Tháp nhu cầu maslow: kiến thức tối quan trọng trong kinh doanh, marketing và nhân sự

Thời gian đọc: 20 phút
MarketingBài viết
13/07/20 10:16:26 | Lượt xem: 1030
Tháp nhu cầu maslow

Chắc hẳn nhiều bạn đã biết về tháp nhu cầu Maslow nhưng liệu bạn đã hiểu rõ ứng dụng của nó trong công việc, trong cuộc sống, trong kinh doanh. Tháp nhu cầu Maslow nói về 5 cấp bậc nhu cầu của con người. Ai trong mỗi người thì đều có những nhu cầu này nhưng tùy trong mỗi giai đoạn thì chúng ta sẽ có những nhu cầu cao hơn những nhu cầu khác. Theo dõi bài viết sau cùng SlimCRM để hiểu rõ hơn về tháp nhu cầu mashlow và cách ứng dụng bạn nhé!

Nhu cầu là gì?

Nhu cầu là một trạng thái tâm lý hoặc vật chất của con người mà khi không được đáp ứng sẽ tạo ra sự không thoải mái, không hài lòng hoặc khó chịu. Nhu cầu có thể bao gồm cả các yếu tố cơ bản như thức ăn, nước, và sự an toàn cũng như các yếu tố phức tạp hơn như mối quan hệ xã hội, tự giác, và phát triển cá nhân.

Nhu cầu đóng vai trò quan trọng trong định hình hành vi và quyết định của con người, cũng như trong quản lý và tiếp thị. Hiểu rõ nhu cầu của đối tượng giúp tổ chức và doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp để đáp ứng mong muốn và hài lòng của khách hàng.

Tháp nhu cầu maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình tâm lý đại diện cho những hành vi, tâm lý phổ biến của con người theo mô hình 5 tầng của kim tự tháp, mỗi tầng tượng trưng cho một nhóm nhu cầu cơ bản của con người, bắt đầu từ các nhu cầu đơn giản đến phức tạp hơn. 5 nhu cầu maslow bao gồm:

  • Tầng đầu tiên là tầng sống. Nhu cầu sống này là những nhu cầu để chúng ta có thể đảm bảo cuộc sống của mình. Hiểu một cách đơn giản, muốn tồn tại con người phải có thức ăn. Đó là những nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, nhu cầu đi lại, nhu cầu sinh lý.
  • Tầng thứ 2 là tầng nhu cầu tiền. Hay có khái niệm khác đó là nhu cầu về sự an toàn. Ở đây thì có thể là nhu cầu về an toàn sức khỏe và nhu cầu về an toàn tài chính.
  • Tầng thứ 3 là tầng yêu thương. Đó là nhu cầu yêu thương, nhu cầu mong muốn được nhận được sự yêu thương của gia đình, bạn bè, mong muốn mình được thuộc một đội nhóm nào đấy.
  • Tầng thứ 4 là tầng nhu cầu về cái tôi, nhu cầu được tôn trọng.
  • Tầng thứ 5 là tầng là nhu cầu mong muốn được cống hiến, được cho đi hay còn gọi là tầng sứ mệnh.

Vậy thì chúng ta có 5 tầng của tháp Maslow. Chúng ta sẽ thấy con người sẽ có những quãng khác nhau. Quãng ở 2 tầng dưới: Tầng nhu cầu sống & Tầng nhu cầu tiền, đây là quãng vất vả. Quãng ở 3 tầng trên: Tầng nhu cầu yêu thương, nhu cầu cái tôi và nhu cầu cống hiến là quãng bùng nổ. Tương ứng với bậc thang nhu cầu của maslow thì nó cũng phân cấp ra trong xã hội. Những người cấp thấp thì sẽ thường đặt những câu hỏi và quan tâm nhất đến 2 nhu cầu ở tầng dưới. Còn những người ở cấp trung và cấp cao ở trong xã hội quan tâm đến 3 tầng trên cùng.

Ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow:

  • Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản nhất của con người, bao gồm nhu cầu về thức ăn, nước uống, chỗ ở, quần áo, tình dục,... Khi nhu cầu sinh lý không được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy lo lắng, bất an và có xu hướng tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu này.
  • Nhu cầu an toàn: Đây là nhu cầu được bảo vệ khỏi những nguy hiểm và bất trắc trong cuộc sống, bao gồm nhu cầu về an ninh, an toàn, ổn định,... Khi nhu cầu an toàn không được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy bất an, sợ hãi và có xu hướng tìm kiếm sự bảo vệ từ người khác.
  • Nhu cầu xã hội: Đây là nhu cầu được yêu thương, được chấp nhận và có mối quan hệ thân thiết với những người khác, bao gồm nhu cầu về tình yêu, gia đình, bạn bè,... Khi nhu cầu xã hội không được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng và có xu hướng tìm kiếm sự kết nối với người khác.
  • Nhu cầu được tôn trọng: Đây là nhu cầu được đánh giá cao, được coi trọng và có sự tự trọng, bao gồm nhu cầu về sự thành công, địa vị, danh tiếng,... Khi nhu cầu được tôn trọng không được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm và có xu hướng tìm kiếm sự công nhận từ người khác.
  • Nhu cầu tự thể hiện bản thân: Đây là nhu cầu được phát triển hết tiềm năng của bản thân, đạt được những mục tiêu và ước mơ trong cuộc sống. Khi nhu cầu tự thể hiện bản thân không được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy chán nản, vô nghĩa và có xu hướng tìm kiếm sự thay đổi trong cuộc sống.

Lý thuyết tháp Maslow giúp giải thích động lực và hành vi con người dựa trên các nhu cầu cơ bản của họ, với giả định rằng nhu cầu ở mức thấp hơn phải được đáp ứng trước khi nhu cầu ở mức cao hơn trở nên quan trọng.

Tháp nhu cầu maslow là gì?
Tháp nhu cầu maslow là gì?

    Nguồn gốc tháp maslow

    Tháp Nhu cầu Maslow được đặt tên theo tên của nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow, người đã phát triển lý thuyết này trong cuốn sách "Motivation and Personality" xuất bản lần đầu tiên vào năm 1954. Maslow tiến hành nghiên cứu về nhu cầu và động cơ con người, đặt ra ý tưởng rằng con người có một số nhu cầu cơ bản và những nhu cầu này được hiểu và đáp ứng theo một thứ tự cụ thể.

    Maslow lần đầu tiên trình bày lý thuyết trong một bài báo khoa học năm 1943 có tên "A Theory of Human Motivation" trên tạp chí "Psychological Review". Trong bài báo này, ông mô tả mô hình nhu cầu của con người dưới dạng một tháp, với các tầng thể hiện các loại nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, ông đã chỉ rõ rằng không phải mọi người đều trải qua các cấp độ của tháp này theo cùng một trình tự.

    Thuyết Maslow đã trở thành một trong những lý thuyết quan trọng nhất và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như tâm lý, quản lý, giáo dục và tiếp thị để hiểu về động cơ và hành vi con người. Mặc dù cũng có những ý kiến tranh cãi về tính chính xác và tính ứng dụng của lý thuyết, nhưng tháp Nhu cầu Maslow vẫn là một khung lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu hành vi con người.

    Ví dụ về tháp nhu cầu maslow

    Dưới đây là một ví dụ minh họa về cách tháp Maslow có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày:

    1. Nhu cầu sinh lý: Ví dụ: Một người đang đói và muốn ăn sáng để đáp ứng nhu cầu sinh lý của mình.

    2. Nhu cầu an toàn: Ví dụ: Sau khi đảm bảo nhu cầu sinh lý được đáp ứng, người đó có thể tập trung vào việc tìm kiếm một nơi an toàn để sống hoặc làm việc.

    3. Nhu cầu xã hội: Ví dụ: Người đó, sau khi có nơi ổn định, có thể tìm kiếm mối quan hệ xã hội bằng cách tham gia cộng đồng, gặp gỡ bạn bè hoặc xây dựng gia đình.

    4. Nhu cầu tôn trọng: Ví dụ: Với một công việc ổn định và mối quan hệ xã hội tích cực, người đó có thể đặt nhiều ý chí vào việc xây dựng danh tiếng cá nhân và đòi hỏi sự tôn trọng từ người khác.

    5. Nhu cầu tự thực hiện: Ví dụ: Một khi đã đạt được mọi nhu cầu cơ bản và xã hội, người đó có thể tập trung vào việc phát triển bản thân thông qua việc học hỏi, sáng tạo hoặc theo đuổi sở thích cá nhân.

    Lưu ý rằng không phải lúc nào mọi người cũng theo thứ tự này, và một số người có thể chuyển đổi giữa các cấp độ tùy thuộc vào tình huống cụ thể và giai đoạn cuộc đời. Tháp Nhu cầu Maslow chỉ là một khung lý thuyết và không phản ánh đầy đủ sự phức tạp của tâm lý con người.

    Ứng dụng tháp nhu cầu maslow trong kinh doanh

    Vậy thì những nhóm người này người ta sẽ thường hỏi những câu hỏi gì ở trong cuộc sống của mình?

    • Tầng 1: Tầng nhu cầu sống này người ta thường hay đặt ra những câu hỏi về What?, Where?, When?.

    Ví dụ họ sẽ đặt ra câu hỏi: “Kinh doanh cái gì?”, “Làm cái gì để thành công?”, “Bán cái gì để thành công?”... hay là “Bán ở đâu?”, “Tôi sẽ bán sản phẩm này khi nào?”.... Đấy là những người câu hỏi của người ở tầng What - cái gì?

    • Tầng 2: Tầng nhu cầu sự an toàn, người ta sẽ thường hay hỏi câu hỏi về How?

    Câu hỏi “Làm như thế nào?”: “Làm như thế nào để quản lý tài chính?”, “Làm như thế nào để quản lý nhân sự?”, “Làm như thế nào để tiếp cận khách hàng và tư vấn cho khách hàng?”, “Làm như thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân?”... Đây là các câu hỏi mọi người đang hỏi ở tầng How - như thế nào?

    • Tầng 3: Tầng Yêu thương, người ta thường hỏi câu hỏi Why?

    “Tại sao tôi phải làm điều này?”, “Tại sao tôi phải kinh doanh?”, “Tại sao tôi cần có nhiều khách hàng?”, “Tại sao tôi cần có nhiều đơn hàng?”, “Tại sao tôi cần tăng doanh số gấp 3 lần?”,.... Đây là những câu hỏi ở tầng why - tại sao?. Mình rất khuyến khích mọi người đặt câu hỏi ở tầng này. Thường những nhà lãnh đạo cấp trung thì sẽ hỏi câu hỏi ở tầng này. Bởi khi bạn đã là 1 nhà lãnh đạo thì bạn luôn luôn phải nghiên cứu vấn đề Tại sao mình làm việc này? và từ đó vạch ra phương hướng làm việc và đưa triển khai cho cấp dưới của mình.

    Nếu bạn muốn mình trở thành những nhà lãnh đạo cấp cao hơn thì tư duy của mình phải ở cấp độ cao hơn. Mọi câu hỏi của bạn từ bây giờ phải xuất phát từ Why? không còn hỏi what, where, when nữa.

    • Tầng 4: Tầng nhu cầu về cái tôi, nhu cầu về tôn trọng, người ta ở tầng này sẽ đặt câu hỏi là Who? - Tôi là ai?.
    • Tầng 5: Tầng cống hiến hay còn gọi là Tầng sứ mệnh, người ta sẽ đặt câu hỏi là Who Else?. Người ta nói là cuộc đời của một người quan trọng nhất là đi tìm sứ mệnh của mình. Sứ mệnh là điều bạn khao khát được làm và bạn sẵn sàng làm việc không mệt mỏi vì nó.

    Những nhà lãnh đạo cấp cao họ nằm ở 2 tầng này. Họ mong muốn được cho đi, mong muốn được giúp đỡ người khác, người ta cũng mong muốn nhận được sự tôn trọng của người khác.

    Tôi muốn mọi người xác lập cho mình từ bây giờ bất kỳ 1 việc gì khi mà mọi người làm thì hãy đặt cho mình câu hỏi why trước tiên. Mọi người biết rằng khi mà why đủ lớn thì mọi vấn đề khác được xử lý. Theo nguyên tắc của tháp nhu cầu Maslow thì cứ tầng trên giải quyết được vấn đề của tầng dưới.

    Ví dụ là một người sẽ hỏi là : “Chị ơi! Bây giờ e có thể kinh doanh gì?”, “Bây giờ e bắt đầu kinh doanh như thế nào?”, “Em bán cái gì để ra tiền?”. Bạn này đang đặt câu hỏi ở tầng what, where, when., để giải quyết câu hỏi của bạn này chúng ta phải sử dụng câu hỏi ở tầng cao hơn. Chúng ta sẽ phải hỏi lại là “Thế từ trước đến giờ bạn bán như thế nào?”, ”Từ trước đến giờ bạn sống như thế nào?”... Khi mình hỏi những câu hỏi ở tầng này thì trong đầu họ sẽ trả lời được những câu hỏi ở tầng dưới. Và đặc biệt nếu bạn hỏi tầng why ? là “Tại sao em phải bán hàng?” thì họ sẽ càng có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi what, where, when.

    Cứ tầng trên giải quyết được vấn đề tầng dưới và khuyến nghị rằng một vấn đề người ta đưa ra thì mình sẽ giải quyết nó tối đa là cách 2 tầng. Hạn chế việc bạn hỏi ở tầng cao quá thì tư duy người ta chưa bắt kịp được. Ví dụ người ta hỏi bạn “Em cần bán gì để kiếm tiền?” thì bạn lại hỏi “Sứ mệnh của em là gì?”, “Em muốn mình trở thành ai?” thì họ sẽ chưa hiểu ngay được, họ sẽ nghĩ câu hỏi của bạn vô nghĩa.

    Chốt lại “Luôn bắt đầu bằng why”. Khi bạn trả lời được câu hỏi why thì những câu hỏi  what, where, when, how cũng sẽ đều được giải quyết.

    Ứng dụng tháp nhu cầu maslow trong Marketing

    Thuyết Maslow thường được áp dụng trong lĩnh vực marketing để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả. Dưới đây là cách mà tháp Nhu cầu Maslow có thể được ứng dụng trong lĩnh vực này:

    Nhu cầu sinh lý (Physical Needs)

    • Sản phẩm tiêu dùng: Quảng cáo tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu cơ bản như thức ăn, nước uống, quần áo, vật dụng hàng ngày.
    • Khuyến mãi và giảm giá: Hướng đến việc giảm giá hoặc khuyến mãi để kích thích mua sắm hàng ngày.

    Nhu cầu an toàn (Safety Needs)

    • Bảo mật và bảo hiểm: Tập trung vào các sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp sự an toàn và bảo mật cho khách hàng.
    • Chất lượng và tin cậy: Quảng cáo về độ tin cậy và chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.

    Nhu cầu xã hội (Social Needs)

    • Quảng cáo mối quan hệ xã hội: Sản phẩm được quảng cáo là tạo ra mối quan hệ xã hội, kết nối và tương tác với người khác.
    • Chia sẻ trải nghiệm: Hướng đến việc chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm trên các nền tảng xã hội.

    Nhu cầu tôn trọng (Esteem Needs)

    • Danh tiếng và thương hiệu: Xây dựng chiến lược branding để tạo ra hình ảnh tích cực về thương hiệu, đồng thời tăng cường tự hào của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
    • Phát triển cá nhân: Sản phẩm được quảng cáo như là một phần của sự phát triển cá nhân và thành công cá nhân.

    Nhu cầu tự thực hiện (Self-Actualization Needs)

    • Sản phẩm hỗ trợ phát triển cá nhân: Đưa ra thông điệp là sản phẩm giúp người tiêu dùng đạt được mục tiêu và thực hiện tiềm năng cá nhân.
    • Sáng tạo và đổi mới: Tạo ra chiến lược tiếp thị tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới, khuyến khích khách hàng theo đuổi đam mê và ý tưởng mới.

    Bằng cách hiểu rõ nhu cầu của khách hàng thông qua sơ đồ maslow, các chiến lược marketing có thể được tối ưu hóa để tạo ra ảnh hưởng tích cực và tăng cường tương tác với đối tượng tiêu dùng.

    Tham khảo thêm: Kế Hoạch Marketing Mẫu Cho 7 Lĩnh Vực (Kèm File Excel)

    Ứng dụng tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự

    Tháp Nhu cầu Maslow cũng có thể được ứng dụng trong lĩnh vực quản trị nhân sự để hiểu và đáp ứng nhu cầu của nhân viên. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể khi vận dụng thuyết nhu cầu của maslow trong quản trị nhân sự:

    • Nhu cầu sinh lý: Ứng dụng: Cung cấp môi trường làm việc thoải mái, đảm bảo các nhu cầu về lương, ăn trưa, và các điều kiện làm việc cơ bản.
    • Nhu cầu an toàn: Ứng dụng: Tạo ra chính sách an toàn lao động, đảm bảo môi trường làm việc không đe dọa đến sức khỏe và an ninh của nhân viên.
    • Nhu cầu xã hội: Ứng dụng: Khuyến khích tạo ra môi trường làm việc tích cực, các hoạt động xã hội như sự kiện team-building, và tạo ra cơ hội để nhân viên tương tác và xây dựng mối quan hệ xã hội.
    • Nhu cầu tôn trọng: Ứng dụng: Cung cấp cơ hội thăng tiến, đánh giá công bằng, và công nhận thành tích cá nhân và nhóm.
    • Nhu cầu tự thực hiện: Ứng dụng: Hỗ trợ nhân viên phát triển sự chuyên nghiệp thông qua các khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng làm việc, và tạo ra các cơ hội thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.

    Quản trị nhân sự thông thường sẽ dựa trên việc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của nhân viên, từ đó xây dựng chính sách và chiến lược quản lý nhân sự nhằm tối ưu hóa hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên. Tuy nhiên, quan trọng nhất là nhận ra rằng mỗi nhân viên có nhu cầu và ưu tiên riêng, và không phải tất cả mọi người đều đi qua bậc thang Nhu cầu Maslow theo cùng một cách.

    Xem thêm: Trải nghiệm nhân viên EX là gì? Bí quyết nâng cao trải nghiệm nhân viên

    Tháp nhu cầu Maslow Mở rộng

    Thang Maslow mở rộng là một mô hình tâm lý được phát triển bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow vào năm 1970. Mô hình này bổ sung thêm 3 cấp độ nhu cầu vào tháp nhu cầu Maslow gốc, bao gồm: nhu cầu nhân thức, nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu tâm linh. Như vậy, lý thuyết Maslow mở rộng bao gồm 8 cấp độ nhu cầu, từ thấp đến cao:

    • Nhu cầu sinh lý: Nhu cầu về thức ăn, nước uống, chỗ ở, quần áo, tình dục,...
    • Nhu cầu an toàn: Nhu cầu được bảo vệ khỏi những nguy hiểm và bất trắc trong cuộc sống, bao gồm các nhu cầu về an ninh, an toàn, ổn định,...
    • Nhu cầu xã hội: Nhu cầu được yêu thương, được chấp nhận và có mối quan hệ thân thiết với những người khác, bao gồm các nhu cầu về tình yêu, gia đình, bạn bè,...
    • Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được đánh giá cao, được coi trọng và có sự tự trọng, bao gồm các nhu cầu về sự thành công, địa vị, danh tiếng,...
    • Nhu cầu nhận thức: Nhu cầu về kiến thức, sự hiểu biết và sự phát triển trí tuệ.
    • Nhu cầu về thẩm mỹ: Nhu cầu về cái đẹp, sự hài hòa và trật tự.
    • Nhu cầu tâm linh: Nhu cầu về ý nghĩa, mục đích và sự kết nối với điều gì đó lớn hơn bản thân.

    Tháp Maslow mở rộng được coi là một mô hình tâm lý toàn diện hơn tháp nhu cầu Maslow gốc, vì nó bao gồm nhiều nhu cầu của con người hơn. Mô hình này cũng được coi là phù hợp hơn với thực tế, vì nhu cầu của con người không phải lúc nào cũng theo thứ tự tuyến tính.

    Một số lưu ý khi sử dụng tháp nhu cầu Maslow mở rộng:

    • Tháp nhu cầu Maslow mở rộng không phải là một mô hình hoàn hảo. Mô hình này chỉ dựa trên những quan sát của Maslow về hành vi của con người, và nó không phải lúc nào cũng áp dụng được cho tất cả mọi người.

    • Các nhu cầu của con người không phải lúc nào cũng theo thứ tự tuyến tính. Có những người có thể coi trọng nhu cầu tâm linh hơn nhu cầu được tôn trọng, hoặc coi trọng nhu cầu thẩm mỹ hơn nhu cầu nhận thức.

    • Mỗi người có thể có những nhu cầu khác nhau. Điều quan trọng là phải hiểu nhu cầu cụ thể của từng người để có thể đáp ứng nhu cầu đó một cách hiệu quả.

    Trên đây là toàn bộ thông tin về tháp nhu cầu maslow và cách ứng dụng trong marketing, kinh doanh cũng như quản trị nhân sự. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với công việc của bạn!

    SlimCRM - phần mềm quản lý