Kỹ năng 4C (Critical Thinking, Communication, Collaboration và Creativity) được đánh giá cao trong mọi doanh nghiệp. Nhân sự có kỹ năng 4C là nam châm thu hút HR. Vậy cụ thể bộ kỹ năng này bao gồm những gì, và làm sao để tuyển dụng được nhân tài sở hữu chúng? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Kỹ năng 4C là gì?
Kỹ năng 4C là một khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục và phát triển cá nhân. Nó bao gồm bốn kỹ năng chính, được thiết kế để phản ánh khả năng tự học và phát triển sự nghiệp. 4C bao gồm: Critical Thinking, Communication, Collaboration và Creativity
Bộ kỹ năng 4C
Một nhân viên sáng dạ và nhiệt tình chắc chắn là thu hút. Nhưng sẽ tuyệt hơn nếu bạn tuyển được một đồng đội có những kỹ năng sau:
- Critical thinking and problem solving (Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề): Khả năng ra quyết định, giải quyết vấn đề và hành động đúng lúc.
- Effective communication (Giao tiếp hiệu quả): Khả năng tổng hợp và truyền đạt ý tưởng dưới cả dạng văn bản và lời nói.
- Collaboration and team building (Cộng tác và gắn kết): Khả năng làm việc hiệu quả trong nhóm, kể cả với những người khác biệt hay đối lập.
- Creativity and innovation (Sáng tạo và đổi mới): Khả năng nhìn thấy những gì chưa có và hiện thực hóa chúng.
Tải ngay: Mẫu kế hoạch và chiến lược tuyển dụng nhân sự 2024
Tầm quan trọng của kỹ năng 4C trong tuyển dụng nhân sự
74,6% các quản lý và chuyên gia khi được hỏi nói rằng họ tin bộ kỹ năng 4C sẽ ngày càng quan trọng với doanh nghiệp trong ba đến năm năm tới. Đó là bởi trong kinh doanh, mọi chuyện thay đổi hằng ngày. Để thích ứng và cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần những nhân sự tích cực nhất.
Công việc ngày nay cũng yêu cầu mỗi nhân viên chủ động, sáng tạo và biết tận dụng sức mạnh tập thể để thành công.
Đọc thêm:
1. DICS là gì? Cách áp dụng DISC trong bán hàng và quản trị nhân sự
2. Mô hình ASK là gì? Cách ứng dụng tháp năng lực trong tuyển dụng và đánh giá nhân sự
Kỹ năng 4C bao gồm những gì?
Critical thinking - Kỹ năng tư duy phản biện
Tư duy phản biện trong bộ kỹ năng 4C là khả năng phân tích thông tin một cách khách quan và đưa ra kết luận hợp lý. Nó cũng bao gồm khả năng thu thập và đánh giá thông tin.
Năm biểu hiện của một nhân sự có kỹ năng tư duy phản biện tốt bao gồm:
- Biết phân tích: Giải thích thông tin đã có với sự cẩn trọng, sử dụng thông tin trong tình huống phù hợp.
- Biết thuyết phục: Chứng minh được là mình đúng, đồng thời vẫn khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến để có lựa chọn tối ưu trong công việc.
- Biết giải quyết vấn đề và cải tiến: Khi xem xét quy trình hoặc phương pháp làm việc, nhìn ra vấn đề và có cách để công việc chạy hiệu quả hơn.
- Cầu thị: Biết rằng kiến thức và khả năng của mình có hạn, nên học hỏi từ kinh nghiệm và tư duy của những người khác nữa.
- Đặt đúng câu hỏi: Tiền đề quan trọng để có câu trả lời cần thiết trong mọi mặt cuộc sống.
Xem thêm:
1. Cách đặt câu hỏi thăm dò (probing) trong công việc
2. Cách cải tiến quy trình giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp
Communication - Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp trong bộ kỹ năng 4C là khả năng tiếp nhận và truyền đạt các thông tin khác nhau. Bao gồm việc nghe, nói, quan sát, và thông cảm. Nhân sự có kỹ năng giao tiếp tốt cần phân biệt và sử dụng hiệu quả bốn phương thức giao tiếp sau:
- Lời nói: Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói.
- Phi ngôn ngữ: Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, nét mặt và giọng nói.
- Văn bản: Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, ký hiệu và số.
- Trực quan: Giao tiếp bằng ảnh, hình vẽ, phác thảo, biểu đồ, và nghệ thuật.
Nhà tuyển dụng có thể đánh giá kỹ năng giao tiếp của ứng viên thông qua các biểu hiện như:
- Biết cách lắng nghe tích cực: Tập trung, chân thành, có tương tác.
- Biết chọn đúng phương thức giao tiếp: Chuyện này nên gặp mặt hay viết email? Gọi điện hay gửi tin nhắn?
- Thân thiện: Thể hiện sự cởi mở, biết biểu cảm, khuyến khích một cách phù hợp.
- Tự tin: Thể hiện suy nghĩ và thái độ thẳng thắn, không e sợ cũng không xúc phạm người đối diện.
- Nói dễ nghe: Âm lượng và độ rõ vừa phải, không gây khó xử hay mệt mỏi cho người nghe.
- Biết thông cảm: Nhận ra và bày tỏ sự quan tâm với cảm xúc của người khác.
Collaboration - Kỹ năng cộng tác
Cộng tác trong bộ kỹ năng 4C là làm việc với người khác vì mục đích chung, chẳng hạn như hoàn thành một nhiệm vụ, dự án, hay phát triển một ý tưởng. Ở môi trường công sở, cộng tác là làm việc với đồng nghiệp có chuyên môn và cấp bậc khác nhau.
Cộng tác tại công sở giúp tăng năng suất, giải quyết vấn đề, thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh và tăng cường tinh thần đồng đội. Cộng tác hiệu quả còn giúp tăng sự minh bạch và tinh thần trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Nhân sự có kỹ năng cộng tác tốt sẽ biết làm những điều sau:
- Tự nhận thức: Hiểu rõ bản thân từ tính cách, mong muốn, nhu cầu.
- Hành động hướng đích: Ghi nhớ mục đích và mục tiêu của mỗi dự án.
- Quản lý thông tin: Biết sắp xếp, phân loại, chia sẻ thông tin khi cần.
- Sử dụng công cụ cộng tác: Ứng dụng phần mềm quản lý công việc như SlimCRM để làm việc nhóm hiệu quả.
- Tích cực: Đối mặt với khó khăn mà không nản lòng hay kéo đồng đội xuống.
- Chia sẻ kinh nghiệm thành công: Nhân rộng cách làm đúng để tất cả cùng thắng.
Creativity - Kỹ năng sáng tạo
Sáng tạo trong bộ kỹ năng 4C là khả năng thích ứng với sự thay đổi bằng cách tạo ra ý tưởng giá trị và cách làm tối ưu. Biểu hiện của kỹ năng sáng tạo nơi công sở bao gồm:
- Có óc tưởng tượng: Hình dung được quá trình và kết quả mới. Truyền cảm hứng cho đội nhóm cùng phát minh và cải tiến công việc.
- Biết thiết kế: Tạo nên sản phẩm, dịch vụ hay quy trình mới để biến ý tưởng tuyệt vời thành hiện thực.
- Linh hoạt: Thay đổi cùng với hoàn cảnh môi trường để công việc cá nhân và nhóm thuận lợi hơn.
- Có tinh thần doanh chủ: Tự tìm kiếm cơ hội để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp cũng như khách hàng và đối tác.
Tìm kiếm kỹ năng 4C khi tuyển dụng nhân tài
Với công nghệ hiện đại, tuyển dụng không còn dựa vào vận may. Nhờ các phần mềm tự động hóa tuyển dụng như SlimCRM, doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm và đánh giá bộ kỹ năng 4C của ứng viên tiềm năng dễ dàng.
Đánh giá kỹ năng 4C khi lọc hồ sơ
Trước khi gửi JD (bản mô tả công việc) khắp các kênh tuyển dụng, doanh nghiệp hãy dành thời gian xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng (candidate persona) với kỹ năng 4C. Đây là tập hợp những đặc điểm bạn mong muốn ở nhân sự tương lai. Để xây dựng chân dung phù hợp nhất cho từng vị trí, bạn cần tham khảo ý kiến của những người sẽ trực tiếp làm việc với nhân sự.
Đối chiếu những đặc điểm mong muốn của bạn và thông tin của ứng viên nhờ hệ thống tuyển dụng SlimCRM
Khi đơn về ngày càng nhiều, các phần mềm tuyển dụng hiện đại như SlimCRM còn giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu ứng viên hiệu quả hơn nhờ khả năng tự động quét CV từ email và lưu trữ khoa học, giảm đáng kể thao tác cho recruiter.
Đánh giá kỹ năng 4C trực tiếp khi kiểm tra và phỏng vấn
Bạn đã tìm được ứng viên phù hợp? Hãy xem kỳ vọng của bạn và họ có khớp nhau hay không nhờ vào bài test và buổi phỏng vấn. Đây là cách khách quan và toàn diện nhất để đánh giá kỹ năng 4C của nhân sự tương lai.
Bài test trước khi phỏng vấn nên là bài trắc nghiệm hoặc nhiệm vụ ngắn nhằm thu hẹp vòng ứng viên. Tại vòng phỏng vấn, bạn có thể sử dụng câu hỏi tình huống giả định để thử thách kỹ năng 4C như phản biện, sáng tạo và thuyết phục của nhân tài.
Việc đánh giá ứng viên sẽ công bằng và trực quan hơn với hệ thống chấm điểm của phần mềm tuyển dụng (SlimCRM)
Lời kết
Trong thời đại số, bộ kỹ năng 4C không chỉ là những gì ứng viên top đầu sở hữu để gia nhập thế giới công sở. Các kỹ năng tư duy phản biện, giao tiếp, cộng tác và sáng tạo đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường để đảm bảo mỗi công dân thời đại mới đều có bộ công cụ thiết yếu để thành công. Tìm kiếm nhân sự có kỹ năng 4C bây giờ là nhiệm vụ cơ bản của mỗi doanh nghiệp trong tuyển dụng nhân tài, và ngày càng dễ dàng hơn nhờ phần mềm tuyển dụng tự động hóa.