Doanh nghiệp nhỏ nên làm gì trước tình hình suy thoái kinh tế ?

Thời gian đọc: 11 phút
Quản trịBài viết
11/11/22 01:16:23 | Lượt xem: 235
suy thoái kinh tế

Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; lạm phát cao và các vấn đề chính trị, xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh…trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 xuống còn 2,7%. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều nền kinh tế duy trì chính sách thắt chặt bằng cách tăng lãi suất, trong khi tăng trưởng đã bắt đầu chậm lại. 

Suy thoái kinh tế là gì ?

Suy thoái kinh tế là một giai đoạn kéo dài của sự suy giảm kinh tế trên diện rộng và đáng kể. Suy thoái kinh tế được định nghĩa là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp (nói cách khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm trong hai quý liên tiếp). 
Theo như Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia của Hoa Kỳ (NBER), suy thoái kinh tế là “sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên toàn nước, kéo dài nhiều tháng"

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế với các doanh nghiệp 

1. Doanh số bán hàng giảm 

Trong thời gian suy thoái kinh tế, tổng cầu (AD) sẽ giảm, dẫn đến doanh số bán hàng của hầu hết các doanh nghiệp sẽ giảm. 
Những ngành công nghiệp theo chu kỳ và năng lượng sẽ có xu hướng giảm đặc biệt mạnh. Các công ty với chi phí cố định cao như các công ty bán lẻ, các công ty công nghệ sẽ phải đối mặt với các tác động không cân xứng khi lợi nhuận giảm.

Các công ty sản xuất có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng quá tải hàng tồn kho, dẫn đến việc các công ty phải giảm sản lượng cho đến khi nhu cầu được phục hồi
Nhu cầu của khách hàng càng ngày càng giảm dẫn đến việc đầu tư vào quảng cáo và marketing có thể sẽ phải cắt giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty truyền thông.

Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật tối ưu hóa chi phí giúp doanh nghiệp vượt bão suy thoái


2. Suy giảm tín dụng và phá sản

Một trong những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế là sự thắt chặt về điều kiện vay nợ với các doanh nghiệp. Đối mặt với sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng và không biết chắc khi nào sẽ kết thúc, những người cho vay thường trở nên đề phòng hơn.


Suy thoái kinh tế có thể khiến các khoản nợ của công ty ngày càng nhiều lên bởi các vấn đề thanh khoản ảnh hưởng đến khách hàng và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng liên tục thay đổi lên xuống. Khách hàng đang nợ công ty có thể chậm trễ hoặc không thể trả hết nợ. Điều này khiến công ty cũng chậm trễ trong việc trả nợ của chính công ty đó. 


Trong khi các doanh nghiệp lớn có thể tái cấp vốn với lãi suất thấp hơn thì hầu hết các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với các chi phí nợ cố định, kể cả khi doanh thu và lợi nhuận giảm. Vì vậy, suy thoái kinh tế dẫn đến sự phá sản của nhiều công ty.

suy thoái kinh tế
3. Phúc lợi nhân viên giảm và cắt giảm nhân lực

Các doanh nghiệp có thể thực hiện cắt giảm nhân sự để cắt giảm chi phí, đặc biệt là khi họ cắt giảm sản lượng sản phẩm và chỉ cần số ít nhân lực để sản xuất. Năng suất của mỗi nhân viên bị buộc phải tăng lên, tinh thần nhân viên bị ảnh hưởng bởi số lượng công việc nhiều và lương thì tăng chậm hoặc có thể không được trả lương và tình trạng cắt giảm nhân sự còn tiếp tục diễn ra.


Tiền lương cứng nhắc, nghĩa là người lao động miễn cưỡng chấp nhận tiền lương bị giảm ngay cả khi việc cắt giảm nhân sự đang là sự thay thế khả thi nhất. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhân viên và ban lãnh đạo có thể thương lượng nhượng bộ các khoản chi phí để cứu công ty và duy trì việc làm, bao gồm giảm lương và giảm phúc lợi

Doanh nghiệp nên làm gì khi đứng trước suy thoái kinh tế ?

1. Quản lý dòng tiền của doanh nghiệp

Dù trong giai đoạn kinh tế dễ dàng hay khó khăn, tiền luôn là “vua”. Dòng tiền, thời gian tiền chảy vào hoặc chảy ra khỏi doanh nghiệp là yếu tố quyết định với mỗi doanh nghiệp. Trong những khoảng thời gian khó khăn, những thách thức về dòng tiền rất khó để vượt qua, với mức chi phí cao hơn và doanh số thấp hơn bình thường, tiền nong sẽ trở nên eo hẹp và việc cân đối ngân sách của doanh nghiệp sẽ trở nên khó khăn.


Để quản lý dòng tiền của doanh nghiệp bạn, hãy xem xét lại báo cáo lưu chuyển tiền tệ mỗi ngày của doanh nghiệp, bắt đầu dự đoán (nếu chưa có) với các biểu đồ dự đoán dòng tiền của doanh nghiệp trong 3, 6, 12 tháng sắp tới. Những dự đoán này sẽ cho bạn biết khi nào tiền bắt đầu trở nên eo hẹp, vì vậy, doanh nghiệp có thể tìm các chiến lược để ngăn chặn điều này xảy ra.
Thêm vào đó, hãy chuẩn bị ngân sách cho tình huống dù là tệ hay tốt nhất để chuẩn bị cho những thách thức, thành công không lường trước được.

2. Quản lý các chi phí của doanh nghiệp 

Việc suy thoái kinh tế làm cho việc tăng giá càng lúc càng khó khăn. Doanh nghiệp hãy làm tất cả mọi thứ để đo lường hoạt động của doanh nghiệp và cắt bỏ những yếu tố dư thừa, như vậy doanh nghiệp có thể nâng cao vị thế tiền mặt và bước vào kỳ suy thoái kinh tế với bộ máy hoạt động gọn gàng và có ý nghĩa 


3. Bảo toàn doanh thu 

Sử dụng các đơn vị kinh tế để xác định kênh doanh thu tốt nhất của doanh nghiệp bạn, và rồi bảo vệ các kênh doanh thu này cùng các lợi nhuận mà nó tạo ra. Điều này có thể liên quan đến việc điều chỉnh mô hình kinh doanh, tối ưu hóa cấu trúc giá cả, đưa ra lựa chọn cắt giảm sản phẩm, dịch vụ hoặc khách hàng không mang lại tỷ suất lợi nhuận cao cho doanh nghiệp của bạn.

suy thoái kinh tế
4. Cẩn trọng trong việc quản lý các nguồn nợ và các nguồn tài chính mới 

Trong những thời điểm khó khăn, việc trả hết nợ nghe có vẻ cần thiết. Tuy nhiên, thực hiện việc trả nợ quá nhanh có thể làm cạn kiệt nguồn tiền của doanh nghiệp bạn một cách nhanh chóng, điều này có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn khi gặp vấn đề về dòng tiền. Khi rơi vào thời kỳ suy thoái kinh tế, hãy đánh giá các lãi các mức lãi suất doanh nghiệp đang trả cho các khoản nợ, xem xét và tập trung trả các khoản lãi cao nhất trước.


Nếu như nguồn tiền dự trữ của doanh nghiệp quá ít, doanh nghiệp có thể xem xét đến việc tìm kiếm các nguồn tài chính tiềm năng, đặc biệt khi doanh nghiệp bạn gặp các vấn đề về dòng tiền theo từng kỳ. 
Trước khi quyết định một khoản nợ mới, doanh nghiệp hãy xem xét cẩn thận các khoản phụ thu và các khoản tiềm tàng để đảm bảo số tiền nợ không trở thành mối nguy hại với doanh nghiệp 

5. Tăng cường dự trữ tiền mặt 

Ngoài việc xem xét quản lý và trả các khoản nợ, doanh nghiệp cũng nên tập trung vào khoản dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp. Việc tiết kiệm có thể đưa doanh nghiệp thoát khỏi những giai đoạn khó khăn, hãy thực hiện các bước để tăng quỹ dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp. Ví dụ như, thay vì tái đầu tư lợi nhuận hoặc biến lợi nhuận thành cổ tức chia cho các cổ đông, doanh nghiệp có thể để dành các khoản dư cho những khoảng thời gian khó khăn.

6. Luôn cập nhật các khoản phải thu của doanh nghiệp

 Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, tất cả mọi người đều gặp khó khăn. Điều này có nghĩa là khách hàng của bạn có thể trả các khoản nợ chậm hơn và doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thu lại các khoản nợ. Hãy đánh giá khách hàng và thói quen thanh toán của họ. Nếu doanh nghiệp cần thay đổi các điều khoản thanh toán để vượt qua thời kỳ khó khăn về tài chính, hãy lên lịch đàm phán lại hợp đồng bất cứ khi nào có thể chốt chu kỳ thanh toán hay giảm bớt số tiền chưa thanh toán. 


Luôn cập nhật tình hình các khoản phải thu, cung cấp thêm các cách khác để khách hàng của bạn có thể thanh toán. Doanh nghiệp cũng có thể xem xét dừng hợp tác với những khách hàng không thanh toán đúng hạn và không cho khách hàng vay nếu dòng tiền của doanh nghiệp không thể trụ được.

7. Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu 

Trong những thời gian khó khăn, điều quan trọng là doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định đúng đắn về mặt chiến lược, khi tiền mặt eo hẹp, một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến thất bại lớn. Cho dù khả năng quản lý của lãnh đạo tốt đến đâu, các lãnh đạo của doanh nghiệp vẫn cần phải tham khảo các con số của doanh nghiệp, xem xét xu hướng tài chính của công ty và đánh giá các dự báo trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong hoạt động của công ty.

suy thoái kinh tế

Lời kết 

Doanh nghiệp không thể thay đổi tình hình kinh tế trên toàn quốc nhưng có một điều mà doanh nghiệp chắc chắn có thể quản lý được, đó chính là công việc kinh doanh của chính doanh nghiệp. 
Suy thoái kinh tế có thể mang đến cho doanh nghiệp hàng trăm thách thức và trở ngại cho doanh nghiệp, nhưng nắm bắt được thách thức, hiểu rõ các số liệu của doanh nghiệp, áp dụng những thay đổi thông minh để lãnh đạo công ty với tư duy phát triển có thể giúp doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn này.


Hãy bắt đầu quản lý doanh nghiệp của bạn một cách thông minh trước tình hình suy thoái kinh tế với phần mềm quản trị SlimCRM với các tính năng liên quan đến bốn khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm tính năng liên quan đến tài chính giúp doanh nghiệp tránh được những sai sót và quản lý dòng tiền hiệu quả.


Dùng thử phần mềm quản trị doanh nghiệp SlimCRM tại đây. 


 

SlimCRM - phần mềm quản lý