18 Công Thức Mở Khóa Sức Mạnh Của Storytelling & AI

Thời gian đọc: 33 phút
MarketingEbook
12/12/24 11:13:39 | Lượt xem: 99
18 Công thức Mở khóa Sức mạnh của StorytellingDownload Now
18 công thức storytelling

“Bức ảnh vĩnh viễn hóa một khoảnh khắc, còn câu chuyện vĩnh viễn hóa một cảm xúc”. Để tạo nên những câu chuyện chạm đến trái tim người tiêu dùng trong thời đại số, chúng ta cần kết hợp sức mạnh của storytelling với công nghệ AI. Bài viết dưới đây sẽ là người bạn đồng hành giúp bạn khám phá những công thức kể chuyện kinh điển và cách ứng dụng AI để tối ưu hóa hiệu quả của nghệ thuật này.

Phần 1: Hiểu về Storytelling

1. Storytelling là gì?

1.1. Định nghĩa storytelling

Storytelling là gì?
Storytelling là gì?

Storytelling hay Nghệ thuật kể chuyện là nghệ thuật truyền tải thông điệp thông qua câu chuyện. Không chỉ đơn thuần là việc kể lại sự kiện, storytelling kết hợp cảm xúc, ý nghĩa và sự kết nối để gây ấn tượng mạnh mẽ với người nghe. Trong marketing, storytelling là cách thương hiệu biến sản phẩm, dịch vụ thành những câu chuyện gần gũi, sống động, giúp khách hàng không chỉ hiểu mà còn cảm nhận và nhớ mãi.

1.2. Phân loại Storytelling

1.2.1. Brand Storytelling (Câu chuyện thương hiệu)

Brand Storytelling (Câu chuyện thương hiệu) là những nội dung xoay quanh nguồn gốc, giá trị, sứ mệnh, và tầm nhìn của thương hiệu. Những câu chuyện này không chỉ giúp khách hàng hiểu sâu hơn về thương hiệu mà còn tạo cảm xúc gắn kết và xây dựng lòng tin.

Ví dụ: Câu chuyện của Nike và khẩu hiệu "Just Do It"

Nike không chỉ bán giày thể thao mà bán một thông điệp về sức mạnh nội tại và sự vượt qua thử thách. Câu chuyện thương hiệu của Nike bắt đầu từ những vận động viên, những người không bao giờ bỏ cuộc dù gặp phải nghịch cảnh. Họ không chỉ truyền tải thông điệp về sản phẩm mà còn tạo ra một cộng đồng những người tin vào sức mạnh của bản thân.

1.2.2. Digital Storytelling (Kể chuyện thông qua các nền tảng kỹ thuật số)

Hình thức này tận dụng các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, video, podcast, hoặc blog để truyền tải câu chuyện. Điểm mạnh của kể chuyện kỹ thuật số là sự đa dạng phương tiện: từ hình ảnh, âm thanh đến video, giúp câu chuyện dễ dàng lan tỏa và tương tác với khách hàng.

Ví dụ: "Serial" là một podcast nổi tiếng kể lại câu chuyện về một vụ án chưa được giải quyết, qua đó kết hợp các yếu tố điều tra, âm thanh sống động và các cuộc phỏng vấn, giúp người nghe cảm thấy như đang tham gia vào cuộc điều tra thực tế. Nhưng để sử dụng storytelling hiệu quả, bạn cần hiểu rõ bản chất của nó.

1.2.3. Data Storytelling (Kể chuyện bằng dữ liệu)

Data Storytelling là hình thức kể chuyện bằng dữ liệu, tức là biến các dữ liệu khô khan thành những thông điệp được truyền tải một cách dễ hiểu và hấp dẫn hơn thông qua văn bản, đồ thị, biểu đồ, hoặc hình ảnh minh họa…

Hình thức kể chuyện này được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như tài chính, kế toán, kinh doanh…

Ví dụ:  NASA sử dụng bản đồ nhiệt và dữ liệu về nhiệt độ toàn cầu để minh họa sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên thế giới qua các năm. Bằng cách tạo ra các biểu đồ trực quan và hình ảnh động (animations), người xem có thể thấy rõ sự thay đổi trong các khu vực khác nhau của hành tinh và những tác động của nó đối với môi trường.

1.2.4. Visual Storytelling (Kể chuyện bằng hình ảnh)

Visual Storytelling tận dụng sức mạnh của hình ảnh và đồ họa để thu hút sự chú ý ngay lập tức. Hình thức này đặc biệt hiệu quả trong môi trường mạng xã hội, nơi khách hàng dễ bị “quá tải thông tin”.

Ví dụ: Bức ảnh "Afghan Girl" (Cô gái Afghanistan) nổi tiếng của Steve McCurry kể lại câu chuyện về cuộc sống, hy vọng và khó khăn của những người tị nạn trong chiến tranh. Bức ảnh này, với ánh mắt sâu thẳm của cô gái, không chỉ là một bức ảnh mà là một câu chuyện về chiến tranh và sự di cư, khiến người xem cảm nhận được sự khắc nghiệt của hoàn cảnh mà cô ấy phải đối mặt.

1.3. Sự khác nhau giữa Storytelling và Content Marketing

Sự khác nhau giữa Storytelling và Content Marketing
Sự khác nhau giữa Storytelling và Content Marketing

Storytelling (Nghệ thuật kể chuyện) được coi là một phần của Content Marketing. Theo chị Thanh Võ - Director of Fuel, Well-being, Biscuit Business of SEA, Mondelez International chia sẻ tại hội thảo MBA Talk #8: “Content chính là câu chuyện, Storytelling chính là phương tiện để kể câu chuyện đó.” Để lý giải về sự khác biệt giữa Storytelling và Content Marketing, chị Thúy Thanh cho biết thêm, khác với Storytelling là cách thức để doanh nghiệp truyền tải câu chuyện đến với người tiêu dùng, Content Marketing là tập trung vào nội dung chứ không chỉ đơn thuần nói về lợi ích lý tính của sản phẩm.

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa Storytelling và Content Marketing:

Tiêu chí

Storytelling

Content Marketing

Định nghĩa

Phương pháp truyền tải thông điệp bằng câu chuyện, tập trung vào cảm xúc và kết nối với khán giả.

Chiến lược tạo ra nội dung hữu ích, có giá trị để thu hút, giữ chân khách hàng và thúc đẩy hành động.

Vai trò 

Là cách thức kể câu chuyện, tạo mối liên hệ cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng.

Là công cụ bao quát hơn, cung cấp thông tin và giải pháp phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Mục tiêu

Truyền tải thông điệp sâu sắc, tạo sự kết nối cảm xúc, giúp khách hàng đồng cảm và thấu hiểu

Đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao nhận thức thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Phương thức truyền tải

Thông qua các câu chuyện có tính cảm xúc, nhân văn

Sử dụng nhiều dạng nội dung: bài viết, video, hình ảnh…

Đối tượng tiếp cận

Thường tập trung vào việc xây dựng lòng tin lâu dài với khách hàng

Hướng đến mọi khách hàng tiềm năng và mục tiêu kinh doanh

Trọng tâm

Câu chuyện có ý nghĩa và cảm xúc

Đa dạng nội dung để đạt được mục tiêu kinh doanh

Thời gian hiệu quả

Hiệu quả dài hạn, xây dựng thương hiệu

Có thể ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào chiến lược

Mục đích chính

Xây dựng mối quan hệ cảm xúc và lòng tin

Tăng nhận diện thương hiệu, tạo ra khách hàng tiềm năng và doanh số

2.  5 Quy tắc “vàng” trong Storytelling

(G.R.E.A.T tạo nên một câu chuyện tuyệt vời)

1. Glue (Kết nối)

Muốn câu chuyện chạm đến trái tim khách hàng, hãy biến nó thành một chiếc cầu nối Nguyên tắc Glue trong Storytelling chính là nghệ thuật xây dựng những cây cầu cảm xúc, kết nối thương hiệu với từng cá nhân. Thay vì chỉ đơn thuần truyền tải thông tin, chúng ta cần tạo ra những câu chuyện có khả năng đánh thức những giá trị, niềm tin sâu thẳm trong tâm hồn khách hàng. Hãy hình dung bạn đang kể một câu chuyện về chính cuộc sống của họ, về những mong muốn, nỗi sợ và cả những ước mơ. Khi đó, họ sẽ không chỉ lắng nghe mà còn cảm nhận, đồng cảm và sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp.

Ví dụ, trong video “Holiday - The Surprise” của Apple, hãng đã khéo léo lồng ghép yếu tố Glued một cách thuyết phục. Họ không chỉ giới thiệu iPad như một thiết bị công nghệ, mà còn biến nó thành cầu nối cảm xúc giữa các thế hệ. Hình ảnh hai cô gái trẻ, với sự sáng tạo và tình yêu thương, đã tạo nên một món quà ý nghĩa dành tặng cho người ông của mình. Đó chính là sức mạnh của Storytelling. Khi một sản phẩm được gắn liền với những giá trị nhân văn sâu sắc, nó sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất mà còn thỏa mãn khát khao tinh thần của khách hàng. 

Phân cảnh trong video “Holiday - The Surprise” của Apple
Phân cảnh trong video “Holiday - The Surprise” của Apple

2.2. Reward (Phần thưởng)

Khách hàng luôn quan tâm đến giá trị mà sản phẩm đem lại cho họ. Chính vì vậy, những câu chuyện thu hút và hấp dẫn thường đề cập đến phần thưởng mà khách hàng sẽ nhận được như sự đẳng cấp, tiện nghi hay sự an toàn… Phần thưởng ở đây không chỉ đơn thuần là những món quà vật chất, mà còn là những trải nghiệm quý giá, những kiến thức mới mẻ, và cả những cảm xúc thăng hoa.

Doanh nghiệp cần đảm bảo mỗi câu chuyện mang lại giá trị thực tế, giúp khán giả cảm nhận lợi ích và tạo động lực thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhờ vậy, Storytelling không chỉ thu hút mà còn thuyết phục khách hàng hiệu quả.

2.3. Emotion (Cảm xúc)

Cảm xúc chính là "chìa khóa vàng" giúp doanh nghiệp chinh phục trái tim của khách hàng. Thông thường, khách hàng sẽ mua một sản phẩm dựa vào cảm xúc nhiều hơn là dựa trên lý trí. Vì vậy, những cảm xúc này chính là yếu tố quan trong cho doanh nghiệp muốn nâng cao doanh số. Khi cảm xúc được kết hợp một cách khéo léo, câu chuyện sẽ trở nên sinh động và tạo ra mối liên kết vững chắc giữa doanh nghiệp và khách hàng.

2.4. Authentic (Chân thật)

Sự chân thực là “vũ khí tối thượng” để xây dựng lòng tin của khách hàng. Trong một thế giới tràn ngập thông tin, khách hàng ngày càng thông minh và khó tính hơn. Họ không dễ dàng bị thuyết phục bởi những lời hoa mỹ, bóng bẩy. Thay vào đó, họ tìm kiếm những giá trị thực tế dựa trên những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Sự trung thực sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc, giúp thương hiệu kết nối sâu sắc với khách hàng.

2.5. Target (Mục tiêu)

Một mục tiêu rõ ràng là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải luôn đặt đối tượng mục tiêu làm yếu tố cốt lõi để triển khai các câu chuyện xoay quanh mục tiêu đó một cách hợp lý. Bởi vì ngoài yếu tố giải trí, những câu chuyện này còn phải phục vụ mục tiêu cụ thể, như nâng cao nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin, tạo dựng khách hàng tiềm năng hoặc thúc đẩy doanh thu.

3. Các yếu tố tạo nên một Storytelling thành công

3.1. Nhân vật (Character)

Nhân vật chính là linh hồn của câu chuyện. Họ là người dẫn lối, và chịu trách nhiệm triển khai câu chuyện để tạo sự kết nối cảm xúc với khách hàng. Để làm được điều đó, nhân vật thường được xây dựng dựa trên chính khách hàng mục tiêu. Nếu những khách hàng tiềm năng này cảm thấy sự liên kết giũa bản thân và nhân vật hay đoán được các tình tiết của câu chuyện, họ sẽ có xu hướng sử dụng sản phẩm hơn. 

3.2. Bối cảnh (Context)

Bối cảnh chính là sân khấu diễn ra câu chuyện của bạn. Việc chú ý đến các chi tiết cụ thể về thời gian và địa điểm trong thế giới bạn tạo dựng sẽ giúp câu chuyện thêm sinh động và thuyết phục hơn. Đồng thời, bối cảnh cũng cần phải phù hợp với đối tượng độc giả mà thương hiệu hướng đến.

3.3. Ngôi kể, giọng điệu

Ngôi thứ nhất: Khi người viết trở thành chính nhân vật trong câu chuyện, tự mình kể lại những trải nghiệm, những điều đã chứng kiến hoặc những bài học đã rút ra. Câu chuyện theo ngôi thứ nhất mang tính tự sự, tạo nên một mối liên kết cá nhân với người đọc và làm cho nó trở nên chân thật hơn. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi nhân vật "tôi" đã được công chúng biết đến, chẳng hạn như chuyên gia, những người có ảnh hưởng hoặc trong các bài blog, bài viết trên mạng xã hội của chính bạn.

Ngôi thứ hai: Khi khách hàng mục tiêu chính là nhân vật trong câu chuyện. Các cấu trúc câu thường thấy là "Bạn sẽ có cơ hội...", "Bạn sẽ thấy...", "Bạn sẽ được trải nghiệm...". Để thành thạo và sử dụng ngôi kể này thành công, bạn cần hiểu rõ và nắm vững đặc điểm của khách hàng tiềm năng – từ những nỗi đau đến mong muốn, mục tiêu và động lực của họ. Ngôi kể này đưa độc giả trở thành nhân vật chính trong câu chuyện và thường được sử dụng trong các tác phẩm tương tác hoặc hướng dẫn.

Ngôi thứ ba: Khi câu chuyện được một người nào đó (anh ấy, cô ấy…) kể lại. Ngôi kể này tạo ra sự trung lập, quan sát và khách quan trong cách kể chuyện. Ví dụ như những bài đánh giá, review của khách hàng. 

3.4. Xung đột và giải quyết (Conflict & Resolution)

Xung đột là yếu tố cốt lõi tạo nên một câu chuyện hấp dẫn. Nó không chỉ là động lực thúc đẩy cốt truyện mà còn là cầu nối cảm xúc giữa người kể chuyện và người nghe. Bằng cách tạo ra những thử thách và mâu thuẫn, xung đột khơi gợi sự tò mò, đồng cảm và thôi thúc người đọc tìm kiếm câu trả lời. Một câu chuyện thành công là câu chuyện biết cách tận dụng xung đột để truyền tải thông điệp, tạo ra sự kết nối sâu sắc và hướng dẫn người đọc đến hành động mong muốn.

3.5. Thông điệp (Message)

Thông điệp là linh hồn của cả câu chuyện. Không có công thức cụ thể nào cho một thông điệp, nó có thể là bài học hay sự nhận thức về một vấn đề nào đó. Dù thông điệp được thể hiện dưới dạng nào thì nó cũng cần làm rõ được ý nghĩa, giá trị cũng như tầm nhìn mà doanh nghiệp muốn khách hàng của mình nắm được. 

4. Ứng dụng storytelling trong doanh nghiệp  

4.1. Lợi ích của storytelling trong doanh nghiệp  

Storytelling không chỉ là công cụ truyền thông mà còn là chiến lược kinh doanh hiệu quả, giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh, tăng doanh số và xây dựng lòng trung thành của khách hàng một cách bền vững.

  • Xây dựng niềm tin và tạo sự gắn kết với khách hàng

Trong kinh doanh, khách hàng thường mua từ những người mà họ yêu thích, tin tưởng và quen thuộc. Để xây dựng mối quan hệ này, hãy sử dụng câu chuyện để thể hiện cá tính, giá trị và sự chân thành của bạn. Khi các yếu tố này trở thành nền tảng cho thương hiệu, niềm tin sẽ tự nhiên hình thành và từ đó khách hàng sẽ yêu thích thương hiệu của bạn.

  • Khác biệt hóa thương hiệu

Điểm bán hàng độc đáo (USP) của bạn là gì? Làm thế nào để truyền tải điều đó đến đúng đối tượng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt? Tạo nên sự khác biệt bằng cách kể câu chuyện theo một cách riêng biệt và sáng tạo sẽ giúp thương hiệu của bạn nổi bật hơn. Khi câu chuyện của bạn truyền tải được giá trị đặc trưng, khách hàng sẽ bị thu hút và sẵn sàng chi tiền để mua hàng.

  • Tạo nội dung đáng nhớ và dễ chia sẻ

Bạn có từng nghe câu chuyện về Elon Musk, Mark Zuckerberg trong các hội thảo không? Những câu chuyện này luôn ghi dấu ấn dù thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đang bủa vây chúng ta mỗi ngày. Kể chuyện giúp bạn cắt giảm sự nhiễu loạn thông tin và thu hút sự chú ý. Điều này không chỉ giúp nội dung trở nên đáng nhớ mà còn dễ lan tỏa và được chia sẻ rộng rãi.

  • Tăng sự trung thành và tương tác

Khán giả luôn tìm kiếm những trải nghiệm cảm xúc. Khi tương tác với thương hiệu, họ cần cảm nhận được sự kết nối về mặt cảm xúc. Đây chính là lúc câu chuyện phát huy vai trò kích thích cảm xúc và khiến họ quan tâm đến thông điệp của bạn. Kể chuyện giúp tăng tỷ lệ tương tác, giữ chân khách hàng và xây dựng lòng trung thành.

  • Thúc đẩy doanh số và chuyển đổi

Khách hàng thường đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc và sau đó biện minh bằng lý trí. Câu chuyện giúp bạn chạm tới cảm xúc của họ và thúc đẩy hành động. Nó cũng giúp vượt qua những rào cản và nỗi sợ, đồng thời tạo cảm giác khẩn cấp và khan hiếm để khuyến khích hành động mua hàng.

4.2. Mẹo làm chủ nghệ thuật kể chuyện trong kinh doanh

  • Hiểu rõ khách hàng và những vấn đề họ gặp phải

Nghiên cứu và lập hồ sơ về khách hàng lý tưởng của bạn. Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, thách thức, mục tiêu, kỳ vọng, nỗi lo, sự thất vọng và khát khao của họ. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra những câu chuyện có ý nghĩa, chạm đúng tâm lý khách hàng.

  • Xác định thông điệp cốt lõi và giá trị đề xuất

Hãy làm rõ thông điệp bạn muốn truyền tải và lý do nó quan trọng với khách hàng. Bạn có thể áp dụng công thức: [Thương hiệu của bạn] giúp [đối tượng khách hàng] [giải quyết vấn đề] thông qua [giải pháp của bạn]. Điều này đảm bảo câu chuyện của bạn không chỉ hấp dẫn mà còn mang tính ứng dụng cao.

  • Chọn định dạng và kênh truyền tải phù hợp

Tùy vào mục tiêu và nền tảng mà bạn nên sử dụng các loại câu chuyện và phương tiện khác nhau. Hãy xem xét khách hàng của bạn thường hoạt động ở đâu trên môi trường số và nội dung họ yêu thích để chọn cách tiếp cận phù hợp.

  • Áp dụng cấu trúc kể chuyện cổ điển (mở đầu, xung đột và giải quyết)

Nhân vật: Giới thiệu thương hiệu của bạn và khách hàng.

Tình huống: Nêu rõ vấn đề hoặc thách thức của khách hàng.

Mục tiêu: Đặt ra kết quả mong muốn của khách hàng.

Xung đột: Trình bày các rào cản như đối thủ cạnh tranh, điều kiện thị trường hay vấn đề nội bộ.

Giải pháp: Cho thấy cách thương hiệu của bạn giải quyết xung đột và giúp khách hàng đạt mục tiêu thông qua giá trị đề xuất và kêu gọi hành động.

  • Kích thích giác quan và cảm xúc

Sử dụng ngôn ngữ đánh thức các giác quan và cảm xúc của khách hàng. Vẽ nên một bức tranh sống động trong tâm trí họ bằng những chi tiết liên quan đến thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Điều này giúp câu chuyện trở nên chân thực và gây ấn tượng sâu sắc hơn.

Phần 2: 18 công thức Storytelling - Nghệ thuật “chạm” đến cảm xúc khách hàng

1. 7 Bước để có một Storytelling hiệu quả

1.1. Bước 1: Hiểu về đối tượng mục tiêu

Trước khi viết bất kỳ câu chuyện nào, hãy xác định rõ bạn đang hướng đến đối tượng nào. Họ cần điều gì? Đang gặp phải những vấn đề gì? Từ đó, điều chỉnh ngôn ngữ và giọng điệu sao cho phù hợp.

1.2. Bước 2: Thu hút sự khách hàng

Để thu hút được sự quan tâm của khách hàng, doanh nghiệp cần kết nối với cảm xúc khách hàng trước khi tiến hành bán hàng. 

Hãy đặt ra những câu hỏi như: tại sao khách hàng nên quan tâm đến câu chuyện của bạn? Câu chuyện phù hợp với độc giả của bạn như thế nào?

Tại sao khách hàng nên quan tâm đến câu chuyện của bạn? Câu chuyện phải liên quan mật thiết đến cuộc sống hoặc những mối quan tâm hiện tại của họ. Nó cần phản ánh các giá trị tích cực, đưa ra giải pháp hoặc đáp ứng những mong muốn tiềm ẩn của khách hàng. Nếu câu chuyện mang lại trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ, người đọc sẽ dễ dàng gắn kết hơn.

1.3. Bước 3: Xác định mục tiêu và thông điệp của câu chuyện

Trước khi bắt đầu, bạn cần xác định rõ mục tiêu và thông điệp muốn truyền tải. Điều này giúp bạn tập trung và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả đến độc giả. 

Mục tiêu của câu chuyện: Giải trí, truyền thông thông tin, gây cảm hứng

Thông điệp cần truyền tải: Tình yêu và lòng trung thành, học hỏi và phát triển, đồng lòng và hy vọng.

1.4. Bước 4: Lập dàn ý chính của câu chuyện

Dựa vào mục tiêu và thông điệp đã xác định, hãy xây dựng một dàn ý để giúp câu chuyện rõ ràng, logic và cuốn hút hơn.

  • Xây dựng nhân vật và cốt truyện
  • Phát triển tình tiết và tình huống
  • Xác định điểm cao trào và kết thúc
  • Sắp xếp dàn ý theo trình tự

1.5. Bước 5: Đặt bối cảnh vào câu chuyện

Bối cảnh giúp câu chuyện trở nên sống động và cuốn hút bằng cách khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Khi mô tả rõ ràng không gian, thời gian và cảm xúc, bạn tạo ra một khung cảnh mà độc giả có thể dễ dàng hình dung và hòa mình vào câu chuyện.

1.6. Bước 6: Chọn ngôi kể phù hợp

Việc chọn ngôi kể sẽ ảnh hưởng lớn đến cách người đọc cảm nhận câu chuyện. Có 3 ngôi kể chính, mỗi ngôi mang lại cảm giác khác nhau và ảnh hưởng khác nhau đến độc giả:

  • Ngôi thứ nhất (tôi, mình)

Ngôi kể này thường được sử dụng khi người viết muốn thể hiện góc nhìn cá nhân: Người kể chuyện là chính bạn hoặc một nhân vật trong câu chuyện. Điều này sẽ tạo sự gần gũi với độc giả. 

  • Ngôi thứ hai (bạn)

Ngôi kể thứ hai sẽ đưa độc giả trở thành nhân vật chính. Ngôi này thường dùng trong các hướng dẫn, bài viết tương tác hoặc lời khuyên, giúp độc giả kết nối trực tiếp với nội dung.

  • Ngôi thứ ba (anh ấy/cô ấy/họ)

Ngôi kể này được sử dụng khi người kể chuyện ẩn danh, không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện. Ngôi thứ ba thể hiện sự khách quan và trung lập, giúp độc giả nhìn câu chuyện một cách toàn diện mà không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của nhân vật.

Chọn đúng ngôi kể sẽ giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, phù hợp với mục đích và dễ dàng kết nối với độc giả.

1.7. Bước 7: Xây dựng sườn cho câu chuyện

Dựa vào dàn ý, cốt truyện, thông điệp, nhân vật và các tình tiết đã xây dựng, tiến hành lập sườn cho câu chuyện. Để câu chuyện có cấu trúc rõ ràng và hấp dẫn, bạn cần ghi ra những tình tiết chính và sắp xếp chúng thành thứ tự hợp lý.

2. Cấu trúc 3 hồi (Three-Act Structure)

Cấu trúc 3 hồi (Three-Act Structure)
Cấu trúc 3 hồi (Three-Act Structure)
  • Mô tả

Công thức này gồm 3 phần:

Mở đầu: Thiết lập bối cảnh và giới thiệu các nhân vật

Cao trào: Trình bày vấn đề và tạo tình huống căng thẳng

Giải quyết: Giải quyết xung đột, cao trào, vấn đề đã nêu

  • Ví dụ: Truyện Nàng tiên cá

3. Kim tự tháp của Freytag - Cấu trúc 5 hồi (Five-Act Structure)

Kim tự tháp của Freytag - Cấu trúc 5 hồi (Five-Act Structure)
Kim tự tháp của Freytag - Cấu trúc 5 hồi (Five-Act Structure)
  • Mô tả

Công thức kể chuyện này gồm 5 phần:

Exposition (Bối cảnh): Thiết lập nhân vật và bối cảnh

Rising Action (Căng thẳng): Mọi thứ dường như đang trên đà trỗi dậy và căng thẳng gia tăng

Climax (Cao trào): Lật ngược câu chuyện, đây thường là cú twist bất ngờ, phần thú vị nhất của câu chuyện

Falling Action (Giảm nhiệt):  – Tiếp tục cao trào

Denouement (Kết thúc) – Kết thúc câu chuyện bằng một giải pháp

4. Before - After - Bridge

Before - After - Bridge
Before - After - Bridge
  • Mô tả

Ai đó đã từng nói: “Khoảng cách giữa ước mơ và hiện thực được gọi là hành động.” Đây là một trong những công thức viết quảng cáo và kể chuyện phổ biến và dễ thực hiện nhất. 

Công thức này gồm 3 phần:

Before: Mô tả vấn đề

After: Tưởng tượng rằng vấn đề đã giải quyết

Bridge (Cầu nối):  Nêu giải pháp giải quyết vấn đề đó.

  • Ví dụ: Quảng cáo dầu gội Clear

5. Problem - Agitate - Solve (Vấn đề - Kích động - Giải quyết)

  • Mô tả

Problem: Đề cập đến các vấn đề, tình trạng mà khách gặp phải

Agitate: Xoáy sâu và làm vấn đề trở nên nghiêm trọng

Solve: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó chính là sản phẩm/ dịch vụ của bạn 

6. Vòng tròn vàng của Simon Sinek

Vòng tròn vàng của Simon Sinek
Vòng tròn vàng của Simon Sinek
  • Mô tả

Công thức này tập trung vào làm rõ 3 câu hỏi: 

Why: Lớp trong cùng của vòng tròn vàng. Câu trả lời của câu hỏi Tại sao thường liên quan đến mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức. Nó tập trung vào lợi ích mà một sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng.

How: Lớp thứ hai đặt câu hỏi "Làm thế nào?" Lớp này xác định cách doanh nghiệp thực hiện việc đạt được mục tiêu ra sao. Điều này liên quan đến các quy trình, phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để mang lại giá trị cho khách hàng.

What: Lớp bên ngoài đặt câu hỏi "Cái gì?" nhằm tập trung vào các sản phẩm của doanh nghiệp.

7. Star - Story - Solution 

Star - Story - Solution 
Star - Story - Solution 
  • Mô tả 

Star (Nhân vật chính): Đây có thể là người mua hàng, người đang dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Story (Câu chuyện): Xây dựng một câu chuyện xoay quanh nhân vật chính với tình tiết cao trào gây hứng thú cho người đọc

Solution (Giải pháp): Nêu giải pháp nhân vật chính đã làm để giải quyết vấn đề .

Khám phá những công thức Storytelling tuyệt vời khác tại đây!

Phần 3: Storytelling trong kỷ nguyên AI

1. Khi AI Biết Kể Chuyện

AI trong Storytelling không còn là khái niệm xa vời mà đang dần trở thành xu hướng tất yếu. Công nghệ này sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ xây dựng cốt truyện, nhân vật và các tình tiết. Từ những công cụ tạo văn bản đơn giản ban đầu, AI đã phát triển mạnh mẽ với các hệ thống tiên tiến như GPT-3, ChatGPT hay Jasper – có khả năng tạo ra những câu chuyện liền mạch, cuốn hút và thậm chí là cả kịch bản hoàn chỉnh.

AI không chỉ giúp đẩy nhanh quy trình sáng tạo mà còn mở ra vô vàn cơ hội mới cho các nhà kể chuyện ở mọi lĩnh vực. Từ giải trí đến kinh doanh, AI đang thúc đẩy sự đổi mới, mang đến một định nghĩa hoàn toàn mới về cách kể chuyện – sáng tạo, phá cách hơn, và không giới hạn. Đây chính là thời điểm để các nhà sáng tạo tiên phong nắm bắt cơ hội và bứt phá với những câu chuyện độc đáo dưới sự trợ giúp của AI.

2. AI hỗ trợ Storytelling như thế nào?

  • Hỗ trợ sáng tạo ý tưởng

Dựa trên những gợi ý ban đầu như chủ đề, bối cảnh, tính cách nhân vật hay thậm chí chỉ là một vài từ khóa mơ hồ, AI có thể phân tích và kết hợp các yếu tố lại để tạo ra những mạch truyện mới lạ, hấp dẫn. Ví dụ, bạn chỉ cần nhập “cuộc phiêu lưu trong không gian” và “nhân vật chính là một nhà khoa học mất trí nhớ”, AI sẽ gợi ý hàng loạt cốt truyện từ những cuộc đụng độ với sinh vật ngoài hành tinh đến việc giải mã bí mật quá khứ của nhân vật chính.

Ví dụ: SlimAI trợ giúp người dùng sáng tạo ý tưởng câu chuyện dựa trên những mô tả mà người dùng gợi ý cho nó. 

SlimAI trợ giúp người dùng sáng tạo ý tưởng câu chuyệ
SlimAI trợ giúp người dùng sáng tạo ý tưởng câu chuyện
  • Tạo câu chuyện tự động

Khi bạn đã có trong tay các ý tưởng rõ ràng về cốt truyện, nhân vật và bối cảnh, bước tiếp theo là sắp xếp các yếu tố này thành một bản mô tả chi tiết để AI có thể tiếp tục giúp bạn xây dựng một câu chuyện hoàn chỉnh. Đây là quá trình hợp tác giữa con người và AI, trong đó bạn đóng vai trò định hướng, còn AI sẽ là người hiện thực hóa ý tchuyện

Sau khi AI tạo ra bản nháp, bạn có thể xem xét, chỉnh sửa và thêm thắt chi tiết để câu chuyện trở nên sống động hơn. Quá trình này giúp bạn giữ nguyên nét sáng tạo cá nhân và đảm bảo câu chuyện mang đậm dấu ấn riêng.

Ví dụ: ChatGPT hỗ trợ người dùng tạo câu chuyện tự động khi có sẵn mô tả. 
 

ChatGPT hỗ trợ người dùng tạo câu chuyện tự động khi có sẵn mô tả
ChatGPT hỗ trợ người dùng tạo câu chuyện tự động khi có sẵn mô tả
  • Khả năng tạo nội dung mang đậm phong cách cá nhân 

Bên cạnh khả năng lên ý tưởng và xây dựng câu chuyện, khả năng của AI còn rất mạnh mẽ trong việc tạo ra những ý tưởng có sự liên kết dùng phong cách của người dùng. Sau khi AI giúp bạn tạo ra bản nháp của câu chuyện, quá trình biên tập không chỉ là việc sửa chữa lỗi mà còn là cơ hội để bạn thêm thắt chi tiết, làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn và mang đậm dấu ấn cá nhân.

Ví dụ: Một số tính năng của SlimAI giúp người dùng có thể ra lệnh cho AI làm theo yêu cầu của mình, để tạo ra những câu chuyện sát với phong cách cá nhân nhất.

Tính năng của SlimAI giúp cá nhân hóa bài viết
Tính năng của SlimAI giúp cá nhân hóa bài viết

 

3. Khám phá các công cụ AI hỗ trợ Storytelling 

3.1 Canva

Trình tạo câu chuyện AI của Canva hoạt động dựa trên sức mạnh của OpenAI. Để sử dụng tính năng này, người dùng chỉ cần truy cập thông qua tính năng Soạn thảo Magic™ trong Canva Docs, bắt đầu bằng một prompt đơn giản và xem những đề xuất về ý tưởng câu chuyện, cách kết hợp cốt truyện và khả năng biến đổi thể loại dành cho câu chuyện tiếp theo. 

 

3.2. Gemini

Google Gemini mang đến khả năng tạo nội dung phong phú, vượt xa việc tạo văn bản thông thường. Với giao diện chatbot linh hoạt, Gemini có thể đáp ứng nhu cầu tương tác tự nhiên và nhanh chóng. Người dùng có thể yêu cầu từ các nội dung như trả lời câu hỏi phức tạp, lập dàn ý chi tiết, đề xuất ý tưởng sáng tạo, đến việc soạn thảo hoàn chỉnh bài viết hoặc kịch bản video. Ngoài ra, Gemini còn hỗ trợ tóm tắt văn bản dài, giúp tiết kiệm thời gian trong việc nắm bắt thông tin cốt lõi.

 

3.3. Copilot

Copilot là một trợ thủ thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo, được phát triển bởi Microsoft. Copilot có thể giúp bạn viết code, tạo văn bản, trả lời câu hỏi, dịch thuật và thậm chí tạo ra hình ảnh.

Copilot đóng vai trò giống như một trợ lý, bạn có thể ra lệnh cho nó hỗ trợ các công việc như: Viết và chỉnh sửa văn bản, Tạo mã nguồn (code), Dịch thuật, Tạo câu chuyện và thơ.

 

3.4. SlimAI

SlimAI cung cấp giải pháp tự động hóa xử lý văn bản, giúp tạo nội dung nhanh chóng và hiệu quả. Người dùng có thể sản xuất hàng loạt bài viết và kịch bản phù hợp với nhiều thương hiệu cùng lúc. Với sự tích hợp các mô hình AI tiên tiến, SlimAI tối ưu hóa chất lượng nội dung theo nhu cầu cụ thể, đồng thời tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất. Các tính năng nổi bật bao gồm: viết bài SEO, tạo nội dung mạng xã hội theo công thức như AIDA, PAS, chat trực tiếp với tệp tài liệu, biên tập thông minh và viết content storytelling theo 18 công thức.

Viết storytelling theo 18 công thức bằng SlimAI
Viết storytelling theo 18 công thức bằng SlimAI

 

Storytelling không chỉ là nghệ thuật kể chuyện mà còn là chìa khóa tạo nên sự khác biệt trong thời đại AI. Khi công nghệ ngày càng phát triển, khả năng kết nối cảm xúc thông qua câu chuyện sẽ trở thành yếu tố then chốt giúp thương hiệu, sản phẩm và con người nổi bật. Làm chủ 18 công thức storytelling không chỉ giúp bạn kể những câu chuyện hấp dẫn mà còn mang lại sức mạnh để xây dựng thông điệp, lòng tin và tạo dấu ấn sâu sắc. SlimCRM hy vọng rằng những kiến thức trong bài viết này sẽ là nguồn cảm hứng giúp bạn không ngừng sáng tạo và đổi mới trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI). 

 

Viết bình luận

SlimCRM - phần mềm quản lý