
Bạn đang tìm bảng tính giá thành sản phẩm bằng Excel phù hợp với ngành của mình? Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ hơn 10 mẫu file Excel bảng tính giá thành sản phẩm theo từng lĩnh vực. Các mẫu này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tính toán chi phí chính xác và dễ triển khai thực tế.
Bảng tính giá thành sản phẩm bằng Excel là gì?
Việc xác định đúng giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp đưa ra mức giá bán hợp lý, đảm bảo lợi nhuận mà vẫn cạnh tranh. Không chỉ vậy, nó còn là cơ sở để kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung và từ đó phát hiện điểm nghẽn trong quy trình.
Bảng tính giá thành sản phẩm bằng Excel là một công cụ được xây dựng trên phần mềm Microsoft Excel nhằm phục vụ mục đích tính toán chi phí cấu thành nên một sản phẩm cụ thể để từ đó tính được giá bán của sản phẩm.
Xem thêm: File quản lý công nợ bằng excel miễn phí mới nhất.
Cấu trúc của bảng tính giá thành sản phẩm bằng Excel
Muốn xây dựng được một bảng excel tính giá thành sản phẩm dễ dùng và chuẩn xác, bạn cần nắm rõ bốn thành phần chính dưới đây:
1. Định mức nguyên vật liệu
Phần này cần ghi rõ mỗi loại sản phẩm cần bao nhiêu nguyên liệu, đơn giá, thành tiền. Tại đây có thể áp dụng công thức đơn giản như “=Số lượng x Đơn giá” để tự động tính.
2. Chi phí nhân công trực tiếp
Ghi lại giờ công, đơn giá theo giờ và chi phí tổng. Với doanh nghiệp sản xuất hàng loạt, nên thêm cột để phân bổ chi phí theo từng sản phẩm.
3. Chi phí sản xuất chung
Bao gồm chi phí hoạt động, quản lý, khấu hao... Các chi phí này thường phân bổ theo tỷ lệ phần trăm hoặc theo sản lượng.
4. Tổng hợp giá thành sản phẩm
Trong phần này của bảng tính giá thành sản phẩm bằng Excel, bạn nên liên kết dữ liệu từ các sheet trước và áp dụng các công thức tổng hợp như SUMIFS, VLOOKUP hoặc INDEX MATCH để tự động tính ra giá thành đơn vị sản phẩm một cách chính xác và nhất quán.
Tải mẫu bảng tính giá thành sản phẩm bằng excel theo từng ngành nghề
Thay vì tạo từ đầu, bạn có thể sử dụng ngay các mẫu bảng tính giá thành sản phẩm bằng Excel đã được tối ưu sẵn của chúng tôi. Mỗi file đều có công thức tự động, thiết kế theo đặc thù từng ngành và dễ dàng áp dụng thực tế.
1. Bảng tính giá thành giản phẩm bằng Excel dùng cho mọi ngành nghề
Nếu bạn đang cần một file Excel bảng tính giá thành sản phẩm dễ dùng cho mọi ngành nghề, thì đây là lựa chọn phù hợp. Bảng tính gồm các sheet: Kế hoạch sản xuất, Chi phí nhân công, Định mức & xuất kho nguyên vật liệu và tính giá thành sản phẩm. File đã có sẵn công thức, chỉ cần nhập dữ liệu là tự động tính giá thành chi tiết.
2. Bảng Excel tính giá thành sản phẩm ngành may mặc
Mẫu bảng Excel tính giá thành sản phẩm này được chia làm hai phần chính: hàng hoàn thiện và chưa hoàn thiện, với các chỉ tiêu chi tiết như: lương, vật liệu, tài liệu phụ, dịch vụ hàng hóa, chi phí nhà máy…
Tải file excel mẫu ngành may tại đây.
3. File excel bảng tính giá thành sản phẩm cho ngành đồ uống
File Excel tính cost đồ uống được thiết kế tối ưu cho các doanh nghiệp cung cấp nước đóng chai, nước ép, cà phê, trà,.... Bảng tính bao gồm các sheet quản lý định mức nguyên liệu (nước, hương liệu, bao bì...), chi phí sản xuất, nhân công, phân bổ khấu hao và tổng hợp giá thành từng sản phẩm.
4. Mẫu bảng tính giá thành bằng excel cho ngành xây dựng
File excel tính giá thành công ty xây dựng giúp quản lý chi phí vật tư, nhân công, máy thi công và tổng hợp giá thành theo từng công trình hoặc hạng mục.
5. Bảng tính giá thành ngành cơ khí, gia công
Bảng tính giá thành sản phẩm ngành cơ khí, gia công được thiết kế để theo dõi chi phí vật tư, nhân công, thời gian máy chạy và khấu hao thiết bị. File Excel có sẵn công thức tính giá thành theo từng chi tiết hoặc lô sản xuất.
Tải file excel bảng tính giá thành sản phẩm cho ngành cơ khí.
6. File Excel tính giá thành công ty sản xuất
Bảng tính giá thành sản phẩm bằng Excel cho doanh nghiệp sản xuất gồm các sheet: quản lý vật tư lắp ráp, linh kiện, nhân công, chi phí sản xuất chung và giá thành sản phẩm.
7. Bảng tính giá thành sản phẩm excel đơn giản
Mẫu bảng tính này có thiết kế tối giản với các bảng nhập nguyên vật liệu, nhân công và chi phí khác để tính giá sản phẩm, phù hợp với hộ kinh doanh nhỏ.
8. Mẫu tổng hợp các bảng tính giá thành sản phẩm theo từng phương pháp
Ngoài cung cấp bảng tính giá thành sản phẩm bằng excel cho từng ngành nghề, chúng tôi còn cung cấp các mẫu bảng tính theo các phương pháp phổ biến, các mẫu bảng tính bao gồm:
- Bảng tính giá thành sản phẩm phương pháp đơn hàng.
- Bảng tính giá thành sản phẩm phương pháp hệ số.
- Bảng tính giá thành sản phẩm phương pháp đơn định mức.
- Bảng tính giá thành sản phẩm phương pháp trực tiếp.
- Bảng tính giá thành sản phẩm phương pháp tỷ lệ.
Bạn có thể tải tổng hợp các mẫu bảng tính giá thành sản phẩm bằng excel đó tại đây.
Lưu ý khi sử dụng bảng tính giá thành sản phẩm bằng Excel
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên ghi nhớ để đảm bảo bảng tính giá thành sản phẩm bằng excel hoạt động chính xác và ổn định:
- Chỉ nên chỉnh sửa ở những ô nhập dữ liệu, còn các vùng chứa công thức cần được khóa lại để tránh vô tình làm sai lệch kết quả.
- Đặt tên rõ ràng cho các sheet và cột: Dùng tên ngắn gọn, dễ hiểu để người dùng khác có thể nhanh chóng nắm bắt cấu trúc file.
- Thường xuyên sao lưu file Excel gốc: Trước mỗi lần nhập dữ liệu mới hoặc chỉnh sửa công thức, hãy sao lưu một bản dự phòng để tránh mất dữ liệu quan trọng.
- Kiểm tra dữ liệu đầu vào kỹ lưỡng: Giá sai, đơn vị nhầm, số lượng nhập thiếu... đều có thể khiến toàn bộ bảng tính lệch kết quả.
- Cập nhật định kỳ đơn giá và chi phí: Chi phí nguyên vật liệu và nhân công có thể biến động theo tháng. Đảm bảo cập nhật thường xuyên để giá thành phản ánh đúng thực tế.
Khi nào nên chuyển từ Excel sang phần mềm tính giá thành?
Bảng tính giá thành sản phẩm bằng Excel phù hợp khi doanh nghiệp còn nhỏ, dữ liệu ít và quy trình đơn giản. Nhưng khi quy mô mở rộng, số lượng sản phẩm và nguyên liệu tăng lên, Excel dễ gây quá tải và sai sót.
Lúc này, bạn nên chuyển sang phần mềm quản lý chi phí, giá thành chuyên biệt như SlimCRM. Đây là giải pháp toàn diện giúp bạn:
- Tự động lấy dữ liệu từ kho, đơn hàng, nhân sự để tính giá thành.
- Báo cáo nhanh, phân tích chi phí theo thời gian thực.
- Quản lý định mức nguyên vật liệu, sản phẩm và toàn bộ chuỗi sản xuất.
- Báo cáo tồn quỹ, kiểm soát chặt chẽ tiền mặt và dòng tiền của doanh nghiệp.
SlimCRM hỗ trợ nhập dữ liệu từ Excel nên bạn có thể chuyển đổi mà không mất công xây dựng lại từ đầu. Đây là bước chuyển quan trọng nếu bạn muốn tăng tốc xử lý và giảm sai sót trong tính giá thành.
Tổng kết
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp nhỏ, nhân viên kế toán hay người phụ trách sản xuất đang muốn quản lý chi phí hiệu quả, thì việc sử dụng bảng tính giá thành sản phẩm bằng Excel là bước khởi đầu hoàn hảo. Với các file Excel mẫu đa ngành được cung cấp miễn phí, bạn hoàn toàn có thể bắt tay ngay vào việc kiểm soát chi phí – lợi nhuận một cách chuyên nghiệp. Đừng quên cân nhắc giải pháp phần mềm SlimCRM khi doanh nghiệp bạn cần một hệ thống quản lý giá thành toàn diện và đồng bộ hơn.