Mckinsey: 6 chiến lược kích hoạt phục hồi doanh nghiệp Du lịch năm 2023

Thời gian đọc: 15 phút
Quản trịBài viết
21/11/24 16:08:14 | Lượt xem: 373
Chiến lược phục hồi doanh nghiệp du lịch

Ngày 15/3 vừa qua, Du lịch Việt Nam chính thức mở cửa và nhiều đường bay quốc tế được khôi phục trở lại, kết thúc thời gian hai năm gần như đóng băng hoàn toàn do ảnh hưởng bởi Covid-19. Trong quá trình các doanh nghiệp lữ hành xây dựng định hướng phục hồi, cần giải quyết những rủi ro và quan ngại liên quan đến COVID-19, cũng như những bất cập và xu thế vốn đã tồn tại từ trước khi khủng hoảng xảy ra. Dưới đây là 6 chiến lược phục hồi du lịch các doanh nghiệp có thể ứng dụng để đẩy nhanh quá trình, bắt đà tăng trưởng trở lại:

1. Cân nhắc mô hình giá mới để phục hồi nhu cầu 

Kích thích nhu cầu và đẩy mạnh số lượng bằng các biện pháp giảm giá và trước bán hàng là những chiến thuật quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, đặc biệt là đối với những công ty cung cấp dịch vụ hạng sang do vẫn chưa thể sớm khai thác nhu cầu khách quốc tế. Tuy nhiên, khủng hoảng cũng đã buộc các công ty du lịch phải dẹp kịch bản bán hàng truyền thống sang một bên. Những công cụ như lịch sử đặt chỗ hay xu hướng đặt chỗ vốn thường được khai thác làm tham chiếu để tối ưu hóa giá và quản lý doanh thu thì nay có thể không còn nhiều ý nghĩa nữa. Trong bối cảnh nhu cầu cạn kiệt này thì giảm giá là một con dao hai lưỡi, vừa cần thiết nhưng cũng vừa nguy hiểm. Doanh nghiệp cũng có thể tìm cách bán sản phẩm theo gói - để có cơ hội bán chéo và bán thêm, đồng thời đa dạng hóa nguồn doanh thu, củng cố sản phẩm cao cấp và khả năng thu được mức giá cao hơn.

Ví dụ: Các khách sạn 5 sao tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể bán gói “staycation” cho gia đình, kèm theo phòng nghỉ cao cấp là dịch vụ xe sang đưa đón và giảm giá dịch vụ ăn uống. Các công ty du lịch và khách sạn có thể phối hợp với nhau để cung cấp trọn gói dịch vụ từ vé máy bay, vé tàu, xe limousine hoặc xe bus, đến phòng nghỉ. Ngoài ra cũng có thể khai thác những nhu cầu du lịch đắt tiền đang bùng nổ như du thuyền hay “farm stay”

Mô hình StayCation trong khu rừng xanh mát giữa lòng Sài Gòn (Ảnh: Trải nghiệm sống)

Một khi nhu cầu và độ tin tưởng gia tăng, các công ty du lịch tự nhiên sẽ có xu hướng chuyển trở về mô hình giá linh hoạt hơn dựa trên những tiêu chí như công suất buồng phòng khách sạn hay số lượng hành khách trên những chuyến bay quốc nội, và cách thức tăng trưởng để đạt được mức trước đại dịch.

2. Lúc này là thời điểm để áp dụng công nghệ số

Ngay cả trước khi đại dịch xuất hiện, người tiêu dùng đã sử dụng kênh số ngày càng nhiều để đặt chỗ du lịch. Năm 2018, đặt chỗ trực tuyến đã chiếm đến 19% tổng số tour và quy mô thị trường. Đại dịch nổ ra đã khiến việc sử dụng thiết bị di động và công cụ số càng trở nên thiết yếu. Hợp tác chiến lược, ví dụ các công ty đại lý lữ hành trực tuyến cung cấp dịch vụ đặt vé qua tin nhắn hoặc các nền tảng mạng xã hội, cũng là một cơ hội giúp tăng khả năng thâm nhập thị trường. 

Đồng thời, các công ty lữ hành cần củng cố các “điểm chạm” và trải nghiệm trực tuyến để tăng cường trải nghiệm khách hàng như việc rút ngắn thời gian báo giá dịch vụ cho khách hàng, hỗ trợ các yêu cầu tư vấn khách nhanh chóng hay quá trình theo dõi hóa đơn công nợ của các nhà cung cấp du lịch,v.v.. 

SlimCRM.vn - giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch mạnh mẽ trong việc tạo và gửi link báo giá nhanh, đẹp mắt ngay trên mobile thúc đẩy quá trình ra quyết định và chốt khách nhanh chóng. Bên cạnh đó, đây cũng là hệ thống CRM hiện đại,  giúp doanh nghiệp du lịch quản trị tổng thể cả 4 khía cạnh trong doanh nghiệp từ Khách hàng, Tài chính, Quy trình và Nhân sự. Các doanh nghiệp có thể trải nghiệm giải pháp ngay tại: https://slimcrm.vn/dangky.html

Các số liệu quản trị quan trọng đều được thể hiện trực quan trên trang chủ SlimCRM

Hoặc trên trang web chính thức của Tổng cục Du lịch đã có tour ảo đến những điểm du lịch phổ biến nhất cả nước, và một số hướng dẫn viên du lịch cũng đã tổ chức dẫn tour trực tuyến theo thời gian thực cho du khách quốc tế. Ở trong nước, một chương trình truyền hình thực tế cùng tên cũng đã tổ chức cuộc thi ảnh trực tuyến hàng tuần để tăng lượng người xem.

Không chỉ có vậy, doanh nghiệp cũng có thể tính đến chuyện áp dụng công cụ số vào những điểm mới trên hành trình của khách hàng. Cần nhìn nhận rằng những yếu tố thúc đẩy sự gắn bó của khách hàng đã thay đổi; trong bối cảnh mọi thứ đều không chắc chắn thì du khách sẽ ưu tiên chọn khách sạn cho phép hủy chuyến hơn là khách sạn có thương hiệu hay giá thành tốt hơn. Trong trường hợp đó, có thể cho phép khách hàng tự lên lịch trình bằng cách sử dụng các công cụ số liên kết với nhau và hỗ trợ khả năng sửa hoặc hủy kế hoạch. Những giải pháp và chính sách cho phép khách hàng có sự lựa chọn và kiểm soát lịch trình của mình sẽ giúp xây dựng niềm tin và sự tin tưởng về lâu dài – vốn là điều kiện cần thiết để sớm kéo du khách trở lại

3. Chú trọng du khách trong nước

Có thể vực dậy nhu cầu trong nước bằng cách tập trung vào những điểm đến đang thịnh hành và phối hợp cùng chính quyền địa phương, công ty lữ hành trực tuyến, điểm du lịch, khách sạn và hãng hàng không. Các hoạt động du lịch ngoài trời để du khách có thể tận hưởng ánh nắng, bãi biển, núi non và thiên nhiên là những lựa chọn hàng đầu cho du khách Việt Nam sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ với lượng khách tấp nập tại các sân bay tại hai trung tâm du lịch lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Để khai thác triệt để hơn cơ hội du lịch trong nước, các công ty du lịch cần chú trọng đến những sản phẩm dịch vụ phù hợp khả năng chi trả của khách, đồng thời duy trì các sản phẩm và trải nghiệm chất lượng cao. 

4. Tạo dựng nền tảng cho nhu cầu của du khách nước ngoài đến Việt Nam

Để khai thác nhu cầu du lịch ra nước ngoài, các công ty lữ hành cần theo dõi tình hình triển khai bong bóng du lịch. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với Việt Nam, do phần lớn du khách nước ngoài đến từ các khu vực  lân cận có quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ và có tỷ lệ lây nhiễm tương đối thấp. Trong bài phân tích "Đổi mới ngành du lịch: Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi như thế nào" của Mckinsey, một phân tích cho thấy các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan có thể giúp chi tiêu của du khách nước ngoài tăng trưởng đạt tối thiểu mức CAGR của giai đoạn 2020-2025.

Chi tiêu của du khách nước ngoài tăng trưởng đạt tối thiểu mức CAGR của giai đoạn 2020-2025. (Ảnh: Mckinsey.com)

Trong bối cảnh đó, các công ty lữ hành sẽ cần phải linh hoạt và nhanh nhạy để có thể sớm nắm bắt được nhu cầu du lịch quốc tế, và có sự chuẩn bị để đáp ứng những quy định nghiêm ngặt của cả Việt Nam và điểm đến về y tế và an toàn. Vì lí do đó, trông đợi vào chính sách bong bóng du lịch không phải là một chiến lược khôn ngoan trong ngắn hạn và nhu cầu du lịch nước ngoài sẽ khó có thể quay trở về mức của năm 2019 trước năm 2025.

5. Bổ sung những trải nghiệm mới cho du khách, không chỉ dừng lại ở cơ sở lưu trú, và ‘phân bố lại’ đầu tư cho du lịch hướng tới những điểm đến đa dạng, phi truyền thống

Trên toàn thế giới, du khách đang cá nhân hóa những chuyến đi của mình bằng việc thám hiểm điểm đến. Chi tiêu trong ngành du lịch đang dần chuyển trọng tâm từ chi tiêu cho lưu trú sang chi tiêu cho hoạt động, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, ngân sách dành cho lưu trú của du khách trong nước đã giảm dần trong vài năm trở lại đây, từ 23% năm 2011 xuống còn xấp xỉ 15% năm 2019. Thay vì chi cho phòng nghỉ hạng sang, du khách đang dành tiền cho những trải nghiệm. Nhiều du khách còn đặt chỗ cho các hoạt động trước cả khi lên đường. Điều đó cho thấy trải nghiệm tại điểm đến có ảnh hưởng lớn hơn đối với quyết định của du khách. Nhiều hoạt động mạo hiểm như khám phá hang động, đi bộ vùng cao, nghỉ dưỡng trên những trên đảo tách biệt, thể thao dưới nước, và hội chợ ẩm thực đã trở thành những lý do đầu tiên thu hút du khách đến với một điểm du lịch.

Thời gian gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiện hình thức phát triển tổng thể trải nghiệm đặc sắc thay vì chỉ xây dựng hạ tầng, như việc Thành phố Hồ Chí Minh phát triển “kinh tế ban đêm,” và tỉnh Bình Dương triển khai các hoạt động marketing đa dạng nhằm quảng bá cho lễ hội của mình. Tổng cục Du lịch cũng đóng góp vào nỗ lực này, như việc phát triển hình thức “farm stay” thành nền tảng cho những trải nghiệm mang tính bản địa.

Mô hình Farmstay thu hút khách tại tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Farmstay Chày Lập)

Nhiều khu vực cũng đang quảng bá cho những trải nghiệm đặc sắc của địa phương, như Đà Lạt với các điểm hoạt động đi bộ dã ngoại và cắm trại, Mũi Né với hệ thống sân golf và thể thao dưới nước, Ninh Bình và Phong Nha – Kẻ Bàng với những hoạt động hòa mình vào thiên nhiên. Công ty du lịch nội địa thường đi sau các ông lớn về mặt nguồn lực nhưng lại linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh hoạt động hướng tới những đối tượng cụ thể, có thể thông qua đối tác online kết nối trực tiếp với khách hàng để cung cấp những loại hình này. Các ông lớn như Tripadvisor hay các trang quen thuộc hơn như Traveloka hay Triip.me cũng đang xây dựng nền tảng dành riêng cho “trải nghiệm” nhằm kích thích người dùng, cung cấp hàng loạt những lựa chọn mạo hiểm hấp dẫn để họ có thể lựa chọn cho mình chuyến du lịch phù hợp nhất. Các công ty du lịch có thể thay đổi phương thức hoạt động từ xây dựng resort hạng sang và bán vé tham quan sang thiết kế những hoạt động độc đáo và khai thác những trang nền tảng này cho xu thế du lịch – trải nghiệm.

6. Xác định lại vai trò của nhà nước trong hoạt động du lịch

Tại hầu hết các nước, công cuộc đổi mới ngành du lịch cần có sự tham gia của chuyên gia trong ngành phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp và nhà nước. Với các cơ quan quản lý ngành du lịch, đây sẽ là cơ hội hấp dẫn để đổi mới vai trò của mình trong quá trình phục hồi và sau đó nữa.

Đầu tiên là thúc đẩy nhu cầu trong nước để bù đắp cho thu nhập bị mất từ du khách quốc tế, và sau đó là quảng bá hình ảnh của Việt Nam – một quốc gia kiểm soát đại dịch hiệu quả. Để làm được điều đó, cần thực hiện ba điều sau:

  • Thứ nhất, cơ quan nhà nước và hiệp hội ngành cần bảo đảm cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính phủ có thể thử nghiệm nhiều phương án vốn bền vững như tập hợp doanh thu khách sạn để một số nhỏ khách sạn có công suất buồng phòng cao hơn có thể chia sẻ doanh thu với nhau. Phương án này có thể giúp khách sạn tối ưu hóa chi phí khả biến và chính phủ ít phải đưa ra các chương trình kích cầu hơn.
  • Trong trung hạn, Chính phủ cần hậu thuẫn cho các chương trình chuyển đổi công nghệ số và phân tích dữ liệu nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chiếm đến hơn 50% số lượng các nhà cung cấp dịch vụ lữ hành trong năm 2018. Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch trực tuyến có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì năng lực cạnh tranh. Nhà nước có thể đóng vai trò kết nối nhà cung cấp với nhà phân phối và đơn vị trung gian để tạo ra các gói sản phẩm hấp dẫn cho từng phân khúc du khách, và sau đó dựa trên những tương tác với du khách để phân tích, đưa ra những kiến thức quan trọng cho các bên trung gian. Điều này giúp các trang cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình bằng những trải nghiệm mới, chưa từng xuất hiện ở đâu khác. Mạng phân tích du lịch Singapore (STAN) và Sàn giao dịch du lịch Australia (TXA) là những ví dụ cho cơ chế hoạt động này trên quy mô lớn. 
  • Cuối cùng, Việt Nam có cơ hội thực tế trong việc thúc đẩy thị trường du lịch mạo hiểm của mình. Chính phủ và các hiệp hội ngành có thể tận dụng đà tăng trưởng chung của cả nước và sự phục hồi của giao thương quốc tế để thúc đẩy nhu cầu. Phân tích của Mckinsey cho thấy trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, du lịch mạo hiểm vẫn đang là một trong những xu hướng được du khách tìm kiếm nhiều nhất, và Việt Nam hoàn toàn có vị thế thuận lợi để khai thác xu hướng này. Tương tự, vốn đầu tư dự kiến sẽ chuyển hướng từ những dự án phát triển đồ sộ như Phú Quốc hay Nha Trang sang những dự án và đô thị cỡ nhỏ và trung bình có những sản phẩm đặc biệt như du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh, và thậm chí là cả du lịch nông nghiệp.

Các công ty lữ hành của Việt Nam có thể tìm cách đẩy nhanh tốc độ phục hồi của ngành bằng cách tận dụng cơ hội tăng trưởng trong nước trong quá trình dần gây dựng lại niềm tin của du khách quốc tế. 6 biện pháp Mckinsey đưa ra sẽ giúp định hướng phù hợp cho các đối tượng tham gia vào ngành du lịch Việt Nam và giúp họ phát triển trong nền kinh tế du lịch của tương lai.

SlimCRM - phần mềm quản lý