Giải pháp vượt bão suy thoái kinh tế dành cho doanh nghiệp

Thời gian đọc: 8 phút
Quản trịBài viết
22/11/24 05:23:49 | Lượt xem: 163
Giải pháp vượt bão suy thoái kinh tế

Kể từ năm 1950, các cuộc suy thoái thường kéo dài từ 2 đến 18 tháng. Suy thoái kinh tế là một phần bình thường của chu kỳ kinh doanh, vì vậy, thay vì lo lắng, bạn nên lập kế hoạch hành động. Việc ứng phó phải bắt đầu từ rất lâu trước khi suy thoái thực sự xảy ra. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến những giải pháp giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua cơn “siêu bão” này. 

Suy thoái kinh tế 2023 - Siêu bão cấp 8

  • Lạm phát - chi phí đầu vào cao
  • Thiếu vốn - Bank thắt tín dụng
  • Công nợ khách hàng tăng
  • Tỷ giá bào mòn lợi nhuận gộp
  • Dân tắt chi tiêu - Cầu tiêu dùng giảm
  • Hậu quả Covid chưa kịp hồi
  • Xăng tăng - Giá logistics tăng
  • Đốt lò - Pháp lý dự án đình trệ
  • Hậu quả cho doanh nghiệp
  • Chết vì thiếu tiền
  • Chết vì quá cồng kềnh
  • Chết vì thiếu khách
  • Chết vì biên lợi nhuận bào mòn
  • Chêt vì mục tiêu cao
  • Chết vì không chờ được pháp lý
  • Chết vì mất đoàn kết

9 giải pháp để vượt qua siêu bão

giải pháp để vượt qua suy thoái kinh tế

Hạ thấp trọng tâm - Chỉnh mục tiêu

  • Tinh giảm định phí, chuyển sang biến phí 
  • Giảm tỷ trọng bộ phận ko trực tiếp tạo doanh thu 
  • Giảm các dự án dài hơi, đầu tư dài hạn 
  • Hạ thấp điểm Break even point
  • Chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng doanh thu, chiều rộng sang mục tiêu tăng hiệu suất, chiều sâu 

Tập trung cốt lõi

  • Lựa chọn cốt lõi: Bạn xuất sắc, bạn đam mê, nhu cầu của khách hàng lớn?
  • Lọc bớt vệ tinh: Sản phẩm, dự án, ý tưởng,…
  • Củng cố năng lực cốt lõi

Quản trị dòng tiền 

  • Đặc biệt quan tâm đến Cash follow
  • Xây rules điều tiết dòng tiền ra vào:

+ Chỉ số chi/ thu mỗi tuần - tháng 
+ Chỉ số dư tiền tối thiểu/ tổng chi phí tháng 
+ Chỉ số dư tiền tối thiểu/doanh thu tháng 
+ Chỉ số công nợ tối đa/doanh thu….. 

  • Phân nhóm nợ theo cấp độ 1-2-3-4 (đến hạn, quá hạn 30 ngày, quá hạn 60 ngày, quá hạn 90 ngày)
  • Đàm phán nhà cung cấp 
  • Đàm phán thu hồi công nợ 
  • Xem xét điều khoản các hợp đồng về điều khoản thanh toán sau 
  • Ưu tiên cao cho duy trì tín dụng ngân hàng

Có thể bạn quan tâm: 

1. Kỹ thuật tối ưu hóa chi phí giúp doanh nghiệp vượt bão suy thoái

2. Doanh nghiệp nhỏ nên làm gì trước tình hình suy thoái kinh tế?

Kịch bản ứng phó 

  • Ngoài 3 kế hoạch A,B,C. Thêm D, E. Dự báo và chuẩn bị cho điều xấu nhất
  • Xuất phát chi phí từ phương án thấp (C hay D)
  • Tạo cơ sở thận trọng chỉ số được phép trigger chi phí và các hành động của kế hoạch B, A
  • Phân quyền cho các bộ phận chức năng được phép kéo phanh khi thấy điều kiện trigger rủi ro
  • Truyền thông tối đa các mức kịch bản, tạo đồng thuận

Tinh thần Wartime

Vượt bão suy thoái kinh tế

Đào tạo nhân viên

Lúc khó tăng doanh thu thì tăng cường tăng tri thức và trình độ cho CBNV. 
Qua đào tạo, tăng gắn kết văn hoá doanh nghiệp, gắn kết lãnh đạo với nhân viên. 
Sẵn sàng năng lực cho giai đoạn bùng phát hậu siêu bão. 
CEO dạy chéo cho Doanh nghiệp của nhau

Tăng doanh thu mới - Doanh thu online

  • Mở rộng nguồn thu mới. 
  • Nguồn thu cần nhiều sáng tạo hơn là cần nhiều tiền đầu tư. 
  • Nguồn thu ít rủi ro vận hành.
  • Nguồn thu có khả năng tiếp tục duy trì và nở rộng về sau. 
  • Nguồn thu ko bị ảnh hưởng bởi siêu bão. 
  • Nguồn thu gần lợi thế lõi.

Chuyển đổi số

  • Cải tiến quy trình quản trị trước, chuyển đổi số sau 
  • Áp dụng công nghệ số trong quản trị nhằm gia tăng hiệu suất, ưu tiên 2 mục tiêu: Tăng doanh thu; Giảm chi phí 
  • Áp dụng theo lộ trình, đánh giá hiệu quả giai đoạn 
  • Tìm đối tác tin cậy Top down: Chuyển đổi số phải đi từ lãnh đạo, đi từ chiến lược tổng thể xuống 
  • Lúc downtime là cơ hội củng cố lại toàn bộ hệ thống quản trị nhằm chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc sau đó (nếu có)

Tìm cơ trong nguy

  • M&A: Nhiều công ty, BĐS giá rẻ muốn bán.
  • Nhân tài: Nhiều nhân tài bị mất minh chủ.
  • Thị trường rộng mở: Nhiều đối thủ bị chết trong bão.
  • Hỗ trợ: Nhà nước sẽ vào hỗ trợ đẩy thị trường lên sau bão tan.
  • Nhiều thói quen và nhu cầu mới có ích được hình thành (họp online, ký số, E-commerce,...).
  • Nền kinh tế VN đang lên về trung hạn 3-10 năm tới.

Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua suy thoái kinh tế 

Cạn kiệt dòng tiền luôn là một trong những mối lo hàng đầu của chủ doanh nghiệp, nhưng điều này trở nên đặc biệt quan trọng trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Hãy bắt đầu bằng cách quản lý số dư tiền mặt hiện tại của doanh nghiệp cũng như quản lý nguồn tiền và chi tiêu hàng tháng. Hãy tạo dự báo dòng tiền luân chuyển cho quý tiếp theo để hướng dẫn cho nhóm quản lý và sử dụng nó như một công cụ để đưa ra cảnh báo sớm về những thay đổi sắp tới.

Nếu bạn vẫn đang dùng excel để quản lý dòng tiền thì đây là lúc nên xem xét chuyển đối lên phần mềm chuyên nghiệp và hiện đại như phần mềm quản trị doanh nghiệp SlimCRM để giám sát và thúc đẩy dòng tiền chặt chẽ hơn.

Vượt qua suy thoái kinh tế
 
Những tính năng trong phần mềm đã hỗ trợ doanh nghiệp số hóa các khía cạnh về quản trị, phân loại data khách hàng (số lượng, nguồn, tình trạng, lịch sử chăm sóc...) một cách khoa học và hiệu quả. Phần mềm giúp quản lý phòng sales theo chuẩn quốc tế: từ tiếp nhận cơ hội mới, báo giá cho đến tư vấn, follow chăm sóc để có đơn hàng và các vấn đề về theo dõi thanh toán, công nợ và quản lý kho, đem lại hiệu quả cao trong kinh tế. 

Lời kết

Để có thể giúp doanh nghiệp vượt qua suy thoái kinh tế một cách dễ dàng hơn, bạn sẽ cần có sự hỗ trợ đến từ các phần mềm. Với khả năng thu thập dữ liệu từ khách hàng hiệu quả, CRM đã trở thành một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp khai mở tiềm năng tăng trưởng của mình.
 
SlimCRM là một giải pháp CRM của Việt Nam đã đạt giải SaaS Adward tại hạng mục “Sản phẩm phần mềm tốt nhất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Chắt lọc ưu điểm của các phần mềm quản lý trong và ngoài nước, phần mềm quản trị doanh nghiệp SlimCRM có tất cả các tính năng thiết yếu, hiện đại nhưng vừa đủ đơn giản, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ quản trị dễ dàng và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
 
Bạn có thể dùng thử phần mềm quản trị doanh nghiệp SlimCRM miễn phí tại đây.

Nguồn: Nguyễn Minh Qúy - Chủ tịch NOVAON

SlimCRM - phần mềm quản lý