 | Lượt xem: 285
Các kênh Digital Marketing

Hiện nay có rất nhiều người tìm hiểu về Digital Marketing nhưng không biết bắt đầu từ đâu vì nó rất rộng. Vì vậy SlimCRM đã tổng hợp và phân loại chi tiết nhất về tất cả các kênh Digital hiện nay để bạn tìm hiểu.

Các kênh digital marketing phổ biến
Các kênh digital marketing phổ biến

Kênh Digital Marketing 1: Paid Media

Paid Media được hiểu là kênh truyền thông trả phí. Nghĩa là bạn phải trả phí mới có thể truyền thông được.

Các hình thức quảng cáo trả phí đó là:

  • Quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram)
  • Quảng cáo tìm kiếm (Google Ads, Cốc Cốc, QC trên Shopee, Sendo)
  • Quảng cáo hiển thị (Banner trên các báo, Banner trên Google Display Network- GDN, hệ thống quảng cáo Admicro, Adtima, Vads..)
  • Quảng cáo qua người có ảnh hưởng (Influence Marketing)
  • Quảng cáo TV online, tài trợ event
  • Email Marketing

Đọc thêm các bài viết sau:

1. Mẫu kế hoạch Digital Marketing chuẩn nhất hiện nay

2. Tổng hợp bộ câu hỏi tốt nhất cho bộ phận Digital Marketing

3. 290 số liệu thống kê, xu hướng Kênh Digital Marketing từ Hubspot

Kênh Digital Marketing 2: Owned Media

Owned Media là kênh truyền thông sở hữu. Đây là kênh digital marketing do bạn tạo ra và bạn sở hữu nó.

Kênh mà bạn có thể sở hữu đó là:

  • Website (content, SEO)
  • Ứng dụng trên CHplay, Appstore
  • Tài khoản trên MXH & diễn đàn (bản chất là của nền tảng MXH đó nhưng bạn sở hữu nó nên có thể phân loại vào Owned Media)

Kênh Digital Marketing 3: Earned Media

Earned Media là kênh truyền thông kiếm được. Bạn không thể trả phí hay tự tạo ra nó mà nó đến từ phía khách hàng. Đây là kết quả mà bạn nhận được nếu làm tốt 2 kênh Paid-Owned media.

Các hình thức quảng cáo của Earned Media:

  • Feedback, bài đăng trên MXH nói về bạn
  • Blog diễn đàn, backlink về bạn
  • Bài đăng báo miễn phí nói về bạn
  • Truyền miệng của khách hàng

Phân tích các hình thức quảng cáo trên kênh Digital Marketing và lời khuyên

Các phân tích này dựa trên trải nghiệm thực tế đa kênh của đội ngũ ATP Software cũng như thông tin từ các diễn đàn, nhóm marketing trên Facebook. Bạn nên lưu lại để dùng khi cần đến nó.

Quảng cáo MXH (Facebook, Zalo, Instagram, TikTok,..)

  • Quảng cáo MXH là thường kênh tiếp thị kỹ thuật số để kích cầu, tạo nhân thức về thương hiệu là chủ yếu (mọi người thường hay nhảy bước đến khâu mua hàng luôn)
  • Cần nghiên cứu kỹ về đặc điểm sở thích, hành vi người dùng của từng nền tảng MXH như Facebook thì KH ra sao, Zalo thì ra sao, Instagram, Tiktok thì ra sao,…
  • Mức độ cạnh tranh trên MXH đó, tìm ra các đối thủ mạnh và học hỏi sự thành công của họ để làm ở một ngách khác.
  • Lựa chọn sản phẩm phải phù hợp đi kênh MXH
  • Phải định vị được phân khúc khách hàng tiềm năng ở đâu, nhân khẩu học thế nào?
  • Am hiểu kỹ thuật quảng cáo của từng MXH như FB ads, Zalo Ads, Tiktok Ads,…
  • Nắm bắt xu hướng phát triển của từng nền tảng (tăng giảm)
  • Keyword để QC thành công trên kênh digital marketing MXH là yếu tố nội dung: thông điệp mới lạ, sáng tạo mang tính viral cao. Thứ nhì mới là kỹ thuật quảng cáo. (target, loại tệp, KH,…)

Quảng cáo tìm kiếm (Google Ads, QC trên Shopee)

  • Đây là kênh quảng cáo cho các sản phẩm mà nhu cầu thị trường đã có sẵn (KH chủ động tìm kiếm )

  • 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến Quảng cáo tìm kiếm Google đó là độ cạnh tranh từ khóa, nội dung quảng cáo, landing page.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến QC Shopee: mới ra nên chưa có nhiều thông tin
  • Keyword để thành công trong quảng cáo tìm kiếm: tối ưu từ khóa ads, thiết kế landing page CTA tốt, SEO cộng hưởng.
  • Chạy quảng cáo banner cũng nên kết hợp quảng cáo từ khóa đó để KH nhớ và tìm lại
  • Đôi khi hoạt động kích cầu trên MXH (build nền tảng) cũng có thể educate khách hàng tìm kiếm trên Google (như ATP educate, GTVSEO, các campaign truyền thông của Agency,..)

==> Ví dụ campaign “Hiểu để yêu thương” của Neptune 2017 (Agency Dinosaur) truyền thông trên Digital (qua MXH, Youtube) – Quảng cáo ngoài trời (banner xe bus) – Bao bì sản phẩm. Kết quả trên Digital 13tr view, 150k like cmt trên MXH.

Quảng cáo hiển thị

  • Định dạng quảng cáo thường là hình ảnh banner, video, ảnh động,…

  • Quảng cáo Google Ads hiển thị trên network của Google gọi là GDN (tập hợp các website đăng ký kiếm tiền adsense của Google)
  • Ngoài ra còn có hệ thống website QC như Admicro của Vccorp, Adtima, Vads(báo vietnamnet,..)
  • Quảng cáo hiển thị thường chi phí khá cao trên các site báo lớn (5tr-50tr tùy site báo giá)
  • Thường được đo lường bằng các chỉ số như CPC, CPM, CPD,…

Influence Marketing

Influencer có thể là celebrity (ca sỹ ngôi sao) hoặc KOLs (người nổi tiếng chỉ trên 1 MXH như FB, Tiktok, youtube,…)

  • Để thuê KOLs có thể liên hệ trực tiếp quản lý hoặc thông qua các nền tảng KOLS trung gian như Hiip Asia, Kolvn,…
  • Có thể sử dụng công cụ Social listening như Buzzsumo để tìm ra Kols phù hợp
  • Cần xem xét lựa chọn kỹ các KOLs khi quảng cáo vì dễ đốt tiền hoặc gây tác dụng trái chiều. (bị dính phốt,..)

Quảng cáo TV, tài trợ event

Kênh tiếp thị kỹ thuật số này có chi phí cao (có thể là tiền triệu trên mỗi giây quảng cáo) nên chỉ dành cho các brands lớn hoặc có kinh phí đầu tư.

Email Marketing

Đây là kênh digital marketing chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng khách hàng có hành vi sử dụng email thường xuyên (dân văn phòng, quản trị cấp cao, giám đốc,..)

Khả năng tiếp cận lớn tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi không cao (tỷ lệ gửi 90-95%, tỷ lệ mở mail <10% từ kinh nghiệm của ATP)

Thường được sử dụng để remarketing nhắc nhở mua hàng, gửi thông tin các đợt khuyến mãi,..

Các công cụ Email Marketing thường dùng như Getresponse, Sendpulse, MailChimp, các phần mềm ERP,…

Tổng kết

Qua bài viết trên, mong rằng bạn đọc đã có một cái nhìn tổng quát, đầy đủ về các kênh Digital Marketing hiện nay. Đừng quên theo dõi SlimCRM để cập nhật thêm nhiều thông tin về Marketing và Quản trị nhé!

Nguồn: FB Trần Hoàng Ngọc Tâm

SlimCRM - phần mềm quản lý