5 Quan Điểm Quản Trị Marketing Thúc Đẩy Tăng Trưởng Nhanh Chóng

Thời gian đọc: 12 phút
MarketingBài viết
02/10/24 21:42:53 | Lượt xem: 6
5 Quan Điểm Quản Trị Marketing

Quan Điểm Quản Trị Marketing là gì?

Quan điểm quản trị marketing là những triết ký hoặc cách mà các doanh nghiệp áp dụng để tiếp cận hướng dẫn hoạt động marketing của mình, nhằm vào các mục tiêu kinh doanh như tăng doanh thu, mở rộng thị trường hoặc xây dựng thương hiệu. Những quan điểm này thể hiện được cách mà doanh nghiệp trao đổi tương tác với khách hàng, đáp ứng lại được nhu cầu của họ và phát triển sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp với thị trường.

Vì sao quản trị marketing lại quan trọng? Dưới đây là các công việc mà quản trị marketing cần thực hiện:

  • Phân tích thị trường và khách hàng.
  • Xây dựng hệ thống quản trị marketing hoàn chỉnh.
  • Lựa chọn, quản lý kênh phân phối nhằm xúc tiến thương mại và truyền thông.
  • Quản lý ngân sách chiến dịch.
  • Đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch.

5 Quan điểm quản trị marketing

5 Quan Điểm Quản Trị Marketing Thúc Đẩy Tăng Trưởng Nhanh Chóng

Có năm quan điểm quản trị  marketing. Một doanh nghiệp nên chọn quan điểm phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp mình và nhu cầu của khách hàng:

Quan điểm về sản xuất

Quan điểm này được dựa trên giả định rằng hầu hết người tiêu dùng thích những sản phẩm rẻ tiền và dễ dàng mua được. Vì vậy, các doanh nghiệp tập trung vào việc sản xuất nhiều sản phẩm hơn và đảm bảo nó luôn có sẵn cho khách hàng ở mọi nơi, mọi thời điểm. 

Việc tăng sản lượng sản phẩm giúp các doanh nghiệp tận dụng được lợi thế của quy mô sản xuất lớn. Chi phí sản xuất sẽ giảm giúp sản phẩm có giá thành rẻ hơn từ đó hâp dẫn hơn đối với khách hàng.

Giá thành rẻ có thể thu hút tệp khách hàng mới, tuy nhiên điểm bất lợi của quan điểm này nếu chỉ tập trung vào sản xuất mà không chú ý tới chất lượng sản phẩm có thể dẫn đến giảm doanh số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Quan niệm này chỉ đúng khi cầu luôn lớn hơn cung. Hơn thế nữa, không phải lúc nào khách hàng cũng thích sản phẩm có giá thành rẻ. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của họ.

Quan điểm về sản phẩm

Quan điểm này dựa trên giả định rằng khách hàng sẽ ưa chuộc các sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Các yếu tố giá cảm sự sẵn có không ảnh hưởng tới quyết định mua của họ. Vì vậy, doanh nghiệp dành phần lớn thời gian để phát triển sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá thành sẽ cao hơn.

Quan điểm về bán hàng

Trong khi 2 quan điểm sản xuất và sản phẩm đều tập trung và sản xuất, thì khái niệm bán hàng tập trung vào thực hiện bán hàng thực tế. Ở quan điểm này, doanh nghiệp chú trọng vào thực hiện mọi cơ hội bán hàng có thể có, bất kể chất lượng sản phẩm hay nhu cầu khách hàng. Mục đích cuối cùng là lợi nhuận, kiếm tiền. Khái niệm này không bao gồm việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, do đó tỷ lệ bán khá ít.

Các doanh nghiệp áp dụng triết lý này thường có cách tiếp cận ngắn hạn, họ đang cố gắng bán những gì mà doanh nghiệp sản xuất ra thay vì những gì thị trường cần.

Quan điểm về tiếp thị

Vì quan điểm bán hàng không thể giúp một doanh nghiệp tồn tại lâu dài trên thị trường. Vì vậy, đối với quan điểm về tiếp thị thì cần phải sản xuất một sản phẩm đáp ứng được như cầu của khách hàng. Khái niệm này dựa trên giả thuyết rằng người tiêu dùng mua những gì đám ứng nhu cầu của họ. Vậy nên, các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu để hiểu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng để đưa ra được các sản phẩm đáp ứng được tốt hơn so với đối thủ. Bằng cách làm này, doanh nghiệp có thể thiết lập mối quan hệ với khách hàng và tạo ra được lợi nhuận lâu dài.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào cung và cầu mà mỗi doanh nghiệp có cách tiếp cận và lựa chọn quan điểm khác nhau vẫn có thể tạo ra lợi nhuận.

Quan điểm về trách nhiệm xã hội

Quan điểm Marketing xã hội nâng tầm trách nhiệm cho các doanh nghiệp, yêu cầu họ không chỉ dừng lại ở việc tiếp thị sản phẩm, mà còn phải thấu hiểu và đáp ứng những nhu cầu sâu xa của xã hội và cộng đồng. Doanh nghiệp theo đuổi triết lý này không chỉ đặt mục tiêu kinh doanh lên hàng đầu, mà còn phải cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội một cách mạnh mẽ, minh bạch và đạo đức.

Điều này có nghĩa là họ cần quảng cáo trung thực, có tác động tích cực đến cộng đồng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, đặt sự bảo vệ môi trường vào trọng tâm chiến lược và tham gia vào cạnh tranh lành mạnh. Đây không chỉ là việc làm đúng, mà còn là chìa khóa để xây dựng uy tín, lòng tin và mối quan hệ bền vững với khách hàng và xã hội.

5 Quan điểm quản trị marketing

Ví Dụ Về 5 Quan Điểm Quản Trị Marketing

Quan điểm về sản xuất của công ty Biti’s

Quan điểm sản xuất của công ty Biti’s thời kỳ đầu phát triển đã tập trung vào việc sản xuất giày dép số lượng lớn với giá thành hợp lý để phục vụ thị trường nội địa rộng lớn. Biti’s đã tận dụng chiến lược giảm giá thành thông qua sản xuất quy mô lớn và phân phối đại trà, từ đó tập trung vào sự sẵn có của sản phẩm trên khắp các tỉnh thành Việt Nam. Đây là một chiến lược phù hợp với thị trường trong giai đoạn phát triển, nơi mà nhu cầu về giày dép giá rẻ và sẵn có là ưu tiên chính.

Quan điểm sản phẩm của VinFast

VinFast đã lựa chọn quan điểm sản phẩm khi tập trung vào phát triển xe ô tô điện và xe xăng với chất lượng cao, công nghệ tiên tiến. VinFast đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sử dụng các công nghệ hiện đại từ Đức và Ý để tạo ra những dòng xe có hiệu suất tốt, kiểu dáng sang trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của phân khúc khách hàng cao cấp trong và ngoài nước.

Quan điểm bán hàng của Bảo Việt

Công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Bảo Việt thường sử dụng quan điểm bán hàng khi triển khai các chiến dịch tiếp thị trực tiếp qua điện thoại hoặc gặp gỡ khách hàng. Mục tiêu là tăng cường bán bảo hiểm bằng cách liên tục tiếp cận và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm thông qua đội ngũ tư vấn viên. Trong quá trình này, đôi khi sự tập trung chỉ đơn thuần là vào việc bán sản phẩm mà không chú trọng nhiều đến việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Quan điểm marketing của Cà phê Trung Nguyên

Cà phê Trung Nguyên là một trong số ví dụ điển hình của quan điểm marketing. Trung Nguyên không chỉ còn là bán cà phê mà còn xây dựng một thương hiệu mang tính biểu tượng gắn liền với văn hóa thưởng thức cà phê của người Việt. Họ đã tập trung vào việc thấu hiểu thị hiếu của khách hàng, phát triển các sản phẩm phù hợp và xây dựng không gian quán cà phê sáng tạo, từ đó tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Quan điểm marketing xã hội của TH True Milk

TH True Milk đã thành công với quan điểm marketing xã hội khi tập trung vào việc cung cấp sữa sạch và đảm bảo quy trình sản xuất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Không những thế, TH True Milk còn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển các dự án nông nghiệp bền vững. Thương hiệu này không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của khách hàng mà còn chú trọng đến phúc lợi xã hội và môi trường, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng.

5 Quan điểm quản trị marketing

Xem thêm: Làm sao Marketing “Marketing” chính mình trong công ty?

B2B Marketing Playbook 2024

Chiến lược Marketing từ A-Z: Những vấn đề trọng yếu nhất bạn cần nắm

Bảng So Sánh 5 Quan Điểm Quản Trị Marketing

Dưới đây là bản so sánh 5 quan điểm quản trị marketing được thống kê: 

 

Tiêu chí

Quan điểm sản xuất

Quan điểm sản phẩm

Quan điểm bán hàng

Quan điểm Marketing

Quan điểm xã hội

1

Định hướng

Tập trung vào sản xuất và phân phối rộng rãi

Tập trung phát triển sản phẩm có chất lương cao

Tập trung vào bán hàng

Tập trung vào nhu cầu của khách hàng

Tập trung chính và lợi ích của xã hội và môi trường.

2

Mục tiêu chính

Tối ưu hóa quy mô sản xuất, giảm giá thành

Tạo ra các sản phẩm có tính vượt trội

Bán càng nhiều sản phẩm càng tốt

Xây dựng mỗi quan hệ khách hàng

Đáp ứng nhu cầu khách hàng và bảo vệ môi trường.

3

Tiêu chí thành công

Sản phẩm sẵn có, giá rẻ

Chất lượng sản phẩm

Doanh thu bán hàng

Sự hài lòng, tin tưởng của khách hàng

Mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội.

4

Trọng tâm

Sản xuất đại tràm chi phí thấp

Cản tiến sản xuất liên tục

Tập trung vào chiến lược bán hàng

Tập trung nghiên cứu thị trường, vượt trội hơn đối thủ

Tạo ra được giá trị bền vững, thân thiện môi trường.

5

Ưu điểm

Hiệu quả với thị trường có cầu lơn hơn cung

Phù hợp với khách hàng cần sản phẩm cao cấp.

Tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng

Xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xã hội.

6

Nhược điểm

Chất lượng sản phẩm, nhu cầu của khách hàng không được chú trọng.

Giảm khả năng tiếp cận và bỏ qua tiêu chí giá thành

Không chú trọng vào xây dựng quan hệ khách hàng lâu dài.

Cần tập trung thời gian và nguồn lực để nghiên cứu, phân tích thị trường.

Tốn chi phí và đòi hỏi tính lâu dài.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết về “5 Quan Điểm Quản Trị Marketing Thúc Đẩy Tăng Trưởng Nhanh Chóng” mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và giá trị. Hãy cùng SlimCRM tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này và theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật thêm nhiều bài viết mới, cũng như nhiều kiến thức Marketing bổ ích khác nhé.

Viết bình luận

SlimCRM - phần mềm quản lý