Cách Deal Lương Hiệu Quả Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm

Thời gian đọc: 13 phút
MarketingBài viết
19/04/24 07:40:10 | Lượt xem: 358
Deal Lương

Deal lương là một trong những khó khăn lớn của nhân sự khi đi xin việc bởi vấn đề này khá “nhạy cảm”, ứng viên không biết phải đưa ra con số như thế nào cho phù hợp. Vậy làm thế nào để khéo léo deal lương phù hợp với năng lực bản thân mà nhà tuyển dụng vẫn vui vẻ đồng ý? Sau đây là một vài tips deal lương đơn giản bằng thủ thuật Marketing - Sale mà tôi đúc rút ra được sau vài năm kinh nghiệm.

Deal Lương là gi?
Deal Lương là gi?

Deal lương là gì?

 

Deal lương là quá trình đàm phán, thỏa thuận mức lương bổng giữa ứng viên và nhà tuyển dụng thông qua buổi phỏng vấn. Deal lương thỏa đáng sẽ giúp ứng viên nhận được mức thu nhập xứng đáng với năng lực và vị trí công việc.

Cách deal lương hiệu quả với 4 bước đơn giản

Sau đây là một số cách deal lương sau khi nhận offer bạn có thể tham khảo:

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên trong Marketing và cũng là bước đầu tiên của quy trình “đàm phán lương” theo quan điểm của tôi. Nếu như nghiên cứu thị trường trong Marketing là nghiên cứu sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu thì trong quá trình “deal lương”, chúng ta cần phải nghiên cứu thị trường việc làm, mức lương trung bình của các doanh nghiệp, đối thủ, công ty mình ứng tuyển và quan trọng nhất là phải hiểu bản thân mình là ai? Điểm mạnh và điểm yếu của mình? Mình đáp ứng được yêu cầu công việc như thế nào?.

Nếu như các Marketers luôn phải thấu hiểu sản phẩm của mình để đưa ra chiến lược Marketing phù hợp thì ứng viên khi “deal lương” cũng phải hiểu năng lực và khả năng của bản thân để đưa ra mức lương hợp lý, làm cho nhà tuyển dụng vui vẻ đồng ý với offer đó.

Quá trình này yêu cầu khá nhiều thời gian và đòi hỏi các bác phải tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau tuy nhiên nếu làm tốt phần này thì đây sẽ là bước đệm vững chắc cho các bác thực hiện các bước sau vô cùng dễ dàng.

Đưa ra chiến lược

Sau khi đã nghiên cứu thị trường xong thì bước tiếp theo là chúng ta sẽ phải lên chiến lược “deal lương”. Bước này tương tự như bước lên ma trận content và kịch bản chốt sale trong Marketing - Sales bởi trong bước này chúng ta cần phải xác định đúng thời điểm deal lương hợp lý trong buổi phỏng vấn và chuẩn bị câu trả lời cho các tình huống có thể xảy ra. Một chiến lược càng đầy đủ chi tiết thì sẽ càng giúp các bác thành công trong quá trình deal.

Theo kinh nghiệm deal lương của tôi thì bước này vừa khó vừa dễ. Nói khó bởi vì để lên được các tình huống khá phức tạp, mất thời gian và phải tìm tòi, học hỏi từ nhiều người nếu chưa có đủ kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu thực hiện bước nghiên cứu đầu tiên kỹ càng, chuẩn chỉnh thì bước này lại vô cùng dễ dàng, bởi khi đã hiểu bản thân và “nắm thóp” được insights của các nhà tuyển dụng thì việc deal lương không còn khó khăn.

Một lưu ý quan trọng trong quá trình này là khi được hỏi về lý do tại sao lại offer mức lương như vậy, chúng ta không nên nói về những gì mình có mà nên nói về những gì mình có thể đóng góp cho doanh nghiệp của họ. Điều này tương tự như trong Marketing - Sale vậy, để bán được hàng thì không phải đưa ra tính năng mà phải đưa ra lợi ích của sản phẩm.

Luyện tập

Có nghiên cứu, có chiến lược tốt nhưng không áp dụng được để deal lương thì tất cả cũng là vô nghĩa. Bởi vậy, sau khi đã lên được chiến lược hoàn chỉnh rồi, chúng ta nên tự luyện tập trả lời các tình huống mà mình đã chuẩn bị. Bước này tương tự như bước luyện tập “phản xạ chốt sale” trong Marketing - Sale, chúng ta phải luyện tập làm sao cho thật trôi chảy và tự tin nhất có thể.

Lưu ý rằng bước này không phải là bước học thuộc để khi vào phỏng vấn thật cũng sẽ trả lời một cách rập khuôn mà đây là bước để rèn luyện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng “đối phó” với các câu hỏi “oái oăm” của nhà tuyển dụng. Khi đi phỏng vấn thì các bác có thể linh hoạt trả lời các câu hỏi nhưng luôn phải giữ cho mình sự tự tin và thái độ cầu tiến, như vậy thì tỉ lệ thành công sẽ rất cao.

Và đó là các bước deal lương đơn giản áp dụng thủ thuật Marketing - Sale mà tôi đã rút ra được sau khi trải qua gần trăm cuộc phỏng vấn và đã thành công. Tuy nhiên, để áp dụng một cách hiệu quả thì điều quan trọng và tiên quyết chính là phải tự nâng cao năng lực của mình bởi các nhà tuyển dụng sẽ không tiếc tiền lương cho một nhân sự giỏi.

Những yếu tố cần cân nhắc khi Deal Lương

Trong quá trình deal lương, ứng viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể đưa ra mức lương mong muốn và thuyết phục nhà tuyển dụng đồng ý. Một số yếu tố cần cân nhắc khi deal lương bao gồm:

  • Năng lực và kinh nghiệm của bản thân: Ứng viên cần xác định rõ năng lực và kinh nghiệm của bản thân để đưa ra mức lương phù hợp.
  • Mức lương trung bình cho vị trí tương tự: Ứng viên có thể tìm hiểu mức lương trung bình cho vị trí tương tự trên thị trường để có thể đưa ra mức lương cạnh tranh.
  • Chiến lược của nhà tuyển dụng: Ứng viên cần tìm hiểu chiến lược của nhà tuyển dụng để có thể đưa ra mức lương phù hợp với ngân sách của họ.

Mẹo deal lương hiệu quả

Dưới đây là một số mẹo để deal lương hiệu quả:

  • Tự tin: Ứng viên cần thể hiện sự tự tin khi đàm phán lương. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy rằng bạn tin tưởng vào năng lực của bản thân và xứng đáng với mức lương mong muốn.
  • Chuẩn bị kỹ lưỡng: Ứng viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng về năng lực, kinh nghiệm và mức lương mong muốn. Điều này sẽ giúp bạn tự tin đưa ra mức lương và thuyết phục nhà tuyển dụng đồng ý.
  • Hiểu rõ nhu cầu của nhà tuyển dụng: Ứng viên cần tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng để có thể đưa ra mức lương phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn tránh đưa ra mức lương quá cao hoặc quá thấp so với ngân sách của nhà tuyển dụng.
  • Làm rõ các khoản phụ cấp: Ứng viên cần làm rõ các khoản phụ cấp ngoài lương, chẳng hạn như bảo hiểm, nghỉ phép, v.v. Điều này sẽ giúp bạn đàm phán mức lương tổng thể phù hợp với nhu cầu của bản thân.
  • Không ngại đề xuất: Ứng viên không nên ngại đề xuất mức lương mong muốn. Nếu bạn cảm thấy mức lương nhà tuyển dụng đưa ra không phù hợp, hãy đưa ra mức lương cao hơn và giải thích lý do cho sự đề xuất của bạn.
  • Chuẩn bị cho sự từ chối: Nhà tuyển dụng có thể từ chối mức lương mong muốn của bạn. Trong trường hợp này, bạn cần sẵn sàng đàm phán để đạt được mức lương phù hợp với cả hai bên.

Cách deal lương khi chưa có kinh nghiệm

Đàm phán lương khi bạn chưa có kinh nghiệm có thể thách thức hơn, nhưng vẫn hoàn toàn có thể. Dưới đây là một số cách để bạn đàm phán lương hiệu quả khi bạn mới vào ngành và chưa có kinh nghiệm:

  1. Nêu rõ giá trị của bạn: Dựa vào bất kỳ dự án, khóa học hoặc kỹ năng đặc biệt nào bạn đã học hoặc phát triển trong quá trình học, làm việc, hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội. Nếu bạn có bất kỳ kỹ năng hoặc kiến thức đặc biệt nào có thể áp dụng trong vị trí làm việc, hãy đề cập đến chúng. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy mindset "sáng tạo" của bạn. Đôi khi, điều khiến nhà tuyển dụng chọn bạn là vì họ nhìn thấy sự phù hợp về quan điểm, văn hóa và cách bạn định hướng công việc của mình.

  2. Nghiên cứu vị trí và thị trường: Tìm hiểu về mức lương trung bình cho vị trí tương tự trong khu vực của bạn. Cân nhắc vị trí địa lý và ngành công nghiệp cụ thể để có cái nhìn rõ hơn về mức lương.

  3. Hỏi về khả năng tăng lương trong tương lai: Nếu mức lương ban đầu không đáp ứng mong muốn của bạn, hỏi về khả năng tăng lương trong tương lai dựa trên hiệu suất và kỹ năng phát triển.

  4. Chấp nhận các dự án cụ thể hoặc kế hoạch đào tạo: Đôi khi, bạn có thể đàm phán về mức lương thấp hơn một chút nếu công ty cam kết cung cấp cho bạn cơ hội tham gia vào các dự án cụ thể hoặc kế hoạch đào tạo để phát triển kỹ năng và kinh nghiệm.

  5. Thể hiện sự sẵn lòng học hỏi: Khi bạn là người chưa có kinh nghiệm, thể hiện sự sẵn lòng học hỏi và phát triển bằng cách đảm bảo rằng bạn sẵn sàng nắm bắt các kiến thức mới và thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp.

  6. Sử dụng quá trình phỏng vấn: Thời gian phỏng vấn có thể là cơ hội để bạn đàm phán lương. Nếu bạn nhận thấy công ty quan tâm đến bạn và muốn tuyển dụng, hãy tự tin đề xuất mức lương của bạn.

  7. Chuẩn bị kế hoạch dự phòng: Nếu cuộc đàm phán không đi theo hướng bạn mong muốn, hãy chuẩn bị kế hoạch dự phòng. Xem xét các cơ hội làm việc khác hoặc cách để tăng mức lương sau một thời gian làm việc.

Lưu ý rằng khi bạn là người mới vào ngành, việc tập trung vào việc học hỏi, phát triển kỹ năng và xây dựng mối quan hệ trong lĩnh vực cũng quan trọng. Mức lương có thể tăng theo thời gian và với sự phát triển của bạn trong sự nghiệp.

Xem thêm:

1. Kỹ năng 4C và ứng dụng trong tuyển chọn nhân tài

2. Mô hình ASK là gì? Cách ứng dụng tháp năng lực trong tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Gợi ý các mẫu câu deal lương cho ứng viên

Dưới đây là một số mẫu câu deal lương khi phỏng vấn cho ứng viên:

  • Đề xuất mức lương mong muốn:

“Dựa trên năng lực và kinh nghiệm của tôi, tôi mong muốn mức lương là [mức lương mong muốn]. Tôi tin rằng mức lương này là phù hợp với thị trường và sẽ giúp tôi đóng góp tốt nhất cho công ty.”

  • Đáp trả mức lương nhà tuyển dụng đưa ra:

“Cảm ơn bạn đã đưa ra mức lương là [mức lương nhà tuyển dụng đưa ra]. Tôi đánh giá cao sự quan tâm của bạn. Tuy nhiên, tôi cảm thấy mức lương này chưa phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của tôi. Tôi mong muốn mức lương là [mức lương mong muốn]. Tôi tin rằng mức lương này là phù hợp với thị trường và sẽ giúp tôi đóng góp tốt nhất cho công ty.”

  • Đàm phán mức lương:

“Tôi hiểu rằng công ty có ngân sách hạn chế. Tuy nhiên, tôi tin rằng mức lương [mức lương mong muốn] là phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của tôi. Tôi sẵn sàng đàm phán để đạt được mức lương phù hợp với cả hai bên.”

  • Làm rõ các khoản phụ cấp:

“Ngoài lương, tôi cũng quan tâm đến các khoản phụ cấp khác, chẳng hạn như bảo hiểm, nghỉ phép, v.v. Tôi mong muốn được nhận [loại phụ cấp] với mức [số tiền].”

  • Kết thúc đàm phán:

“Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho tôi. Tôi mong sớm nhận được phản hồi từ bạn.”

Tổng kết

Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn có thểm những kiến thức về deal lương và cách deal lương hiệu quả để có được vị trí cùng mức lương mong muốn!

Nguồn: Minh Huyền - GR Nhân dân phường Marketing - Sales

SlimCRM - phần mềm quản lý