Trang LinkedIn là nơi đầu tiên các khách hàng tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hơn bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào khác, các khách hàng tận dụng LinkedIn để tìm các giải pháp kinh doanh vì tính chuyên nghiệp, đáng tin cậy của cộng đồng LinkedIn.
Bằng cách duy trì hoạt động và cập nhật trang thường xuyên, thể hiện những gì tốt nhất về thương hiệu của bạn, các khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, tìm hiểu và giới thiệu doanh nghiệp của bạn đến các mạng lưới rộng lớn hơn của họ. Chúng tôi tổng hợp các hướng dẫn dưới đây để giúp các doanh nghiệp thiết lập và bắt đầu phát triển doanh nghiệp của mình trên LinkedIn.
1. Hoàn thiện trang của bạn
Trước tiên, doanh nghiệp cần phải thiết lập trang LinkedIn và điền thông tin vào mục “About”. Đây là một bước quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp tạo nên uy tín trong cộng đồng trực tuyến.
Các trang đã hoàn thiện nhận được hơn 30% lượt xem hàng tuần.
1.1. Điền mục Overview
Tự đặt ra và trả lời những câu hỏi quan trọng dưới đây khi viết giới thiệu về doanh nghiệp của bạn:
• Tầm nhìn: Doanh nghiệp muốn tạo ra một tương lai như thế nào?
• Sứ mệnh: Doanh nghiệp sẽ giúp tạo ra tương lai đó bằng cách nào?
• Giá trị: Giá trị cốt lõi củng cố tầm nhìn và quá trình đưa ra quyết định của doanh nghiệp?
• Định vị thương hiệu: Điều gì khiến doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt?
• Sản phẩm/Dịch vụ: Sản phẩm và dịch vụ cốt lõi mà doanh nghiệp bạn cung cấp?
1.2. Thêm logo của doanh nghiệp và ảnh bìa
Nếu như doanh nghiệp chưa có logo và ảnh bìa, hãy tự tạo miễn phí tại Canva.com. Logo có kích thước 300x300, ảnh bìa có kích thước 1536x768.
1.3. Nhập các chi tiết về doanh nghiệp của bạn
Điều này bao gồm website, trụ sở chính , địa chỉ các văn phòng, ngành, loại hình và quy mô tổ chức. Thực hiện những điều này để tăng khả năng tìm kiếm doanh nghiệp trên nền tảng.
2. Tăng số người theo dõi
Trên LinkedIn, chúng tôi thấy rằng một khi trang có được 150 người theo dõi, cơ hội để phát triển sẽ tăng theo cấp số nhân. Thực hiện theo những phương pháp này để đưa doanh nghiệp đi đúng hướng.
2.1. Một lần
- Thêm nút "Theo dõi" LinkedIn trên trang web của doanh nghiệp
- Dẫn link đến trang của doanh nghiệp trong tất cả các mẫu tiếp thị
2.2. Một lần một ngày
- Đăng nội dung hàng ngày
- Kiểm tra mục "Activity" của doanh nghiệp
2.3. Một lần một tuần
- Quảng cáo chéo trang LinkedIn trên các nền tảng mạng xã hội khác
- Tham gia những cuộc thảo luận với hastag
2.4. Một lần một tháng
- Chuyển đổi các hastag trong Communities panel
- Kiểm tra Page Analytics
- Khai thác mạng lưới của khách hàng
- Đề cập những người có tầm ảnh hưởng hoặc các trang khác mà bạn ngưỡng mộ
2.5. Một lần một quý
- Mời các kết nối cá nhân theo dõi trang của bạn
- Nghiên cứu các nội dung của đối thủ
3. Đăng những nội dung hấp dẫn
Đăng những nội dung thích hợp, hấp dẫn trên trang của bạn là chìa khóa thu hút và giữ chân người theo dõi. Dưới đây là những phương pháp tốt nhất để chia sẻ những nội dung phù hợp với các đối tượng của doanh nghiệp.
Các trang đăng bài hàng ngày nhận được x2 lượt tương tác từ khách hàng
- Sử dụng công cụ đề xuất nội dung.
- Chia sẻ lại các nội dung @đề cập hay nhất của doanh nghiệp bạn
- Thêm vào các hình ảnh và video tự thiết kế trong bài đăng.
- Chia sẻ PowerPoints và PDFs.
- Khơi gợi những cuộc thảo luận để tăng tương tác.
- Tạo lịch nội dung hàng tháng.
- Sử dụng model 3-2-1.
- Lên lịch các bài đăng.
4. Các ví dụ về các doanh nghiệp nhỏ thành công
Đôi khi, nhìn sẽ dễ hiểu hơn là nghe nói. Dưới đây là một số ví dụ về các doanh nghiệp nhỏ đã tận dụng trang LinkedIn để đạt được mục tiêu tăng trưởng của họ. Hãy thử sử dụng những ý tưởng này để suy nghĩ về cách bắt đầu trang LinkedIn của bạn.
4.1. Tạo lead (Khách hàng tiềm năng)
Bằng cách tận dụng giveaways và các cuộc thi, Gong.io, một công ty khởi nghiệp về công nghệ thông tin có trụ sở tại San Francisco, CA đã thu hút tương tác của các thành viên và khách hàng tiềm năng thông qua những bình luận.
4.2. Thought leadership (Tư duy lãnh đạo)
The Female Quotient, một công ty khởi nghiệp tập trung vào tính bình đẳng tại nơi làm việc có trụ sở tại Los Angeles, CA đã nắm bắt tư duy lãnh đạo bằng video Giám đốc nhân sự của Unilever nói về bình đẳng giới.
4.3. Customer Spotlight (Tiêu điểm khách hàng)
Lemonade, một công ty khởi nghiệp về bảo hiểm DTC tại Israel, giúp thúc đẩy nhận thức kịp thời về các dịch vụ bảo hiểm bằng cách đăng tải những tương tác thực giữa khách hàng và bot chăm sóc khách hàng của họ, AI Maya
4.4. Brand Awareness (Nhận thức thương hiệu)
Học viện quản lý Jack Welch, một học viện MBA trực tuyến có trụ sở tại Virginia, quảng bá chương trình của họ bằng cách @đề cập đến một sinh viên với câu chuyện thành công truyền cảm hứng.
5. Tạm kết
Với những dịch vụ và công cụ được cung cấp bởi LinkedIn Marketing Solutions, các thương hiệu xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia trên thế giới bằng cách tiếp cận chính xác và mang đến những nội dung, những cuộc thỏ luận liên quan. Ngày nay, các chuyên gia tìm kiếm ý tưởng và insights từ những người và thương hiệu mà họ tin tưởng, các marketer sử dụng LinkedIn để hướng đến mục tiêu quảng cáo và đăng những nội dung chuyên nghiệp để tiếp cận và kết nối với họ.
Để tìm hiểu thêm về cách tối ưu hóa trang LinkedIn cho doanh nghiệp nhỏ của bạn, hãy truy cập: lnkd.in/pagesbp
6. Trang LinkedIn SlimCRM
Mang theo sứ mệnh giúp các doanh nghiệp quản trị dễ dàng và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, SlimCRM mong muốn thông qua LinkedIn được kết nối với các chuyên gia, các doanh nghiệp, cùng nhau trao đổi và mang đến những kiến thức, công cụ giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Hãy follow LinkedIn SlimCRM để có thêm nhiều kiến thức bổ ích và có cơ hội tìm hiểu, dùng thử phần mềm quản trị doanh nghiệp SlimCRM.