33% nhà tuyển dụng quyết định trong vòng 90 giây họ có muốn thuê bạn hay không và điều này đơn giản là do 55% ấn tượng đầu tiên của họ là do ngoại hình của bạn, cách bạn nói chuyện, đi lại và hành động. Dưới đây là 25 trong số những sai lầm phổ biến nhất mà hầu hết những ứng viên phỏng vấn mắc phải để bạn có thể tránh chúng và có cơ hội tốt nhất có thể đạt được công việc mơ ước. Cùng SlimCRM tìm hiểu ngay nhé
Đến trễ
Điều này cho thấy bạn thiếu sự tôn trọng với thời gian của người phỏng vấn, thậm chí nó liên quan dến khả năng đáp ứng trong công việc của bạn. Trong trường hợp không thể đến đúng hẹn, hãy gọi cho người phỏng vấn để họ biết
Đến quá sớm
Nên đến sớm khoảng 10 -15 phút để phỏng vấn nhưng nếu sớm hơn khoảng này, bạn sẽ gây bất tiện cho cuộc phỏng vấn, gây rối loạn cho lịch trình làm việc của họ
Không mỉm cười và cái bắt tay yếu
40% người phỏng vấn không thích ứng viên không cười và đây được xem là lý do chính nếu bạn không được tuyển
Hạn chế giao tiếp bằng mắt
Điều này làm giảm cơ hội hội đỗ pv xuống 67%. Những người không giao tiếp bằng mắt được xem là thiếu sự tin tưởng và mờ ám
Giọng điệu nói chuyện khó nghe
Với giọng nói khó nghe, không ổn định, thậm chí nói quá nhiều hoặc quá ít, cơ hội được tuyển của bạn chỉ còn 40%
Trang phục không phù hợp
Không phải tất cả các nơi làm việc đều quy định nhân viên sử dụng trang phục nghiêm Có rất nhiều công ty có phong cách trang phục bình thường. Việc cần làm là tìm hiểu xem những trang phục nhân viên tại đó sử dụng. Dù bạn mặc gì cũng nên tránh:
- Dép tông
- Quần áo sáng màu
- Nhiều họa tiết sặc sỡ
- Trang sức rườm rà
- Quần short
- Quần áo quá bó
Trau truốt quá mức
Điều này làm giảm cơ hội đỗ phỏng vấn còn 21%, ngoài ra còn có Khoanh tay, bồn chồn quá mức, vuốt ve mặt
Không nói bất cứ điều gì về công ty
47% nhà tuyển dụng sẽ không cho bạn qua nếu bạn thiếu sự nghiên cứu trước về công ty hay không thể hiện điều này khi phỏng vấn
Nói chuyện mất lịch sự với người lễ tân hoặc phàn nàn qua điện thoại
Hãy nhớ rằng, cuộc phỏng vấn bắt đầu từ thời điểm bạn bước chân vào công ty. Hành vi của bạn thể hiện trong khu vực lễ tân sẽ ảnh hưởng đến cơ hội bạn được tuyển hay không
Đọc thêm: Deal lương lên gấp đôi chỉ bằng thủ thuật đơn giản Thiếu chuẩn bị với các cuộc trò chuyện nhỏ
Những câu chuyện nhỏ liên quan đến buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn tạo được kết nói với người tuyển dụng
Liên tục sử dụng điện thoại
Điều này thể hiện bạn không tập trung cho cuộc phỏng vấn và sẽ bị mất điểm nghiêm trọng. Hạn chế sử dụng điện thoại cho đến khi phỏng vấn kết thúc
Lúng túng trả lời các câu hỏi
Bạn sẽ dễ bị mất điểm hơn nếu như trả lời lúng túng các câu phỏng vấn như: Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi? Điểm yếu của bạn là gì?
Không thể hiện được
Thành tích của bạn trong bản CV nộp cho người tuyển dụng
Phàn nàn hoặc chỉ trích về những người quản lý trước đó
Thay cho việc này hãy tập trung vào những kết quả tích cực tại các vị trí bạn làm trước đó
Thể hiện thái độ không nghiêm túc trong phỏng vấn
Bạn nên giữ ranh giới tốt giữa việc lôi cuôn thân thiện, tránh đùa giỡn quá mức
Nói quá nhiều
Về lý do tại sao bạn mất việc, rời bỏ vị trí trước đó. Trình bày các vấn đề tiêu cực một cách ngắn gọn và hạn chế
Không nên thể hiện bản thân với các ứng viên khác
Nên giải thích vì sao bạn là người phù hợp nhất cho vị trí công việc đó
Tập trung hơn
Vào những gì công ty /công việc cần đến chứ không phải những thứ bạn có thể làm. Nên nhớ trong một cuộc phỏng vấn, bạn cần thể hiện đưuọc bạn có thể cung cấp những gì và không đòi hỏi quá nhiều nhu cầu
Không trung thực khi viết CV hay trong buổi phỏng vấn
Có đến 55% nhà tuyển dụng phát hiện ra các ứng viên không trung thực khi phỏng vấn và bạn biết hậu quả của họ rồi đấy
Nói chuyện sáo rỗng
Đừng thể hiện là người cầu toàn, có thể làm việc tận sức. Người tuyển dụng sẽ ghi nhận khi bạn nói những điều họ muốn nghe
Không đặt câu hỏi
sẽ có thời điểm người pv sẽ hỏi bạn có câu hỏi nào cho họ không. Hãy chuẩn bị thật kỹ trước những câu hỏi thú vị và thú vị cho thấy bạn thật sự nghiêm túc với công việc này
Mất sự quan tâm với buổi phỏng vấn
Nhiều người nghĩ rằng chuyên nghiệp nghĩa là tỏ ra bình tĩnh và lạnh lùng. tuy nhiên điều đó không đúng và có thể làm nhà tuyển dụng thất vọng
Không tìm hiểu các nhà phỏng vấn
Ngoài việc tìm hiểu về công ty và chi tiết công việc, bạn có thể tìm hiểu thêm về người pv bạn. Xem bạn có thể chia sẻ bất cứ thông tin chung như quê hương, trường học or sở thích
Không theo dõi
Nhiều người không trả lời cuộc gọi và mail từ bên công ty sau khi buổi phỏng vấn diễn ra. 42% ứng viên không tìm được việc
Theo dõi quá tích cực
Theo dõi thông tin từ công ty sau pv là rất quan trọng nhưng đừng gửi nhiều email hoặc cuộc gọi vì điều này không chỉ gây ứng xử cho gười pv mà có thể làm bạn tuyệt vọng.
Hi vọng bài viết sẽ đem lại kiến thức bổ ích cho các bạn ứng viên khi đi phỏng vấn và làm việc <3
Nguồn: SlimCRM.vn
Tham khảo: Technium.ca