Space Matrix - Doanh nghiệp phải làm nếu không muốn bị đào thải

Thời gian đọc: 11 phút
Quản trịBài viết
14/05/24 22:52:25 | Lượt xem: 1044
Space Matrix

Trong kinh doanh, việc thử nghiệm và từ bỏ 1 ngành nghề nào đó trong kinh doạn để cắt lỗ là bình thường. Thậm chí kể cả đang kinh doanh tốt, nhưng sản phẩm đã đến đỉnh bão hòa và chuyển qua suy thoái đến từ sự thoái trào về nhu cầu từ chính người dùng do công nghệ phát triển (như giờ còn ai mà xài điện thoại phím bấm mà chủ yếu smartphone) thì phải chuyển mình xoay trục việc kinh doanh là hoàn toàn đúng đắn, nếu không muốn chết dần trong đau khổ. Đó là lúc ma trận Space phát huy tác dụng, cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết!

Khái quát về The Space Matrix

Ma trận space là gì?

Ma trận space (Space Matrix) là  một mô hình phân tích môi trường kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp. Mô hình này được phát triển bởi Bruce D. Henderson vào năm 1979 và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Ma trận SPACE là một mô hình hai chiều, trong đó trục x thể hiện sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp và trục y thể hiện sức hấp dẫn của ngành.

Mỗi doanh nghiệp, cứ sau một quý, xa hơn là một năm, cần thực hiện đánh giá định kỳ để xem xét tình hình của mình trong cuộc chiến cạnh tranh, tránh rơi vào bẫy ảo tưởng sức mạnh bản thân, rồi lơ là và thất bại trên thị trường. Ma trận đánh giá vị trí chiến lược và hành động (Strategic Position and Action Evaluation Matrix), gọi tắt là SPACE, là một công cụ quản lý để phân tích và định vị một doanh nghiệp, từ đó xác định và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.

SPACE được thiết kế với 4 góc phần tư, tương ứng với một loại bản chất khách nhau của một chiến lược là

  • Tấn công (Agressive),
  • Thận trọng (Conservative),
  • Phòng thủ (Defensive) và
  • Cạnh tranh (Competitive).
  • Mỗi trục lại được đánh giá theo thang điểm từ -6 đến +6. 
Ma trận space là gì?
Ma trận space là gì?

Ma trận Space phân tích dựa trên 2 khía cạnh chiến lược: Nội bộ và thị trường bên ngoài để định vị doanh nghiệp. Cụ thể hơn,

  • Về chiến lược nội bộ, ma trận này xem xét tới hai yếu tố là Sức mạnh tài chính (Financial Strength/FS) và Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage/CA).
  • Chiến lược bên ngoài, ma trận đánh giá yếu tố Sự ổn định của môi trường (Environmental Stability/ES) và Sức mạnh ngành (Industry Strength/IS).

Các sổ sách tài chính và bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ cho biết số điểm FS dựa trên kết quả lợi tức đầu tư, đòn bẩy, doanh thu, thanh khoản, vốn lưu động, dòng tiền và các yếu tố tài chính khác. Trong khi đó, điểm CA sẽ được đánh giá dựa vào các chỉ số về tốc độ đổi mới của doanh nghiệp, lòng trung thành của khách hàng, chất lượng sản phẩm, thị phần, vòng đời của sản phẩm…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp và chiến lược bên ngoài của mình đương nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình thị trường mà doanh nghiệp hoạt động như điều kiện kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, độ co giãn giá, áp lực cạnh tranh, tiềm năng tăng trưởng ngành…

Tham khảo thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Quy trình kèm mẫu chuẩn

Cách thiết lập ma trận Space

Hiểu một cách đơn giản, ma trận SPACE được xây dựng bằng cách vẽ các điểm giá trị của yếu tố Lợi thế cạnh tranh (CA) và Sức mạnh ngành (IS) trên trục hoành. Trục tung thể hiện điểm giá trị của yếu tố Sự ổn định môi trường (ES) và Sức mạnh tài chính (FS). Cụ thể hơn, việc thiết lập ma trận này thường gồm 6 bước là:

  • (i): Xác định tập hợp các biến được sử dụng để đánh giá chỉ số CA, IS, ES và FS.
  • (ii) Xếp hạng từng chỉ số theo thang điểm tương ứng với mỗi góc phần tư. Với yếu tố CA và ES là từ -6 (kém nhất) tới -1 (tốt nhất). Với yếu tố IS và FS là từ +1 (kém nhất) tới +6 (tốt nhất).
  • (iii) Tính điểm trung bình cộng cho các yếu tố CA, IS, FS, và ES.
  • (iv) Xác định điểm giá trị trung bình cộng của yếu tố CA và IS, tương ứng với giá trị trên trục hoành của Ma trận SPACE.
  • (v) Xác định điểm giá trị trung bình cộng của yếu tố ES và FS để tìm giá trị trên trục tung của Ma trận SPACE trên trục tung.
  • (vi) Tìm giao điểm của giá trị tung-hoành. Vẽ một đường từ tâm Ma trận tới điểm này – Đường này sẽ tiết lộ chiến lược mà công ty nên theo đuổi là TẤN CÔNG, PHÒNG THỦ, THẬN TRỌNG hay CẠNH TRANH quyết liệt.

Từ đây, có thể thấy ma trận SPACE chỉ ra rằng doanh nghiệp nên theo đuổi một chiến lược tấn công thị trường tích cực vì nó đang có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường cùng mức tăng trưởng tích cực. Doanh nghiệp cần tận dụng sức mạnh nội bộ để xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc công ty nên tập trung vào việc phát triển sản phẩm, hợp tác với các công ty khác, hoặc thu mua đối thủ…

Xem thêm: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh: “giải mã” DNA đối thủ!

Các thương hiệu đã thành công ra sao khi áp dụng SPACE MATRIX?

Và thực tế trong quá khứ đã từng có các cuộc đổi vua ngoạn mục vì ông lớn mãi ngủ quên trên chiến thắng như Nokia thất bại nhường ngôi vương cho Apple.

Rồi nhiều cuộc xoay trục kinh doanh đã xảy ra ở các tập đoàn lớn minh chứng cho điều này

Ma trận Space của Apple

Theo mô hình ma trận SPACE, Apple được đánh giá là nằm ở ô tăng trưởng.

Sức mạnh cạnh tranh của Apple được đánh giá cao dựa trên các yếu tố sau:

  • Mức độ khác biệt hóa của sản phẩm/dịch vụ: Apple được biết đến với các sản phẩm mang tính cách mạng và khác biệt, chẳng hạn như iPhone, iPad, MacBook,...
  • Mức độ chiếm lĩnh thị trường: Apple là một trong những công ty công nghệ có thị phần lớn nhất thế giới.
  • Mức độ trung thành của khách hàng: Khách hàng của Apple được biết đến là rất trung thành với sản phẩm của hãng.
  • Mức độ chi phí thấp: Apple có khả năng sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhờ quy trình sản xuất hiện đại và hiệu quả.

Sức hấp dẫn của ngành công nghiệp công nghệ cao cũng được đánh giá cao dựa trên các yếu tố sau:

  • Tốc độ tăng trưởng của ngành: Ngành công nghệ cao là một ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh.
  • Lợi nhuận của ngành: Ngành công nghệ cao có lợi nhuận cao.
  • Mức độ cạnh tranh của ngành: Ngành công nghệ cao có mức độ cạnh tranh cao.
  • Sự thay đổi của công nghệ: Ngành công nghệ cao có sự thay đổi công nghệ nhanh chóng.

Với vị trí hiện tại, Apple có thể tiếp tục áp dụng chiến lược tăng trưởng bằng cách mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

Dưới đây là một số ví dụ về các chiến lược tăng trưởng mà Apple có thể thực hiện:

  • Mở rộng thị trường sang các thị trường mới, chẳng hạn như Đông Nam Á, Châu Phi,...
  • Phát triển sản phẩm mới, chẳng hạn như điện thoại thông minh màn hình gập, kính thực tế ảo,...
  • Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để phát triển các công nghệ mới, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, xe tự lái,...

Tuy nhiên, Apple cũng cần lưu ý đến những thách thức tiềm ẩn trong ngành công nghệ cao, chẳng hạn như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty Trung Quốc và sự thay đổi công nghệ nhanh chóng.

Bài học từ ma trận Space của Thế Giới Di Động

Với chuỗi Thế Giới Di Động (TGDD), có thể nhận ra "Người tiêu dùng đã bắt đầu bão hòa với điện thoại thông minh, cảnh người tiêu dùng xếp hàng mua điện thoại đời mới đã xa, không còn như thời cách đây vài năm tại TGDD", vậy TGDD làm gì?

Một loạt chiến lược mới đã được thực thi từ việc ngưng mở rộng, đóng bớt các cửa hàng Thegioididong cho đến mở thêm nhóm mặt hàng đồng hồ, mắt kính,…là một trong những bước đi mới của Thế Giới Di Động nhằm thúc đẩy doanh số tăng trưởng.

  • Mở rộng các mặt hàng kinh doanh: Năm 2022, TGDD đã ghi nhận doanh thu từ các mặt hàng mới như đồng hồ, mắt kính,... đạt 10.000 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2021.
  • Đóng bớt các cửa hàng: Năm 2022, TGDD đã đóng bớt 21 cửa hàng, giảm tổng số cửa hàng xuống còn 864 cửa hàng.
  • Tìm kiếm các thị trường mới: Năm 2022, TGDD đã mở rộng thị trường sang Campuchia và Lào.
  • Hợp tác với các đối tác chiến lược: Năm 2022, TGDD đã hợp tác với các nhà sản xuất điện thoại thông minh và điện máy để phát triển 100 sản phẩm mới.

Ngoài ra, TGDD cũng đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý khác, chẳng hạn như:

  • Giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh và điện máy Việt Nam.
  • Giành được nhiều giải thưởng danh giá, chẳng hạn như Top 50 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam,...

Ví dụ về ma trận Space của các tập đoàn Bảo Hiểm 

Rồi gần đây là các Tập Đoàn bảo hiểm "xoay trục thị trường" vào Châu Á, tập trung vào một số thị trường tiềm năng nhất trong khu vực châu Á, hoặc mở rộng ra các châu lục khác. Nổi bật là phi vụ của FWD vào ngân hàng vietcombank gần đây.

Tại sao họ xoay trục?

  • Do tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh ở các nước đang phát triển tại Châu Á. Khoảng 5.000 tỷ USD được tạo ra hàng năm ở châu Á đồng nghĩa với việc vào năm 2030, 2/3 tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ tập trung ở khu vực này.
  • Ngoài ra, số người trên 65 tuổi sẽ tăng gần gấp ba, lên khoảng 700 triệu người vào năm 2050.
  • Ðông Á và Ðông Nam Á là nơi cư trú của 37% dân số già thế giới hiện nay, dự kiến con số này sẽ duy trì vào năm 2050.
  • Một yếu tố khác là nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, một phần do tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim, ung thư và tiểu đường gia tăng.

Vậy nếu bạn kinh doanh, mà thời thế thay đổi, khách hàng không còn nhu cầu, tài chính không ổn, năng lực không đủ sức cạnh tranh, nguồn cung giảm,... liệu bạn có can đảm đứng yên, hay là chọn xoay trục thị trường, xoay trục lĩnh vực, xoay trục nhóm SP,... để tồn tại và phát triển. 

Dẫn nguồn: Nguyễn Tuấn Hùng / Quản trị và Khởi nghiệp

SlimCRM - phần mềm quản lý