CRM Việt Nam và nước ngoài loại nào tốt? Bạn đang không biết phần mềm CRM nào tốt để áp dụng cho doanh nghiệp? Giữa một rừng tên tuổi kêu như chuông trong và ngoài nước, nên chọn phần nào đây? Đây là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp trăn trở khi bắt tay vào việc lựa chọn CRM để ứng dụng vào kinh doanh.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích các khía cạnh và so sánh CRM Việt Nam và nước ngoài giúp bạn có được lớp thông tin cốt lõi để lựa chọn phần mềm phù hợp với doanh nghiệp mình nhé!
Ưu và nhược điểm phần mềm CRM Việt Nam
Một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp nước nhà đó là thị trường đã xuất hiện nhiều đơn vị cung cấp phần mềm crm. Doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn, thay vì tìm kiếm các giải pháp đắt đỏ nước ngoài và lo ngại về độ khó sử dụng cũng như tính bất đồng ngôn ngữ khi cần hỗ trợ.
Tuy nhiên, mặt bằng chung của các hệ thống crm này cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là nội dung chi tiết.
Ưu điểm:
- Chi phí lý tưởng
Điểm cộng đầu tiên đối với các phần mềm CRM Việt Nam đó là chi phí linh hoạt. Chỉ với 25.000 đồng/ngày/ full tính năng (SlimCRM), 20.000đ/người/tháng (1Office) là mức chi phí lý tưởng phù hợp với đại bộ phận doanh nghiệp Việt kể cả startup, cá nhân hay các nhóm làm việc.
Bảng giá các gói của phần mềm quản trị SlimCRM
- Ngôn ngữ bản địa
Các hệ thống dùng ngôn ngữ tiếng Việt là chính nên rất thuận tiện cho mọi người dùng dù ở vị trí nào. Một số hệ thống có tính song ngữ Việt - Anh, còn riêng với phần mềm quản trị SlimCRM hỗ trợ tới 30 loại ngôn ngữ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và được sử dụng theo sở thích cá nhân hơn.
Việc tối ưu hệ thống theo ngôn ngữ bản địa giúp người sử dụng có trải nghiệm tốt hơn, xử lý khó khăn cũng nhanh hơn.
Hỗ trợ nhanh
Khi so sánh CRM Việt Nam và nước ngoài, điểm này chắc chắn CRM Việt hơn hẳn rồi. Khi mua phần mềm của các đơn vị trong nước nếu gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ ngay qua nhiều kênh như điện thoại, teamview thậm chí là hỗ trợ trực tiếp tại văn phòng khách hàng. Đây cũng là một lợi thế tuyệt vời rút ngắn thời gian xử lý hỗ trợ nhanh hơn.
Tính năng đa dạng
Các phần mềm CRM trên thị trường hiện nay đều ở dạng mã nguồn mở/đóng hoặc customize chức năng từ các phiên bản nước ngoài. Việc tùy chỉnh này vừa đáp ứng được yêu cầu về tính năng từ phía người dùng và phù hợp theo lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Ở cấp độ công ty có quy mô vừa và nhỏ, các startup, nhóm làm việc thì các tính năng cơ bản cần thiết bao gồm: thông tin khách hàng, hóa đơn, hợp đồng, thu chi, quản lý tài liệu, báo cáo... các phần mềm trong nước đều đáp ứng.
Ở cấp độ công ty quy mô lớn như tập đoàn, tổng công ty nhiều chi nhánh... sẽ cần thêm các tính năng về tự động hóa, tích hợp, tùy chỉnh, phân tích dữ liệu... về điểm này một số phần mềm trong nước đã có tính năng này nhưng không thật sự mạnh mẽ bằng các hệ thống CRM nước ngoài như Bitrix24 hay Saleforce…
Dễ sử dụng
Nhìn chung phần mềm quản trị CRM của Việt Nam dễ sử dụng hơn nhờ yếu tố ngôn ngữ tiếng Việt. Về mặt giao diện thiết kế cũng ít trường thông tin hơn, nhập liệu ít hơn. Thậm chí, không cần đào tạo bạn cũng có thể sử dụng thành thạo, vì hệ thống rất dễ hiểu tiêu biểu như phần mềm SlimCRM.
>>> Xem thêm: Top phần mềm CRM tốt nhất cho doanh nghiệp Việt
Hạn chế
Đi liền với đó cũng phải kể đến một vài điểm hạn chế riêng. Đầu tiên là về yếu tố công nghệ. Một số hệ thống fix sẵn tính năng, module vì thế khi quy mô doanh nghiệp thay đổi muốn nâng cấp lên thì phần mềm không làm được. Điều này dẫn tới, doanh nghiệp bị thuộc vào nhà cung cấp. Mọi update không được tự động. Đặc biệt là các hệ thống ra đời sớm trên thị trường.
Hạn chế thứ 2 về mặt thiết kế. Mặc dù có yếu tố dễ sử dụng vì ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng không phải hệ thống crm nào của Việt Nam cũng "ăn điểm" về yếu tố thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng. Một số lỗi mắc phải như: rườm rà thông tin, mất nhiều thao tác, điều hướng menu không rõ ràng khiến người dùng khi vừa mới đăng nhập không biết thao tác ở đâu.
Ngôn ngữ tiếng Việt chưa được tối ưu gây khó hiểu
Điểm thứ 3 là về Kinh nghiệm triển khai. Các công ty hoạt động lâu năm về công nghệ, ứng dụng crm thành công cho nội bộ doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ có kinh nghiệm hơn để tư vấn, hỗ trợ và triển khai cho khách hàng. Tuy nhiên, không phải đơn vị cung cấp nào trên thị trường cũng đáp ứng điều này.
Ưu và nhược điểm phần mềm CRM nước ngoài
Khi đặt lên bàn cân so sánh giữa CRM Việt Nam và nước ngoài, phần mềm CRM ngoại được khá nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn, không thể phủ nhận rằng các hệ thống này "ăn điểm" hơn so với hệ thống CRM trong nước ở nhiều khía cạnh. Cùng xem một số ưu điểm từ các hệ thống này là gì nhé.
Tính năng hiện đại
Nếu hỏi phần mềm crm nào tính năng tốt chắc chắn CRM nước ngoài ăn đứt. Các tên tuổi lão làng như Bitrix24, Saleforce, Hupspot.... là những hệ thống có tính năng siêu khủng, hiện đại (phân tích dữ liệu, đo điểm cơ hội..). Rất phù hợp với các công ty có quy mô lớn.
Hạn chế
Về mặt hạn chế đầu tiên phải kể đến đó là chi phí cao. Ví dụ, gói Start+ của Bitrix24 tính phí 24$/tháng và giới hạn tính năng sử dụng. Nếu muốn sử dụng thêm tính năng phải trả thêm tiền. Chưa kể một số hệ thống còn giới hạn theo số lượng user, khi tăng thêm user bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Điểm này cũng gặp ở các hệ thống phần mềm CRM của Việt Nam nhưng chi phí không nhiều.
Thiết nghĩ, với một tập đoàn lớn quy mô vài trăm người thì chi phí sử dụng hàng tháng với các hệ thống này là một con số không hề nhỏ.
- Tính năng nhiều
Hệ thống được thiết kế theo mô hình kinh doanh của người nước ngoài và đây là những tính năng mà doanh nghiệp họ cần. Trong khi đó, với doanh nghiệp Việt không phải đơn vị nào cũng sử dụng hết các tính năng này. Dẫn tới lãng phí.
Chưa kể, tính logic trong các tính năng tuân thủ theo một quy trình nhất định. Đơn cử như hành trình gửi email. Hệ thống CRM nước ngoài sẽ phân loại và tính điểm cho các lượt người nhận mở email. Nếu người dùng mở nội dung A hệ thống sẽ gửi tiếp nội dung B, nếu người dùng không mở nội dung A sẽ gửi nội dung C.... người dùng sẽ phải setup toàn bộ quá trình này, và dựa trên số điểm được tính để đánh giá chất lượng nguồn cơ hội và điều chỉnh chiến dịch nội dung.
Tính năng Lead Score của một hệ thống CRM nước ngoài
Tin chắc rằng, đại bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam không thể theo được chu trình này vì không đủ kiên trì, thiếu nhân sự phụ trách và khó lên kịch bản nội dung.
- Hỗ trợ
Người dùng thường sẽ phải tự đọc các tài liệu trên trang chủ, live chat hoặc email support bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, vì giới hạn về ngoại ngữ, thời gian tiếp nhận và phản hồi không nhanh nên người dùng sẽ phải chờ. Thậm chí, gặp khó khăn không biết kêu cứu ai.
Hay nói cách khác, bạn sẽ phải tự nghiên cứu, sử dụng thành thạo trước khi áp dụng cho toàn bộ công ty.
Tiêu chí chọn phần mềm CRM tốt cho doanh nghiệp
CRM "khủng" chưa chắc đã phù hợp với doanh nghiệp bạn. Không phải cứ nổi tiếng là tốt, nhiều tiền là tốt. Bạn nên lựa chọn theo một số tiêu chí dưới đây:
Theo tính năng
Bạn cần tính năng gì ở phần mềm CRM, hãy liệt kê thật chi tiết. Sau đó dựa vào danh sách tính năng ấy, đánh giá từng hệ thống và lựa chọn ra đơn vị phù hợp. Đặc biệt, chú ý tính năng tùy chỉnh. Việc lựa chọn một phần mềm với tính năng đồ sộ, không sử dụng đến sẽ lãng phí ngân sách và không mang lại hiệu quả.
Tính dễ sử dụng
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến việc nhân sự công ty bạn ứng dụng thành công hay không. Một hệ thống CRM dễ dùng, không cần đào tạo sẽ thật tuyệt vời cho công ty bạn. Chắc bạn biết, tỷ lệ thất bại khi ứng dụng CRM lên tới 60% nguyên nhân là do không được đào tạo. Trong khi đó, thời gian đào tạo nhân sự sử dụng thành thạo hệ thống không hề ngắn, lại tốn không ít tiền. Trong khi nhân sự có xu hướng người ra kẻ vào, nếu CRM khó dùng rất mất thời gian để chuyển giao và đào tạo cho người mới.
CRM phải dễ tích hợp
Một phần mềm CRM tốt đều phải có tính năng tích hợp với các hệ thống khác không. Ví dụ, tích hợp với email marketing chẳng hạn. CRM sẽ chỉ làm tốt nhiệm vụ nhất định, không thể làm tốt cùng lúc nhiều nhiệm vụ khác.
Hỗ trợ triển khai và đào tạo
Khi triển khai CRM, đào tạo là rất quan trọng. Nếu người dùng không biết cách sử dụng nó, thì CRM hoàn hảo đến đâu cũng trở thành vô dụng. Hãy xem nhà cung cấp CRM hỗ trợ thông qua những kênh nào, giờ giấc, quy trình ra sao và khoản chi phí bổ sung. Nếu bạn sử dụng CRM nội, việc đào tạo và hỗ trợ luôn thuận tiện hơn bao giờ hết. SlimCRM là một ví dụ.
Theo ngân sách
Ngoài các tiêu chí trên, hãy cân đối nguồn ngân sách bạn có thể chi cho việc sử dụng CRM hàng tháng. Đánh giá các khía cạnh liên quan đến chi phí như: thêm tính năng, thêm số người dùng, chi phí khởi tạo, chi phí duy trì, mở rộng quy mô…
Hy vọng rằng, với những thông tin hữu ích này các bạn hiểu hơn về crm Việt Nam và nước ngoài. Phần mềm tốt không phải do cách mọi người nói với nhau rằng phần mềm đó tốt mà là cách bạn ứng dụng hiệu quả với hoạt động kinh doanh của công ty bạn.