Trọn bộ 5 chỉ số nguồn nhân lực cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thời gian đọc: 5 phút
Quản trịBài viết
20/04/24 03:14:48 | Lượt xem: 82
5 chỉ số nguồn nhân lực cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Không hề cường điệu khi nói rằng nhân lực là nguồn tài nguyên quý giá nhất của công ty. Đặc biệt ở những doanh nghiệp nhỏ nơi mà một phòng ban chỉ có hai - ba người thì tầm quan trọng mỗi nhân sự có lại càng tăng. Vậy làm thế nào để đánh giá được liệu bạn có đang đánh giá chính xác tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của nhân lực doanh nghiệp bạn hay không? Hãy sử dụng "Bộ 15 chỉ số nguồn nhân lực cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ" sau đây.

Tỷ lệ gắn kết của nhân viên (Employee Net Promoter Score)

Đây là chỉ số được phát triển bởi Bain & Company và được sử dụng bởi các công ty nổi tiếng trên thế giới như Apple, Amazon, GE, KPMG, Facebook, eBay…chỉ số này đo lường sự hài lòng của nhân viên khi làm việc cho một doanh nghiệp. eNPS còn có thể chỉ ra được mức độ mà một người muốn giới thiệu doanh nghiệp của mình là nơi lý tưởng để làm việc đến bạn bè hoặc người quen..
 
Tương tự như cách tính chỉ số NPS của khách hàng, hầu hết các tổ chức cũng thực hiện đo lường eNPS của họ bằng khảo sát. Tuy nhiên, để có được phản hồi sâu sắc hơn, bạn cũng có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên xoay quanh các mối quan tâm cụ thể. Chẳng hạn như: mối quan hệ với quản lý trực tiếp, cơ hội phát triển, môi trường làm việc, tính chất công việc, v.v.

Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên (Turnover rate)

Tình trạng nhân viên nghỉ việc cao gây lãng phí nhiều nguồn lực bỏ ra cho tuyển dụng, đào tạo và làm giảm tinh thần làm việc chung. Đặc biệt ở các vị trí “key job" (công việc chủ chốt) hay “high performer" (nhân viên xuất sắc), thông thường chi phí tuyển mới luôn cao hơn chi phí giữ chân.
 
Tùy thuộc vào ngành và bối cảnh, đóng góp của những nhân viên top đầu có thể gấp 2,5 cho đến 10 lần của một nhân viên trung bình. Do đó, để đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc giữ chân nhân viên, việc nắm được tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên và hiểu lý do đằng sau việc đó là điều quan trọng đối với ban lãnh đạo.

Chi phí tuyển dụng 1 vị trí (Cost per hire)

CPH là một số liệu quan trọng cần thiết để đánh giá hiệu quả chi phí của quá trình và nỗ lực tuyển dụng của một công ty. Chi phi tuyển dụng ở đây bao gồm tất cả các khoản chi nội bộ và bên ngoài tổ chức nhằm mục đích tuyển dụng: chẳng hạn như chi phí quảng cáo, chi phí sự kiện tuyển dụng, phí phần mềm tuyển dụng, chi phí di chuyển, v.v.

CPH = Tổng chi phí tuyển dụng trong 1 giai đoạn / Số lượng nhân sự tuyển mới trong 1 giai đoạn

chỉ số nguồn nhân lực 1

Nguồn ảnh: SlimCRM

Chi phí đào tạo nhân viên

Đào tạo là cần thiết để các nhân viên thực hiện thành công công việc của họ nhưng đào tạo cần một số đầu tư về vốn con người của ban quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên đảm bảo theo dõi chi phí đào tạo của từng nhân viên. Điều này sẽ giúp tạo ra ngân sách nhân sự hàng năm.

Chi phí đào tạo nhân viên bằng = Tổng chi phí đào tạo nhân viên / Tổng số nhân viên

Doanh thu trên mỗi nhân viên (Revenue per Employee)

Doanh thu trên một nhân viên là chỉ số quan trọng đo lường số tiền trung bình mà mỗi nhân viên tạo ra cho công ty. Nó cũng cho biết liệu công ty có đang sử dụng nguồn nhân lực của mình một cách khôn ngoan không. Để sử dụng chỉ số này đúng cách, bạn nên so sánh và phân tích nó với các công ty trong cùng ngành hoặc theo dõi lịch sử biến động của nó trong doanh nghiệp mình.

Doanh thu trên mỗi nhân viên = Tổng số doanh thu công ty trong 1 giai đoạn / Số lượng nhân viên giai đoạn đó

chỉ số nguồn nhân lực 2

SlimCRM giúp bạn kiểm soát doanh thu mỗi nhân viên

Tổng kết

Mong rằng qua bài viết, bạn đọc đã xác định được 5 chỉ số quan trọng để đánh giá độ hiệu quả của nguồn nhân lực cũng như khả năng đào tạo nhân lực của doanh nghiệp.

Bạn đọc muốn đăng ký phần mềm SlimCRM giúp quản lý đội ngũ nhân lực doanh nghiệp hiệu quả hơn có thể đăng ký tại đây để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

chỉ số nguồn nhân lực 3

SlimCRM - phần mềm quản lý