3 giai đoạn trong và sau đại dịch Covid 19 doanh nghiệp phải trải qua

Thời gian đọc: 9 phút
Quản trịBài viết
20/04/24 11:24:19 | Lượt xem: 25

Sự lây lan rộng rãi của COVID-19 và những bất ổn về kinh tế đã mang đến nhiều thách thức cho xã hội. Bên cạnh những tác động tới con người, COVID-19 đã và đang nhanh chóng gây ra những gián đoạn trong kinh doanh và tiêu dùng không chỉ ở riêng các khu vực bị ảnh hưởng.

Với các rủi ro như tấn công mạng bảo mật thông tin, bảo mật dữ liệu, rủi ro về khả năng phục hồi của các nhà cung cấp dịch vụ chính, chậm tiến độ dự án, giảm khả năng duy trì mức độ cung cấp dịch vụ chính, các doanh nghiệp buộc phải vận hành tốt hoạt động kinh doanh và có những chiến lược đúng đắn.

Các doanh nghiệp thường phải trả qua 3 giai đoạn trong và sau đại dịch Covid 19. Vậy chúng là gì?

Giai đoạn Phản ứng xảy ra khi xã hội phải Lockdown

Đợt giãn cách xã hội đầu tiên được xảy ra khi chính phủ đóng cửa toàn quốc hoặc một vùng, nhằm mục đích giảm tỷ lệ lây nhiễm bằng cách hạn chế các tương tác vật lý giữa người và người. Nền kinh tế và các hoạt động xã hội ít nhiều sẽ bị đình trệ. Tại thời điểm này, doanh nghiệp bước vào giai đoạn Phản ứng. Các nhà lãnh đạo phải đánh giá các tác động tức thời của việc ngừng hoạt động đối với doanh nghiệp và phản hồi bằng các quyết định ngắn hạn về mô hình kinh doanh hoạt động. Đối với hầu hết các nhà lãnh đạo, giai đoạn này thường có hai dạng chính:

  • Các tác động tiêu cực ngay lập tức đến doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải ngừng hoạt động hoặc đưa ra các thay đổi mạnh (được hiển thị bằng đường màu cam ở một phần ba trong hình). Ví dụ, nhiều hãng hàng không đã giảm 80% số chuyến bay và giảm đáng kể số lượng nhân viên.
  • Tác động tích cực ngay lập tức đến doanh nghiệp khi nhu cầu về dịch vụ /sản phẩm tăng lên nhanh chóng (được hiển thị bằng đường màu xanh ở một phần ba đầu hình). Ví dụ: các dịch vụ giao hàng trực tuyến đã chứng kiến nhu cầu tăng theo cấp số nhân, đến mức họ phải hạn chế khả năng sử dụng dịch vụ của khách hàng (Amazon hạn chế các đơn đặt hàng không cần thiết)

đại dịch

Chuyển sang giai đoạn Phục hồi khi xã hội mở cửa trở lại

Sau một thời gian giãn cách xã hội, áp lực từ phía cộng đồng và nhu cầu khởi động lại nền kinh tế đã thúc đẩy chính phủ mở cửa trở lại thị trường và các khu vực công cộng. Khi mở cửa trở lại, các doanh nghiệp chuyển sang giai đoạn Phục hồi (được trình bày ở giữa Hình 1). Giai đoạn này không phải là việc "hoạt động trở lại như bình thường." Các nhà lãnh đạo nên chú ý tới các yếu tố sau, vì chúng sẽ cản trở giai đoạn Phục Hồi:

  • Việc mở cửa lại xã hội sẽ không xảy ra chỉ qua một lần duy nhất: Nó có thể xảy ra với cách tiếp cận theo từng giai đoạn tùy theo lĩnh vực, khu vực trong nhiều tháng. Ví dụ: sẽ có một vài phân ngành được ưu tiên trở lại hoạt động sớm hơn. Các dịch vụ gần thiết yếu như làm đẹp, chăm sóc bản thân và các dịch vụ xã hội có thể được mở trở lại đầu tiên. Nhưng sẽ mất một khoảng thời gian dài hơn trước khi các phân ngành không cần thiết (chẳng hạn như các sự kiện và địa điểm thể thao) mở cửa trở lại
  • Việc mở cửa lại các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể kéo dài: Khi xã hội mở cửa trở lại, ngay cả ở cấp ngành và cấp doanh nghiệp, việc này có thể kéo dài. Thông thường, việc mở cửa trở lại sẽ đi kèm với các biện pháp phòng ngừa Covid (như số lượng khách hàng tối đa trong một cửa hàng hoặc số lượng người tối đa ở một khu vực). Các biện pháp này sau đó sẽ dần được nới lỏng khi xã hội ngày càng phát triển - đòi hỏi cơ quan và các nhà lãnh đạo lên kế hoạch cho việc mở dần các doanh nghiệp.
  • Có thể có một đợt giãn cách xã hội khác ngay sau khi mở cửa. Nếu COVID-19 bắt đầu lây lan trở lại, điều này dẫn đến một kịch bản nhiều đợt giãn cách xã hội sẽ xảy ra liên tục, khiến địa phương và các ngành mắc kẹt giữa đóng và mở cửa lại . Mặc dù việc mở cửa, trở lại bình thường vẫn là mục tiêu dài hạn, tại bất kỳ thời điểm nào, đại dịch có thể gia tăng và đòi hỏi một đợt giãn cách mới. Với các nhà lãnh đạo, điều này có nghĩa là họ không được thực hiện bất kỳ thay đổi tích cực nào như đã định. Ngược lại, họ phải luôn cảnh giác trong suốt đại dịch và sẵn sàng ứng phó nhanh chóng dứt khoát khi thấy dấu hiệu của một đợt giãn cách mới.
  • Giai đoạn Phục hồi sẽ trở nên hỗn loạn như trong thời kỳ giãn cách xã hội. Khi chợ và các khu vực công cộng mở cửa trở lại, việc mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu khách hàng đang bị dồn nén có thể gây áp lực lên chuỗi cung ứng và ảnh hướng tới các hoạt động trực tiếp với khách hàng.
  • Giai đoạn Phục hồi có thể thách thức các doanh nghiệp cả về mặt hoạt động và tài chính. Việc phục hồi sẽ không phải là một giai đoạn đồng nhất, mà nó sẽ gần như bị định hình bởi các thay đổi về quy định nhanh và liên tục. Về hoạt động, doanh nghiệp có thể xác định bằng cách đặt câu hỏi “Làm thế nào để chúng ta tuân thủ các quy định và vẫn cung cấp dịch vụ khách hàng? ”. Về mặt tài chính, doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi, “Chúng ta có thể vận hành một doanh nghiệp có lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn theo quy định hiện hành - hay tốt hơn là chúng ta hoãn việc hoạt động trở lại?”
  • Giai đoạn Phục hồi sẽ bị chững lại trong bối cảnh tình hình tài chính và thương mại bị thay đổi liên tục. Các khoản trợ cấp của chính phủ, hoạt động mua bán và sáp nhập, tái cơ cấu tài chính và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch sẽ khiến khó có thể dự đoán các doanh nghiệp sẽ hoạt động như thế nào và mức độ cạnh tranh sẽ ra sao. Ví dụ, nhiều quốc gia có khả năng sẽ khuyến khích các chiến dịch "mua đồ tiêu dùng địa phương" để thúc đẩy người dân chi tiêu ở phạm vi trong nước. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp cao cùng tác động tiêu cực của Covid-19 sẽ khiến việc chi tiêu của người dân giảm mạnh ở phạm vi toàn cầu. Do đó, các nhà lãnh đạo nên chuẩn bị cho giai đoạn Phục hồi một cách kỹ lưỡng như giai đoạn Phản ứng (nếu không muốn nói là hơn).

Khi môi trường ổn định hơn, doanh nghiệp chuyển sang Giai đoạn Tái cấu trúc

Khi môi trường ổn định hơn, các doanh nghiệp sẽ thấy xã hội dần trở lại bình thường. Việc lập kế hoạch cho tương lai doanh nghiệp cũng trở nên quan trọng hơn. Quan hệ thương mại quốc tế được nối lại và chính phủ cũng thiết lập các mô hình thương mại toàn cầu mới. Các gói hỗ trợ doanh nghiệp cũng bị loại bỏ dần. Đây là lúc doanh nghiệp có thể đẩy nhanh kế hoạch đổi mới. Về lâu dài, các nhà lãnh đạo có thể đề xuất lập kế hoạch chiến lược do các yếu tố sau:

  • Bối cảnh cạnh tranh sẽ ít hỗn loạn, minh bạch hơn và ít bị chi phối bởi các lực lượng phi kinh tế như chính trị và xã hội
  • Đường cung và đường cầu sẽ ít dao động hơn so với hai giai đoạn trước
  • Sẽ dễ dàng hơn để nhận ra rằng cách khách hàng, nhân viên và đối tác muốn năng lực kỹ thuật số (digital capabilities) vào các tương tác và hoạt động của họ.

Tổng kết

Bài viết trên đã cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về các giai đoạn trong và sau đại dịch Covid 19 mà doanh nghiệp phải đi qua.

Bạn đọc muốn tiếp tục tìm hiểu về chủ đề: "Gartner đưa ra 5 hướng đi cho doanh nghiệp sau đại dịch" có thể truy cập tại đây

SlimCRM - phần mềm quản lý