Storytelling - Bí thuật đưa sản phẩm vào tim khách hàng nhanh chóng nhất

Thời gian đọc: 12 phút
MarketingBài viết
26/10/22 08:50:25 | Lượt xem: 181
Storytelling - Bí thuật đưa sản phẩm vào tim khách hàng nhanh chóng nhất

Bất kỳ người làm Marketing nào cũng biết việc khắc họa chân dung khách hàng và tìm ra được Insight của họ là một điều vô cùng quan trọng. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được rõ ràng Insight là gì và làm thế nào để ứng dụng được chúng vào nội dung của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu một phương thức cực kỳ hiệu quả trong việc đem sản phẩm đến gần hơn với tâm trí khách hàng, đó chính là Storytelling. 

Storytelling là gì?

Storytelling là một loại hình nghệ thuật kể chuyện thông qua từ ngữ, hình ảnh hay video nhằm khơi gợi sự tưởng tượng và đồng cảm về thông điệp mà người kể muốn truyền tải ở người nghe. Đây là phương pháp được rất nhiều Marketer ngày nay sử dụng cho các chiến dịch truyền thông nhằm tác động tới cảm xúc của khách hàng mục tiêu, giúp truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và xây dựng brand love một cách tự nhiên nhất.

Storytelling là gì?
Storytelling là gì?

Các yếu tố cần có của Storytelling

Các yếu tố chính của storytelling bao gồm:

  1. Nhân Vật: Các nhân vật trong câu chuyện là những người hoặc thực thể mà người nghe hoặc độc giả có thể đồng cảm và liên kết với họ.

  2. Cốt Truyện: Cốt truyện là sự phát triển của sự kiện trong câu chuyện. Nó thường có một cấu trúc có đầu, giữa và kết thúc, với các yếu tố như tăng động, độ căng, và giải quyết.

  3. Bối Cảnh: Bối cảnh xác định nơi và thời điểm câu chuyện diễn ra. Nó tạo ra không khí và ngữ cảnh cho người nghe hoặc độc giả.

  4. Ngôn Ngữ và Miêu Tả: Sử dụng từ ngữ mạnh mẽ và miêu tả chi tiết để tạo ra hình ảnh sống động và gây ấn tượng.

  5. Thông Điệp: Mỗi câu chuyện thường mang theo một thông điệp hoặc bài học. Điều này có thể làm cho câu chuyện trở nên ý nghĩa và sâu sắc.

Storytelling là nghệ thuật kể chuyện mạnh mẽ có thể được sử dụng để giải trí, giáo dục, truyền tải thông điệp và kết nối với mọi người.

Xem thêm: 5 chiến thuật nuôi dướng khách hàng tiềm năng hiệu quả

Lợi ích của Storytelling

Về cơ bản, mỗi cá thể dù rất riêng biệt nhưng về mặt cấu trúc lại rất giống nhau, gồm: bên trong và bên ngoài. Bên trong là cảm xúc, tâm tư, nội tâm thầm kín. Đó là những thứ bất chợt, ngẫu hứng và khó kiểm soát. Bên ngoài là cái tôi, cũng có thể được coi là bộ mặt giao tiếp với xã hội.  Ví dụ như khi một cơn mưa rào chợt đến, bạn chống tay lên cằm và nhìn ra đường. Bên trong bạn muốn lao ra tắm mưa, vùng vẫy cho thỏa thích. Nhưng cái tôi nhắc bạn phải kiềm chế, đừng hành động ấu trĩ nếu không muốn bị mọi người đánh giá.

Ở nhà, bạn mở nhạc lớn, khỏa thân và nhảy nhót khắp phòng. Đi ra ngoài, bạn ăn mặc chỉn chu, đi đứng lịch sự và mỉm cười với đồng nghiệp. Đó là bên trong và bên ngoài. Sự xung đột và áp chế của cái tôi bên ngoài lên nội tâm bên trong tạo ra Insight. Điều này được hiểu một cách nôm na là "áp lực của xã hội". Nó là những thứ nhỏ bé tích tụ và dồn nén bên trong bạn, ngày này qua ngày khác, và không bao giờ biến mất.

Bạn có thể sẽ nhớ mãi lần bị lạc mẹ ở chợ lúc 5 tuổi. Bạn sẽ không quên buổi trưa hè cùng lũ bạn đi trộm xoài hay nhớ mãi lần tỏ tình đầu tiên thất bại hoặc nhớ lần đầu tiên sếp khen bạn.
Những cảm xúc bất ổn, tổn thương, yêu đương, ghen tức, tự ti... bị dồn nén đó chính là những thứ mà marketer thường lợi dụng để tiếp cận khách hàng, mà ta hay gọi là "chạm vào insight"

Những ai làm marketing đều biết, con người (cả khách hàng và bạn) đều có những tầng phòng vệ cảm xúc kiên cố:
1. Bản thân
2. Gia đình, người thân
3. Bạn bè
4. Người yêu
5. Thầy cô, đồng nghiệp
6. Người lạ

Mức độ đề phòng tăng dần từ số 1 đến số 6, tương tự như quá trình lớn lên của một đứa trẻ. Khi đứa trẻ đó ra đời, bố mẹ là người đầu tiên nó tiếp xúc, lẽ dĩ nhiên cũng sẽ là người nó tin tưởng nhất sau chính mình. Lớn thêm chút nữa, khi đi học thì có thêm bạn bè, sau đó là người yêu. Rồi đi làm, tiếp xúc với đồng nghiệp, sếp. Cuối cùng là ứng xử với người lạ.

Muốn tiếp cận khách hàng, bạn buộc phải vượt qua từng lớp phòng vệ đó. Một khi cố nhảy cóc tới một vòng bất kỳ, mọi thứ sẽ bị phản tác dụng.

"Này bạn, bạn có yêu mẹ của mình không? Hãy tặng bà ấy chiếc ghế mát-xa này, nó có tới 12 chế độ xoa bóp và giúp giảm đau vai gáy rất tốt. Hôm nay đang có chương trình giảm giá sâu cực kỳ hấp hấp dẫn, đừng bỏ lỡ nhé!"

Trên đây là một ví dụ về việc nhảy cóc, cụ thể là từ lớp số (6) 'người lạ' đến lớp số (2) 'gia đình, người thân'. Ngoại trừ khách hàng nóng - đã có sẵn nhu cầu tìm mua ghế mát-xa - có thể quan tâm, thì một người bình thường khi đọc bài sẽ ngay lập tức kích hoạt sự đề phòng, tỏ ra nghi ngờ (thậm chí khinh bỉ) và bỏ qua bài viết ngay lập tức.

Việc tiếp cận và cố gắng vượt qua từng lớp phòng vệ của khách lại mất thời gian và không dễ dàng hơn. Đó là lý do chúng ta chạy Ads. Lượn lờ trước mặt khách hàng đủ nhiều, đủ lâu để họ chú ý và quan tâm đến sản phẩm. Lặp đi lặp lại việc trình bày sản phẩm tốt thế nào, đặc biệt ra sao, tại sao họ nên mua nó. Điều này phổ thông đến mức nhiều ông chủ quan niệm rất đơn thuần rằng: Phải chạy ads mới ra đơn.

Ngoài ads, có một cách khác để vượt qua mọi lớp phòng vệ mà khách hàng không hề hay biết, một cách làm tuyệt vời và kỳ diệu. Đó là storytelling!

Tầm quan trọng của Story Telling
Tầm quan trọng của Story Telling

Bí quyết để "kể chuyện thương hiệu" hay

Khi kể chuyện thương hiệu, việc tạo ra một câu chuyện hấp dẫn và gây ấn tượng là quan trọng để tạo ra kết nối với khách hàng. Dưới đây là một số bí quyết để kể chuyện thương hiệu hiệu quả:

  1. Xác Định Đối Tượng Người Nghe: Hiểu rõ đối tượng mục tiêu của bạn là ai và họ quan tâm đến những gì. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một câu chuyện có sức hấp dẫn đối với đối tượng của mình.

  2. Nhấn Mạnh Giá Trị Cốt Lõi: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu và làm cho nó trở thành trọng tâm của câu chuyện. Giải thích rõ ràng về tầm nhìn, sứ mệnh và lợi ích mà thương hiệu mang lại.

  3. Tạo Nhân Vật Hấp Dẫn: Sử dụng nhân vật hoặc người đại diện cho thương hiệu để tạo ra sự kết nối và nhận diện. Đảm bảo nhân vật này có tính cách và đặc điểm phù hợp với giá trị của thương hiệu.

  4. Tăng Cường Bối Cảnh và Cảm Xúc: Sử dụng bối cảnh và cảm xúc để làm cho câu chuyện thêm sâu sắc và động viên. Người nghe nên cảm nhận được không khí và tình cảm từ câu chuyện.

  5. Chia Sẻ Câu Chuyện Thực Tế: Nếu có thể, chia sẻ câu chuyện dựa trên những trải nghiệm thực tế và thành công của khách hàng hoặc người làm việc trong tổ chức.

  6. Duy Trì Sự Cân Bằng: Duy trì sự cân bằng giữa việc chia sẻ thông điệp thương hiệu và tạo ra một câu chuyện hấp dẫn. Tránh làm cho câu chuyện trở nên quảng cáo hay quá chú trọng vào sản phẩm/dịch vụ.

  7. Tạo Ra Kết Nối Với Người Nghe: Kích thích sự tương tác bằng cách sử dụng câu chuyện để kêu gọi hành động hoặc đặt câu hỏi mà người nghe có thể tương tác.

  8. Sử Dụng Phương Tiện Đa Dạng: Kết hợp hình ảnh, video, và âm thanh để làm cho câu chuyện thêm sinh động và đa chiều.

  9. Kiểm Soát Nhịp: Kiểm soát nhịp của câu chuyện để giữ cho người nghe luôn hứng thú. Đừng làm câu chuyện trở nên quá dài và không cần thiết.

  10. Tổ Chức Logic: Sắp xếp câu chuyện một cách có logic và theo trình tự thời gian nếu cần thiết. Điều này giúp người nghe dễ hiểu và theo dõi.

Bằng cách sử dụng những chiến lược này, bạn có thể tạo ra một câu chuyện thương hiệu mạnh mẽ và gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng của mình.

Ví dụ về câu chuyện thương hiệu

Bố tôi là một người gia trưởng. Ông thường mắng nhiếc mẹ tôi, đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà mỗi lần quá chén chỉ vì mẹ không thể đẻ được con trai

Năm 17 tuổi, tôi trốn lên Hà Nội vì không chịu nổi cảnh ở nhà. Tôi xin làm thêm ở quán ăn, may mắn gì chủ tốt bụng đã cho tôi ở lại. Tôi vừa làm vừa học thêm về thiết kế thời trang, cuối cùng sau 6 năm cũng tự ra mở được một tiệm may nho nhỏ

Hôm đó, lần đầu tiên tôi trở về nhà sau 6 năm, mang theo chiếc váy mà tôi đã may cho mẹ từ rất lâu, cảm xúc lẫn lộn. Tôi đặt tên chiếc váy đó là Hi Sinh, giống như trái tim của mẹ.

Bạn có thể xem qua thiết kế của nó trong bộ sưu tập Woman and Loves dưới đây. Nó là món quà tôi muốn gửi tặng đến mẹ của mình và tất cả phụ nữ trên thế giới…

- - - - - - -
Trên kia là một ví dụ về storytelling. Một câu chuyện về mẹ sẽ ngay lập tức đưa khách hàng vào khung cảm xúc tương ứng ở lớp số (2) 'gia đình, người thân' mà họ không có một chút đề phòng. Cảm xúc "yêu thương, hi sinh, vì nhau" của khách hàng được kích hoạt, khiến họ bất giác nghĩ về mẹ của mình.

Đó là sự kỳ diệu của storytelling. Mỗi tầng phòng vệ cảm xúc sẽ mang những tính chất khác nhau, mà khi kích hoạt đúng cách, khách hàng sẽ bị thuyết phục và mua sản phẩm vô điều kiện.

Lồng sản phẩm thật khéo léo vào 'một câu chuyện hay' sẽ khiến khách hàng từ có thiện cảm với câu chuyện chuyển sang thiện cảm với sản phẩm và mua nó.

Đó là mục tiêu tối thượng của marketing: Đưa sản phẩm vào đầu (và tim) khách hàng. Trong đó, cách nhanh nhất đó chính là Storytelling. 

Đọc thêm: Customer Centric Case Study: Netflix khởi sắc nhờ lấy khách hàng làm trung tâm

Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến Storytelling

Visual Story Telling là gì?

 

Visual story telling là nghệ thuật kể chuyện sử dụng các hình ảnh, video, đồ họa và các yếu tố trực quan khác để truyền tải thông điệp. Đây là một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của người xem, truyền tải thông tin một cách dễ hiểu và ghi nhớ, và tạo ra cảm xúc cho người xem.

Brand Story là gì?

Brand Story, hay câu chuyện thương hiệu, là một câu chuyện có mục đích làm nổi bật và truyền đạt giá trị, sứ mệnh, tầm nhìn, và tính cách của một thương hiệu. Nó không chỉ là một dãy sự kiện hay thông tin về sản phẩm, mà còn là một câu chuyện sâu sắc và gây ấn tượng về thương hiệu đó. Brand Story giúp xây dựng một liên kết giữa thương hiệu và khách hàng, tạo ra một ấn tượng và nhận thức tích cực.

Nguồn: Ngô Huy Hoàng
 

SlimCRM - phần mềm quản lý