Chiến lược Marketing từ A-Z: Những vấn đề trọng yếu nhất bạn cần nắm

Thời gian đọc: 23 phút
MarketingBài viết
26/03/24 12:08:56 | Lượt xem: 2434
Chiến lược Marketing

Bạn đang ấp ủ giấc mơ đưa thương hiệu của mình vươn lên tầm cao mới? Bạn mong muốn chinh phục thị trường và thu hút lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ? Vậy thì, bạn đã sẵn sàng đầu tư vào một chiến lược Marketing bài bản và hiệu quả?

Chiến lược Marketing không chỉ là những lời hứa hẹn sáo rỗng hay những chiến dịch quảng cáo hào nhoáng. Nó là nền tảng vững chắc, là kim chỉ nam dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công. Để hiểu đúng và hiểu toàn diện về Marketing Strategy, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing đề cập đến kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc mua và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Chiến lược Marketing xác định cách tiếp cận những khách hàng tiềm năng và chuyển họ thành khách hàng thực sự. Marketing Strategy bao gồm tuyên bố giá trị của công ty, thông điệp thương hiệu chính, dữ liệu về nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu và các yếu tố quan trọng khác.

Một chiến lược Marketing toàn diện bao gồm 4Ps của Marketing: sản phẩm (product), giá cả (price), kênh phân phối (place) và xúc tiến (promotion).

Một chiến lược Marketing rõ ràng nên xoay quanh tuyên bố giá trị của công ty. Tuyên bố này giúp truyền đạt đến khách hàng về những giá trị mà công ty đại diện, cách thức hoạt động và lý do tại sao khách hàng nên chọn họ. Điều này cung cấp cho các đội Marketing một khuôn mẫu để xây dựng các sáng kiến cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ của công ty. 

Ví dụ:  Tuyên bố giá trị của Tesla là cung cấp xe điện cao cấp, thân thiện với môi trường và thúc đẩy công nghệ xe tự lái. Chiến lược Marketing của họ tập trung vào sự đổi mới, tính bền vững, và xây dựng hình ảnh thương hiệu sang trọng.

Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing là gì?

Lợi ích của Marketing Strategy

Mục tiêu cuối cùng của chiến lược Marketing là đạt được và truyền đạt một lợi thế cạnh tranh bền vững so với các công ty đối thủ bằng cách thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Cho dù đó là chiến dịch quảng cáo trên TV, OOH, khuyến mãi, hay chiến dịch truyền thông mạng xã hội, một chiến lược Marketing hiệu quả sẽ được đánh giá dựa trên việc nó truyền đạt tuyên bố giá trị cốt lõi của công ty tốt như thế nào.

Nghiên cứu thị trường có thể giúp đo lường hiệu quả của một chiến dịch cụ thể, đồng thời giúp xác định các đối tượng khách hàng tiềm năng chưa được khai thác để đạt được mục tiêu lợi nhuận và tăng doanh số bán hàng.

Sự khác biệt giữa chiến lược Marketing và chiến lược kinh doanh

Chiến lược marketing vs chiến lược kinh doanh
Chiến lược marketing vs chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng cho chiến lược Marketing, và chiến lược Marketing góp phần thực hiện mục tiêu chung của chiến lược kinh doanh. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa 2 chiến lược này:

Chiến lược kinh doanh:

  • Là kế hoạch tổng thể cho toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh và cách thức hoạt động.
  • Xác định các yếu tố như thị trường mục tiêu, sản phẩm/dịch vụ, lợi thế cạnh tranh và mô hình kinh doanh.
  • Có phạm vi rộng và dài hạn hơn chiến lược Marketing.

Chiến lược Marketing:

  • Là một phần của chiến lược kinh doanh, tập trung vào việc thu hút khách hàng và bán sản phẩm/dịch vụ.
  • Xác định các hoạt động Marketing cụ thể như quảng cáo, xúc tiến bán hàng, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân,...
  • Có phạm vi hẹp hơn và ngắn hạn hơn chiến lược kinh doanh.

Tiêu chí

Chiến lược kinh doanh

Chiến lược marketing

Mục tiêu

Xác định mục tiêu dài hạn và tầm nhìn cho toàn bộ doanh nghiệp

Tăng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu

Tầm nhìn

Định hướng chung cho toàn bộ doanh nghiệp

Định vị thương hiệu và hình ảnh mong muốn trong tâm trí khách hàng

Phạm vi

Bao gồm tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp

Tập trung vào các hoạt động marketing

Thời gian

Dài hạn (3-5 năm hoặc hơn)

Ngắn hạn (1-2 năm)

Tính linh hoạt

Ít linh hoạt hơn do ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp

Linh hoạt hơn để thích ứng với thị trường và cạnh tranh

Ví dụ:

  • Chiến lược kinh doanh: Doanh nghiệp X muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam trong 5 năm tới.
  • Chiến lược Marketing: Doanh nghiệp X sẽ tập trung vào thị trường du lịch nội địa, phát triển các gói du lịch giá rẻ và thân thiện với môi trường, đồng thời tăng cường quảng bá thương hiệu trên mạng xã hội.

Các bước xây dựng Marketing Strategy

Các bước xây dựng chiến lược Marketing
Các bước xây dựng chiến lược Marketing

Dưới đây là 6 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm:

Thiết lập mục tiêu Marketing

Mục tiêu marketing là những gì một công ty muốn thực hiện với chiến lược marketing của mình. Điều này đặt nền tảng cho việc xây dựng chiến lược marketing. Mục tiêu phải luôn đảm bảo nguyên tắc SMART, nghĩa là: Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả thi), Relevant (Liên quan) và Time-bound (Có ràng buộc về thời gian).

Các mục tiêu Marketing quan trọng bao gồm:

  1. Tăng doanh số kinh doanh

Mục tiêu này tập trung vào việc gia tăng lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được bán ra, dẫn đến lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược như:

  • Thu hút khách hàng mới: Mở rộng thị trường mục tiêu, triển khai các chương trình khuyến mãi, quảng bá thương hiệu.
  • Khuyến khích khách hàng hiện tại mua nhiều hơn: Cung cấp chương trình khách hàng thân thiết (loyalty program), giới thiệu sản phẩm mới, nâng cao dịch vụ khách hàng.
  • Tăng giá trị đơn hàng: Bán thêm sản phẩm, dịch vụ đi kèm, cung cấp gói sản phẩm/dịch vụ combo.
  1. Nâng cao nhận thức về sản phẩm

Tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng và tăng mức độ nhận biết về thương hiệu. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược như:

  • Quảng bá sản phẩm: Quảng cáo trên các kênh truyền thông như TV, báo chí, mạng xã hội, website.
  • Tổ chức các sự kiện: Tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức hội thảo, workshop.
  • Tiếp thị nội dung: Tạo blog, infographic, video giới thiệu sản phẩm, chia sẻ kiến thức hữu ích liên quan đến sản phẩm.
  1. Thiết lập vị trí của thương hiệu trong ngành

Mục tiêu này tập trung vào việc xây dựng hình ảnh và vị trí độc đáo cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược như:

  • Xác định giá trị cốt lõi và thông điệp thương hiệu: Xác định những gì khiến thương hiệu khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và truyền tải thông điệp đó đến khách hàng.
  • Tạo dựng uy tín và lòng tin: Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ khách hàng tốt, tham gia vào các hoạt động xã hội.
  • Phân biệt thương hiệu: Tạo logo, slogan, bao bì sản phẩm độc đáo, dễ nhận biết.

Xác định thị trường mục tiêu (Segmentation & Targeting)

Thị trường mục tiêu là phân khúc khách hàng đã được xác định là có tiềm năng lớn nhất cho một doanh nghiệp. Phân khúc thị trường bản chất là chia thị trường thành các phần được xác định rõ ràng . Do đó, “một phân khúc thị trường bao gồm một nhóm khách hàng có chung nhu cầu” ((Kotler & Keller, 2016, tr. 268)

Sự phát triển và tầm cỡ hấp dẫn của phân khúc dựa vào sự ảnh hưởng của 5 lực lượng cạnh tranh theo mô hình Porter: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ gia nhập tương lai, sản phẩm thay thế, năng lực đàm phán của khách hàng và năng lực đàm phán của nhà cung cấp.

Thực tế, có 5 phương pháp giúp xác định thị trường mục tiêu:

  1. Tập trung vào một khúc thị trường: Trong trường hợp đơn giản nhất, công ty chọn một phân khúc đơn/thị trường ngách. Ví dụ: phần mềm quản lý khách hàng cho các công ty du lịch tại Việt Nam
  2. Chuyên môn hoá có chọn lọc: Chọn một số phân khúc hấp dẫn và phù hợp với mục đích và nguồn lực của công ty.  Ví dụ: Nike cung cấp các sản phẩm thể thao chuyên dụng cho nhiều môn thể thao khác nhau, từ bóng đá, bóng rổ đến chạy bộ.
  3. Chuyên môn hoá sản phẩm: Công ty tập trung vào việc sản xuất một sản phẩm nào đó bán cho nhiều phân khúc. Ví dụ: Ananas cung cấp các sản phẩm giày cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, từ học sinh, sinh viên đến người đi làm.
  4. Chuyên môn hoá thị trường: Công ty tập trung vào việc phục vụ nhiều nhu cầu ở một nhóm khách hàng riêng biệt. Ví dụ: Pampers chuyên cung cấp các sản phẩm tã, bỉm cho trẻ em.
  5. Phục vụ toàn bộ thị trường: Công ty phục vụ mọi nhóm khách hàng với tất cả sản phẩm họ sẽ cần. Thường thì chỉ có công ty lớn mới có thể đảm đang một chiến lược bao quát toàn bộ thị trường. Ví dụ: Unilever: Cung cấp đa dạng các sản phẩm tiêu dùng như kem đánh răng, xà phòng, dầu gội đầu, nước giặt hoặc Tập đoàn Masan cung cấp đa dạng các sản phẩm tiêu dùng như mì gói, nước chấm, gia vị, thực phẩm chế biến sẵn.

Đọc thêm: STP là gì? Ứng dụng chiến lược STP trong kinh doanh và Marketing ra sao? 

Định vị sản phẩm (Positioning)

Định vị là công việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của công ty để nó có một sự phân biệt và mức giá trị so với các đối thủ cạnh tranh của nó trong suy nghĩ của khách hàng mục tiêu. Một số chiến lược định vị phổ biến: 

  • Chiến lược định vị thương hiệu “More for more”: Doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm chất lượng cao, sang trọng và đi kèm mức giá cao hơn so với đối thủ.
  • Chiến lược định vị thương hiệu “More for the same”: Cung cấp sản phẩm chất lượng cao hơn đối thủ nhưng giữ mức giá tương đương.
  • Chiến lược định vị thương hiệu “More for less”: Cung cấp sản phẩm chất lượng cao hơn với mức giá thấp hơn đối thủ
  • Chiến lược định vị thương hiệu “Less for much less”: Chất lượng thấp hơn đối thủ và mức giá thấp nhất có thể

Tham khảo chi tiết về chiến lược định vị thương hiệu tại đây!

Hoạch định chiến lược Marketing

Hoạch định chiến lược Marketing là bước căn bản nhằm đạt được mục tiêu là tăng doanh số bán hàng và có một lợi thế cạnh tranh bền vững. Các chiến lược Marketing phổ biến bao gồm:

  1. Chiến lược giới thiệu thị trường

Các chiến lược giới thiệu thị trường bao gồm:

  • Phát triển chủng loại sản phẩm mới: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng và phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đó.
  • Cải tiến các sản phẩm hiện có: Nâng cấp tính năng, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.
  • Tái định vị: Thay đổi hình ảnh và vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng
  • Bổ sung thêm sản phẩm vào chủng loại hiện có:  Mở rộng dòng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
  1. Chiến lược phát triển theo vòng đời sản phẩm
  • Giai đoạn giới thiệu: Giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, tập trung vào việc tạo nhận thức và thu hút khách hàng thử nghiệm.
  • Giai đoạn tăng trưởng: Nhu cầu thị trường tăng cao, doanh nghiệp tập trung vào việc tăng sản lượng, mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.
  • Giai đoạn trưởng thành: Thị trường bão hòa, doanh nghiệp tập trung vào việc cạnh tranh, cải tiến sản phẩm và duy trì thị phần.
  • Giai đoạn suy thoái: Nhu cầu thị trường giảm, doanh nghiệp tập trung vào việc giảm chi phí, thu hồi vốn và loại bỏ sản phẩm khỏi thị trường.
Product Life Cycle
Product Life Cycle
  1. Chiến lược tăng trưởng thị trường dựa trên vị thế cạnh tranh

Có 4 vị thế cạnh tranh trên trên thị trường, bao gồm: dẫn đạo (leader), theo đuổi (follower), thách đố (challenger) và ẩn náu (nicher).

  • Dẫn đạo (Leader): Duy trì vị trí dẫn đầu bằng cách mở rộng thị trường toàn bộ, bảo vệ thị phần và bành trướng thị phần (tập trung đổi mới sản phẩm, giảm chi phí, phòng thủ đối thủ, tiếp thị mạnh mẽ và củng cố thương hiệu)
  • Theo đuổi (Follower): Tập trung vào chiến lược tấn công: Những công ty dẫn đạo không phục vụ thị trường tốt, những công ty đồng cỡ không làm tốt công việc và không được tài trợ đủ hoặc những công ty ở các vùng địa phương nhỏ.
  • Thách đố (Challenger): Tập trung vào việc tấn công thị phần của doanh nghiệp dẫn đầu bằng cách bắt chước y hệt. sao chép một phần rồi cải tiến hoặc lấy những sản phẩm của công ty dẫn đạo rồi
  • thích ứng và cải thiện chúng, thường bán sản phẩm ra thị trường khác để tránh đối đầu.
  • Ẩn náu (Nicher): Tập trung vào một phân khúc thị trường nhỏ và chuyên biệt để tránh cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp lớn.

Phát triển chiến thuật Marketing

Từ mục tiêu marketing và chiến lược cơ bản để đạt được những mục tiêu đó, kế hoạch marketing cần phát triển những chiến thuật marketing chủ chốt để đưa chiến lược vào hành động. Cơ bản nhất, việc thực hiện các chiến thuật Marketing xoay quanh mô hình 4Ps: Product - Price - Place - Promotion. Cụ thể:

  • Chiến lược sản phẩm: Xoay quanh các quyết định liên quan đến danh mục sản phẩm (chiều dài, chiều rộng, chiều sâu và mật độ sản phẩm), quyết định về loại sản phẩm, quyết định về nhãn hiệu và quyết định về bao bì.
  • Chiến lược giá: Mỗi sản phẩm lại được định vị bởi một chiến lược định giá hoàn toàn riêng biệt. Pricing strategy chính là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng doanh thu, giữ chân khách hàng và cả danh tiếng của cả một thương hiệu trên thị trường.
  • Chiến lược phân phối: liên quan đến quản trị kênh buôn bán và hệ thống phân phối vật chất. Các kênh phân phối bao gồm: kênh GT (kênh truyền thống:Với hệ thống theo cấp bậc từ nhà phân phối đến đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ tới các chợ đầu mối, chợ truyền thống, cửa hàng nhỏ lẻ và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng; kênh MT (kênh hiện đại, nơi nhà sản xuất và các trung gian sẽ hợp lại thành 1 thể thống nhất).  Các chiến lược phân phối phối điển hình: chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng, nhượng quyền thương mại,...
  • Chiến lược truyền thông (xúc tiến): hoạch định và sử dụng các công cụ truyền thông Marketing tích hợp (IMC plan) bao gồm: Quảng cáo khuyến mãi, Social Media Marketing, Trade Marketing, Direct Marketing, PR, Bán hàng cá nhân…
Phát triển chiến thuật Marketing
Phát triển chiến thuật Marketing

Đo lường, đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing

Việc đo lường và đánh giá hiệu quả chiến lược marketing cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo hiệu quả và tối ưu hóa chi phí. Doanh nghiệp cần lựa chọn các công cụ và phương pháp phù hợp với mục tiêu, sản phẩm/dịch vụ và thị trường của mình.

Một số chỉ số phổ biến:

  • Doanh thu bán hàng, số lượng khách hàng mới, tỷ lệ chuyển đổi,...
  • Nhận thức thương hiệu: Lượng truy cập website, lượt tương tác trên mạng xã hội, tỷ lệ nhắc và nhớ đến thương hiệu,...
  • Tăng tương tác: Lượt thích, bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội, tỷ lệ mở email,...
  • Lợi tức đầu tư (ROI): Tỷ lệ lợi nhuận thu được trên chi phí đầu tư cho Marketing

Ví dụ về các chiến lược Marketing nổi tiếng

Các chiến lược Marketing của Coca - Cola

Được giới thiệu cách đây hơn 120 năm, Coca-Cola vẫn là loại soda được uống nhiều nhất trên toàn thế giới, với 1,9 tỷ suất ăn đáng kinh ngạc mỗi ngày trải dài trên 200 quốc gia. Thương hiệu này luôn nhiệt tình trong việc thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Chiến lược tiếp thị mạnh mẽ của Coca Cola đã có thể tiếp thêm sinh lực cho công chúng trong nhiều năm qua, được xếp hạng là nhà sản xuất và cấp phép lớn nhất thế giới cho 3.500 loại đồ uống không cồn.  

Chiến lược sản phẩm

Coca-cola có khoảng 500 sản phẩm. Nước giải khát của nó được cung cấp trên toàn cầu và chiến lược sản phẩm của nó bao gồm cả hoạt động tiếp thị hỗn hợp. Các loại đồ uống của hãng như Coca-Cola, Minute Maid, Diet Coke, Light, Coca-Cola Life, Coca-Cola Zero, Sprite Fanta, v.v. được bán với nhiều kích cỡ và bao bì khác nhau. Họ đóng góp một phần đáng kể và tạo ra lợi nhuận khổng lồ. 

Chiến lược giá

Tại Việt Nam, giá của Coca-cola duy trì ổn định mức giá xấp xỉ 10.000 VNĐ/lon

Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ như Pepsi, Coca-Cola đã phải linh hoạt hơn trong chiến lược giá cả. Họ không giảm giá quá sâu, cũng không tăng giá bất hợp lý để tránh khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và chuyển sang thương hiệu khác.

Chiến lược phân phối

Coca-Cola sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp. Họ hoạt động tại 6 khu vực chính: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Âu, Thái Bình Dương và Á-Âu. Các đối tác đóng chai của Coca-Cola sản xuất, đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến các đại lý.

Đại lý sau đó vận chuyển sản phẩm bằng đường bộ đến nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Coca-Cola cũng có một hệ thống chuỗi cung ứng ngược quy mô lớn để thu gom chai thủy tinh cũ để tái sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí và tài nguyên.

Chiến lược truyền thông

Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, Coca-Cola sử dụng nhiều chiến lược quảng cáo và Marketing khác nhau. Họ chi tới 4 triệu USD mỗi năm để quảng bá thương hiệu, sử dụng cả các phương tiện truyền thống và quốc tế.

Mẫu excel và công cụ hỗ trợ lập chiến lược Marketing

10 mẫu excel cho Marketing

Excel là một công cụ rất hữu ích cho các nhà tiếp thị. Bạn có thể sử dụng Excel để lập kế hoạch ngân sách tiếp thị, chiến lược biên tập blog, mục tiêu tiếp thị SMART, quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội, tạo khách hàng tiềm năng và báo cáo. 10+ mẫu Excel cho tiếp thị mà SlimCRM tổng hợp bao gồm:

  • Mẫu kế hoạch Digital Marketing
  • 8 Mẫu ngân sách tiếp thị
  • Mẫu theo dõi khách hàng tiềm năng
  • Mẫu báo cáo số liệu tiếp thị hàng tháng
  • Mẫu mục tiêu tiếp thị SMART
  • Mẫu lập kế hoạch tiếp thị qua email
  • Mẫu lập kế hoạch Google Ads
  • Mẫu lịch biên tập Blog bằng Excel
  • Mẫu kế hoạch nội dung Social Media: Facebook, Instagram, Linkedin…

Mẫu excel cho Marketing

Tải xuống 10+ mẫu excel cho Marketing tại đây!

Mẫu kế hoạch Marketing cho 7 lĩnh vực

Bạn có thể tham khảo, tạo một bản sao mới từ 7 mẫu kế hoạch Marketing dưới đây và chỉnh sửa lại sao cho phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp bạn. Các mẫu gồm có: Mẫu kế hoạch marketing tổng thể cho doanh nghiệp, kế hoạch marketing mẫu cho công ty bất động sản, du lịch, công nghệ, startup, công nghệ,...

Kế hoạch Marketing mẫu 2024

Tải các mẫu kế hoạch marketing mẫu tại đây!

Mẫu kế hoạch Marketing 4Ps từ Deloitte 

Mẫu kế hoạch Marketing 4Ps từ Deloitte là một mẫu kế hoạch chi tiết giúp bạn triển khai mô hình 4Ps (Product, Price, Place, Promotion) trong chiến lược Marketing của mình.

Tải xuống mẫu kế hoạch marketing 4Ps từ Deloitte

SlimCRM - Phần mềm tăng năng lực bán hàng và Marketing cho doanh nghiệp 

SlimCRM là phần mềm được phát triển bởi Vinno - công ty công nghệ Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. SlimCRM được thiết kế riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, giúp tăng năng lực bán hàng và Marketing hiệu quả. SlimCRM hỗ trợ các hoạt động:

  • Marketing Automation: tự động hóa việc gửi email/SMS/Zalo đến khách hàng tiềm năng với thông điệp “cá nhân hóa” theo từng phân khúc khách hàng khác nhau. Đặc biệt SlimCRM tự tin đây là công cụ MA dễ dùng và tinh gọn nhất từ trước đến nay, cả marketing và sales đều có thể sử dụng nhanh, thành thạo mà không mất quá 30 phút tìm hiểu!

Giao diện trực quan, đơn giản

Phần mềm Marketing Automation đơn giản nhất thị trường

  • Bán hàng cá nhân: đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp tăng trưởng nhờ sales/telesales bởi hệ thống được tích hợp nhiều công cụ bán hàng hiện đại nhất: tổng đài ảo, ticket system, sales pipeline, ghi âm cuộc gọi, dự báo bán hàng, đo lường đánh giá KPI,...

Tính năng CRM sales

Lợi thế cạnh tranh của SlimCRM về tính năng

  • Đo lường hiệu quả hoạt động Marketing và bán hàng với báo cáo trực quan, chi tiết về số lượng lead, nguồn lead, tỷ lệ chuyển đổi,....

Đăng ký sử dụng SlimCRM hoàn toàn miễn phí tại đây!

Kết luận

Các công ty cần bán sản phẩm và dịch vụ để tạo ra doanh thu và hướng tới thành công. Để bán được hàng, họ cần khiến khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ của mình. Ngoài ra, họ còn phải thuyết phục khách hàng mua hàng và "kéo chân" khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh. Do đó, việc xây dựng chiến lược Marketing là bước vô cùng quan trọng, phác thảo ra toàn bộ quá trình biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn bức tranh toàn cảnh về việc hoạch định và thực thi chiến lược Marketing cho doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi SlimCRM để cập nhật những thông tin mới nhất về quản trị và marketing bạn nhé!

Tham khảo: 

  • Marketing Strategy: Investopedia
  • Philip Kotler, Những nguyên lý tiếp thị, NXB TP. HCM
  • Philip Kotler, Quản trị Marketing, NXB Thống Kê
  • Philip Kotler, Những hiểu biết sâu sắc về tiếp thị từ A đến Z, NXB Thống kê

Viết bình luận

SlimCRM - phần mềm quản lý