9 đòn bẩy công nghệ thúc đẩy du lịch phục hồi hậu Covid

Thời gian đọc: 15 phút
Chuyển đổi sốBài viết
22/11/24 00:53:12 | Lượt xem: 50
đòn bẩy công nghệ phục hồi du lịch

Sự lên ngôi của công nghệ đã chuyển đổi hoạt động kinh doanh du lịch trong ba thập kỷ vừa qua khi mạng internet đã trở nên phổ biến và bao phủ ở khắp mọi nơi, và nhiều nền tảng trực tuyến cung cấp thông tin và đặt dịch vụ cũng như những giải pháp kỹ thuật số khác đang trên đà xuất hiện.

Trước thời kỳ đại dịch, những giải pháp và sáng kiến chuyển đổi số trong hoạt động du lịch chẳng hạn như truy vết tiếp xúc (contact tracing), công nghệ không chạm (contactless technology), bảo hiểm công nghệ (insurtech),... đã được triển khai. Tuy vậy, mặc dù một số giải pháp công nghệ trước đó đã được ứng dụng trong ngành du lịch, đại dịch Covid-19 lại càng nâng tầm quan trọng của những xu hướng công nghệ kể trên trong việc ngăn chặn, cảnh báo và phát hiện các ca lây nhiễm.

đòn bẩy phục hồi du lịch

Bài báo cáo "The hard Reboot: Technology powers mobility" được công bố bởi Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA) với mục đích khám phá một số công nghệ có khả năng mang lại cho ngành du lịch sự phục hồi mạnh mẽ, và được đánh giá là những giải pháp mang tính bền vững đối với nhiều quốc gia. Bài viết sau sẽ đưa ra một số giải pháp được đề cập trong báo cáo và một số đề xuất từ SlimCRM, các doanh nghiệp có thể tham khảo

1. Truy vết tiếp xúc theo thời gian thực

Việc theo dõi các tiếp xúc có thể cho phép những cơ quan thẩm quyền truy vết được lịch sử di chuyển của những bệnh nhân nghi nhiễm trong 14 ngày gần nhất. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Future Marketing Insights (2020) đã cho thấy thị trường truy vết tiếp xúc đã đạt giá trị lên đến 147 triệu USD vào năm 2020, và dự báo gia tăng khoảng 15% CAGR (tỷ lệ tăng trưởng trung bình kép) xuyên suốt năm 2030. Mặc dù mục đích chính của các nền tảng truy vết tiếp xúc là kiểm soát sự lây nhiễm của các đợt bùng phát dịch bệnh, nhưng quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ trẻ em, và sự minh bạch thông tin vẫn là những mối quan tâm hàng đầu của du khách. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mới giành lấy thị phần của món bánh béo bở này. 

2. Công nghệ khử khuẩn 

Bên cạnh việc ngăn chặn sự lây nhiễm thông qua công tác điều tra tiếp xúc, việc khử khuẩn đối với các khu vực và vật dụng cũng rất quan trọng. Hồng Kông và Singapore đang dẫn đầu xu hướng khử khuẩn khi xây dựng nhiều buồng khử khuẩn toàn thân và trang bị các robot có chức năng làm sạch nhằm khử khuẩn tại những khu vực công cộng. 

Waiter wearing protective face mask and gloves while disinfecting tables at outdoor cafe

Những biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm hiệu quả có chi phí thấp bao gồm các tấm chắn bằng kính Plexiglass và các khăn lau khử trùng được trang bị tại quầy lễ tân của khách sạn và tại các khu vực ăn uống trong nhà hàng. Các khách sạn có thể để phòng trống trong một thời gian lâu hơn giữa các đợt dọn dẹp phòng nhằm đảm bảo việc loại bỏ vi khuẩn lây nhiễm. Để thực hiện biện pháp này một cách an toàn, các phòng khách sạn cần được niêm phong trước khi thực hiện việc khử khuẩn.

3. Ứng dụng giải pháp CRM du lịch quản trị doanh nghiệp và khách hàng

Trong bối cảnh các hoạt động du lịch đều bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, đặc biệt sau lần tái bùng phát thứ 4, rất nhiều đơn vị lâm vào tình trạng khủng hoảng, thậm chí dẫn đến phá sản, ngừng kinh doanh. Bên cạnh đó, trong bối cảnh chung đang phục hồi trở lại thì hiện trạng thiếu giảm lượng lớn nhân sự gây cho đơn vị rất nhiều khó khăn, cùng với đó là nhu cầu du lịch đầu năm 2022 và dịp lễ 30/4 -1/5 tăng nhanh đột biến. Đối mặt với tình trạng trên, các giải pháp CRM về du lịch như SlimCRM.vn sẽ là đòn bẩy công nghệ quan trọng, giúp doanh nghiệp du lịch nhanh chóng bắt kịp đà phục hồi và phát triển. Cụ thể:

  • Xây dựng và nuôi dưỡng kho dữ liệu khách hàng du lịch bằng cách Tự động hóa việc gom lead, khách hàng tiềm năng từ nhiều kênh (landing page, website, social, email, ..) tập trung trên một hệ thống quản lý, chia lead cho sales chăm sóc và follow tự động

  • Thúc đẩy doanh thu và giảm thời gian bán hàng cho khách hàng du lịch nhờ các công cụ: Hỗ trợ tạo các báo giá tour, combo đẹp mắt và nhanh chóng, nhân viên sales có thể gửi cho khách hàng xem và phê duyệt ngay qua mobile. Đồng thời theo dõi được khách hàng đã xem báo giá hay chưa để có hành động thúc đẩy
  • Nâng cao hiệu suất công việc khi loại bỏ các tác vụ thủ công, thay vào đó người dùng tốn ít click chuột hơn để thao tác, phần mềm đơn giản, dễ sử dụng. 
  • Cung cấp cho lãnh đạo, quản lý cái nhìn trực quan tình hình kinh doanh thông qua các báo cáo (tỷ lệ chuyển đổi booking, doanh thu theo sản phẩm, doanh thu theo khách hàng) hay đo lương hiệu suất sales

Ngoài ra, SlimCRM cũng cung cấp các tính năng tối ưu giúp doanh nghiệp du lịch quản trị quan hệ khách hàng toàn diện như module công việc, ghi nhận khoản phí, gửi mail khảo sát khách hàng, kho tri thức, trình ký,...Các 

Các đơn vị du lịch có thể đăng ký tư vấn và trải nghiệm công cụ SlimCRM tại:  https://go.slimcrm.vn/dang-ky-trai-nghiem-CRM-du-lich

4. Những giải pháp đảm bảo việc giữ khoảng cách xã hội/đo lường và phân tích đám đông

Một điều cần ghi nhớ khi truy vết đám đông trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là nhiệt độ. Công ty Arvi được thành lập vào năm 2019, có trụ sở tại Ấn Độ, đã phát triển ki-ốt có chức năng đo nhiệt độ không tiếp xúc (contactless thermal scanning kiosks). Bên cạnh việc theo dõi nhiệt độ của đám đông, Công ty Sensory tại thung lũng Silicon đã cung cấp một giải pháp xác định những cá nhân không mang khẩu trang và nhận diện được những người có các triệu chứng như ho và hắt hơi. Thiết bị này có thể được tích hợp trong phần mềm đảm bảo an toàn của mỗi doanh nghiệp du lịch. 

Bên cạnh việc triển khai các thiết bị quét nhiệt độ tại các sân bay và trung tâm vận chuyển để phát hiện các cá nhân có triệu chứng sốt, một yếu tố quan trọng không kém khi đề cập đến đám đông là khoảng cách, đặc biệt trong tình hình tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt trở lại. Do vậy, các sân bay cần lắp đặt các thiết bị cảm biến trực quan (visual sensor) để tối ưu hóa trải nghiệm của hành khách và đảm bảo việc giữ khoảng cách khi giao tiếp. Chẳng hạn như Zensors đã sáng tạo ra một công nghệ chuyển đổi camera an ninh thành những cảm biến có khả năng tự động phân tích không gian để đảm bảo việc giữ khoảng cách giữa các hành khách. 

5. Dịch vụ không chạm tại khách sạn

Việc tận dụng các dịch vụ không chạm sẽ góp phần cải thiện quy trình phòng chống bệnh truyền nhiễm và thu hút mạnh mẽ sự chú ý của du khách trong thời kỳ khủng hoảng dịch bệnh Covid-19. Nắm bắt xu hướng du lịch không chạm, các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú đã cải thiện các dịch vụ bằng việc giảm thiểu các dịch vụ tiếp xúc trực tiếp và tiến hành số hóa thủ tục nhận phòng để giúp du khách tránh tình trạng xếp hàng dài trước quầy lễ tân. Nhà cung cấp dịch vụ cho thuê căn hộ proptech từ Indonesia mang tên Travelio chuyên cung cấp cho khách hàng các giải pháp an toàn và vệ sinh khi du khách có thể đi vào căn hộ bằng khóa thông minh; điều này giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. 

Những khách sạn gần đây cũng sử dụng phần mềm quản lý tài sản bằng những ứng dụng trên thiết bị di động để du khách có thể nhận phòng bằng chìa khóa kỹ thuật số, hay đặt các món ăn và dịch vụ cũng như truy cập vào nhật ký ghi chép danh sách khách đã được khử trùng. Đối với thị trường Trung Quốc, tập đoàn khách sạn Marriott International đã bắt tay hợp với Alibaba Group’s Fliggy lắp đặt các ki-ốt tự phục vụ được tích hợp bởi công nghệ nhận dạng khuôn mặt để khách có thể nhận phòng khi vừa đặt chân đến khách sạn. Cụ thể, khách sẽ cần phải quét danh tính của họ, chụp ảnh và nhập các thông tin liên hệ một cách chi tiết; sau khi xác minh danh tính của khách, thiết bị sẽ cấp thẻ chìa khóa phòng cho khách. Ngoài ra, tập đoàn khách sạn Marriott International còn cấp phép cho 31 khách sạn của mình trong việc cho phép khách nhận phòng, truy cập các chương trình khách hàng thân thiết và các yêu cầu dịch vụ của khách thông qua ứng dụng di động vừa mới ra mắt. 

6. Dịch vụ nhập cảnh sân bay và gửi hành lý không tiếp xúc 

Trong bối cảnh hậu đại dịch, những tiêu chuẩn cao về sức khỏe và sự an toàn sẽ là yếu tố tiên quyết trong ngành du lịch. Do vậy, xu hướng sử dụng công nghệ không chạm được kỳ vọng sẽ gia tăng trong thời gian tới bởi vì việc thực thi các sáng kiến giải pháp có tích hợp công nghệ hiện đại sẽ giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm đáng kể. Các bên liên quan trong ngành hàng không, khách sạn và những ngành khác liên quan đến du lịch cũng đang đẩy mạnh hoạt động du lịch không chạm. 

Với sự nở rộ của du lịch không chạm, công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng sinh trắc học đóng một vai trò then chốt trong việc xác định danh tính và việc đặt dịch vụ của mỗi khách hàng. Theo đó, công nghệ sinh trắc học bao gồm các sản phẩm và dịch vụ có chức năng nhận dạng dấu vân tay, giọng nói, nhận dạng lòng bàn tay & tĩnh mạch... Gần đây, hầu hết các sân bay trên thế giới đều đang sử dụng hệ thống nhận dạng dấu vân tay tự động (automated fingerprint identification system - AFIS) - một công nghệ nhận dạng sinh trắc học đã lỗi thời khi sử dụng sự tiếp xúc trực tiếp để nhận dạng hành khách. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của các biến chủng siêu lây nhiễm, ngày càng có nhiều sân bay ưa chuộng một hệ thống nhận dạng thay thế để hỗ trợ cho việc nhận dạng hành khách không chạm (contactless identifications). Một trong những giải pháp tích hợp công nghệ là Hanwang Technology, được phát triển bởi một Công ty cung cấp giải pháp nhận dạng khuôn mặt có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc), có thể nhận dạng một cá nhân thậm chí người đó đang mang khẩu trang. Một giải pháp khác của việc nhận và trả hành lý an toàn và không cần tiếp xúc là DUBZ, một công ty khởi nghiệp được thành lập vào năm 2016 và có trụ sở tại Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, đã phát triển dịch vụ check-in tại nhà đi kèm với chức năng cung cấp dịch vụ khử trùng hành lý. 

7. Công nghệ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm du lịch 

Ngày càng có nhiều khách hàng nhận thấy những lợi ích của công nghệ chăm sóc sức khỏe, và nhu cầu sử dụng các công cụ liên kết với các cơ sở y tế từ xa dự kiến sẽ gia tăng trong thời gian tới. Air Doctor có trụ sở tại Israel mang đến cho du khách giải pháp tối ưu trong việc tìm kiếm những bác sĩ tại địa phương và đặt lịch khám chữa bệnh trong khi đang du lịch ở nước ngoài. Một ứng dụng di động khác là NCOVI được xây dựng tại Việt Nam cho phép người dân khai báo y tế trực tuyến để theo dõi diễn biến về tình trạng sức khỏe của công chúng.

8. Ứng dụng sự linh động đối với du lịch cá nhân hóa

Xu hướng du lịch cá nhân hóa gắn với công nghệ sẽ mang một ý nghĩa mới trong thời đại ngày nay. Gần đây, Journera, một công ty khởi nghiệp chuyên tạo ra các trải nghiệm liền mạch cho du khách đã đạt doanh thu lên đến 11,6 triệu USD. Theo đó, Journera chuyên cung cấp giải pháp mang tính liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ phòng khách sạn với các dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không và đường bộ nhằm nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa cho du khách. Khi du khách đối mặt với sự gián đoạn của các chuyến bay, trang đặt dịch vụ Journera sẽ tự động hỗ trợ họ đặt lại các dịch vụ tại điểm đến, đồng thời thông báo cho các nhà quản lý khách sạn chuẩn bị phòng trước khi khách đến, đặc biệt cung cấp dịch vụ vận chuyển hành lý của khách đến thẳng phòng khách sạn, vì vậy du khách không phải mất thời gian chờ đợi hành lý tại băng chuyền ở sân bay. 

9. Áp dụng giải pháp công nghệ tài chính (fintech) trong hoạt động kinh doanh du lịch

Thuộc xu hướng du lịch không tiếp xúc, việc thanh toán không chạm đang được nhiều du khách quan tâm khi trải nghiệm các dịch vụ tại điểm đến. Trong một khảo sát với sự tham gia của hơn 1260 khách du lịch được thực hiện bởi BCD Travel - Công ty Quản lý doanh nghiệp du lịch toàn cầu, kết quả đã cho thấy có đến 67% du khách đánh giá hệ thống thanh toán không chạm là rất quan trọng. Sự ưa chuộng các phương thức thanh toán không chạm của du khách sẽ tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh du lịch chấp nhận ví di động (mobile wallet) hoặc mong muốn nâng cao trải nghiệm mua sắm dựa trên nền tảng thiết bị di động tại các sân bay. 

Nguồn: Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA)

SlimCRM - phần mềm quản lý