4 sai lầm khiến doanh nghiệp thực thi chiến lược thất bại

Thời gian đọc: 5 phút
Quản trịBài viết
16/04/24 18:50:18 | Lượt xem: 53
4 sai lầm khiến doanh nghiệp thực thi chiến lược thất bại

Vì sao thực thi chiến lược thất bại? Hãy xem các mô hình sau và cho biết bạn đã từng (hay đang) rơi vào tình huống nào nhé.

SAI LẦM 1: NGHĨ QUÁ NHIỀU (Over-Thinker)

Sau khi nghĩ xong thì không hành động hoặc hành động không theo luồng suy nghĩ vì luôn sợ sai.

4 sai lầm khiến doanh nghiệp thực thi chiến lược thất bại

Giải pháp

Nghĩ ra điều gì thì chia sẻ với team hoặc một nhóm đồng đội cùng chí hướng. Nếu mọi người thấy hay thì có thể bắt tay làm luôn. Nếu Team của bạn không chịu hành động thì bạn vẫn nên là "Lãnh đạo làm gương", vừa làm vừa sửa.

Richard Branson có một câu nói rất hay cho tình huống này: "Nếu ai đó cho bạn một cơ hội tuyệt vời, nhưng bạn không chắc mình có làm được hay không, hãy nói "Yes" trước đã rồi học cách làm sau".

Trong thời đại Công nghệ 5.0, cơ hội để áp dụng thử, sửa và sai dễ dàng hơn trước rất nhiều nên "Just Do It".

Đọc thêm: BSC là gì? Ứng dụng thẻ điểm cân bằng cho doanh nghiệp ra sao?


SAI LẦM 2: CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO (Perfectionism)

Chúng ta luôn sợ chưa hoàn hảo, luôn tìm cách cố gắng hoàn thiện sản phẩm ở mức cao nhất mà quên mất rằng các Player khác đang chạy trước. Kết quả là ta không có sản phẩm đúng thời điểm để cung ứng, hoặc thị trường lại chạy theo một nhu cầu hoàn toàn mới.

4 sai lầm khiến doanh nghiệp thực thi chiến lược thất bại

Giải pháp

Bạn cần có Deadlines cho từng việc. Chấp nhận rủi ro và bị phê phán. Sau đó liên tục cải tiến và vá lỗi.

Hãy nhìn Apple, Samsung hay mọi hãng điện tử lớn toàn cầu hiện nay. Vì sao họ phải update phần mềm liên tục và ra phiên bản mới liên tục? Có phải vì họ không có khả năng tạo nên một sản phẩm hoàn hảo?

Khi bạn nhìn cách làm của các "ông lớn", bạn có thể đỡ lo lắng khi thấy sản phẩm của mình chưa hoàn hảo. Cứ để thị trường đánh giá.

Ngay cả khi quay video hay viết bài cũng vậy. Thay vì học và edit mãi cho hoàn hảo, cũng có thể chọn cách đặt deadlines, đến hạn là bung lụa dù chưa ưng ý hoặc còn nhiều lỗi. Tiếp theo sẽ bung các bản "vá lỗi" dần.


SAI LẦM 3: NGHIỆN PHÁT KIẾN (New Idea Syndrome)

Chúng ta là nhóm người sáng tạo với vô vàn ý tưởng, nhưng vì quá nhiều ý tưởng và say sưa với việc phát kiến, sáng tạo, ta quên mất việc đóng gói ý tưởng thành sản phẩm có thể sử dụng và thương mại hoá.

4 sai lầm khiến doanh nghiệp thực thi chiến lược thất bại

Giải pháp

Nếu bạn thật sự là một nhà phát minh và một người sáng tạo đầy ắp ý tưởng, hãy tìm đồng đội là nhóm THỰC THI và CÓ CHỈ SỐ HÀNH ĐỘNG CAO. Đừng chỉ tham gia vào một team toàn người sáng tạo vì bạn có thể sẽ hết sạch tiền mua gạo ăn.

Hoặc bạn cũng nên "bán mình" cho một doanh nghiệp có chiến lược tập trung vào R&D thay vì tự mình ôm trọn mọi thứ.


SAI LẦM 4: NGHIỆN HỌC (Learning for Entertainment)

Có một nhóm người thuộc dạng nghiện học. Mê mải học hết nội dung này đến nội dung khác, càng học càng thấy mình biết quá ít và vì vậy không đủ tự tin tham gia hành động hoặc luôn luôn ép mình và đội nhóm của mình thử nghiệm hết nội dung này đến nội dung khác. Kết quả là đội nhóm hỗn loạn tri thức, không biết thế nào là đúng.

4 sai lầm khiến doanh nghiệp thực thi chiến lược thất bại

Giải pháp

Áp dụng công thức I-A-E xây dựng (Important - Applicable - Execution). Sau bất kỳ bài học nào hãy ghi chép vào Sổ/Note theo cách: 10 điều quan trọng - 5 việc có thể áp dụng - 3 điều cần làm ngay.

Ngoài ra, cũng xây dựng cho mình và team mình một thời lượng học theo kế hoạch cụ thể thay vì hứng lên là lôi nhau đi học liên tục.

Ví dụ: Dù là nhân viên của một công ty toàn chuyên gia và lịch kín cả năm, nhưng có team cũng chỉ phải học mỗi tháng 1 môn theo nội dung đã xây trong kế hoạch năm, còn phòng ban nào cần học thêm gì mới chủ động đề xuất chứ không cưỡng ép bắt phải học.

Nguồn tham khảo: Đặng Thanh Vân

SlimCRM - phần mềm quản lý