Đánh giá ý tưởng Startup - Tiền đề quyết định thành bại doanh nghiệp

Thời gian đọc: 8 phút
Quản trịBài viết
08/11/19 13:51:41 | Lượt xem: 230
đánh giá ý tưởng startup

Giai đoạn trước khi bắt tay vào thực hiện một dự án kinh doanh luôn là giai đoạn khó nhằn nhất. Đó là khi bạn phải có được một ý tưởng đáng tiền. Và ngoài yếu tố may mắn, để nảy sinh được một ý tưởng ra tấm ra món, cần dựa vào nhiều khả năng khác nữa. Vậy cần làm những gì để tìm ra cách chuẩn xác nhất để đánh giá ý tưởng startup cũng như tầm quan trọng của việc này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé: 

Đánh giá ý tưởng startup là gì?

Đánh giá ý tưởng startup là quá trình xác định xem một ý tưởng kinh doanh có khả năng thành công hay không. Quá trình này thường bao gồm việc xem xét các yếu tố như:

  • Sự phù hợp của thị trường: Liệu ý tưởng có giải quyết được một vấn đề hoặc nhu cầu chưa được đáp ứng của thị trường hay không?
  • Tiềm năng thị trường: Liệu thị trường có đủ lớn để hỗ trợ ý tưởng hay không?
  • Sự cạnh tranh: Liệu có những đối thủ cạnh tranh nào đang cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hay không?
  • Khả năng thực thi: Liệu người sáng lập có khả năng thực hiện ý tưởng và phát triển doanh nghiệp thành công hay không?

Đánh giá ý tưởng startup là một bước quan trọng trong quá trình khởi nghiệp. Quá trình này có thể giúp bạn xác định xem ý tưởng của mình có khả thi hay không và tránh lãng phí thời gian và tiền bạc cho một ý tưởng không có triển vọng.

Tải ngay: Startup handbook - Làm sao để không bị Ngáo khởi nghiệp

Tại sao phải đánh giá ý tưởng startup?

Muốn startup trước tiên bạn phải có ý tưởng.  Ý tưởng có thể được xây dựng từ chính mong muốn, khát vọng của bản thân hay từ những vấn đề mà mọi người xung quanh mình đang gặp phải. Một ý tưởng hay là tiền đề để startup thành công. 

Đánh giá ý tưởng để:

  • Xem xét tính khả thi

  • Sản phẩm của bạn có khác biệt không

  • Đánh giá tiềm năng/nhu cầu của thị trường

  • Sản phẩm có giải quyết được vấn đề mọi người đang gặp phải

  • Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức đầu tư của bản thân và xã hội

Một ý tưởng sai sẽ biến mọi nỗ lực tiếp theo trở nên vô nghĩa và lãng phí. Cũng giống như bạn chọn sai hướng thì càng đi càng sai và chả bao giờ tới đích cho dù rất nỗ lực. 

Tại sao phải đánh giá ý tưởng startup
Tại sao phải đánh giá ý tưởng startup

Các yếu tố đánh giá ý tưởng startup

Theo Kevin Hale người sáng lập Wufoo, để đánh giá một ý tưởng startup có khả thi hay không hãy xét theo 3 yếu tố sau:

  • Problem (Vấn đề): Về cơ bản, có những điều kiện ban đầu cho phép startup của bạn tăng trưởng nhanh.

  • Solution (Giải pháp): Những thử nghiệm mà bạn làm, trong những điều kiện đó, để startup của bạn tăng trưởng nhanh.

  • Insight: Bạn có thể giải thích tại sao với những thử nghiệm mà bạn làm, là giải pháp của bạn, có thể kết thúc thành công.

Theo đó, một vấn đề đáng để giải quyết (Problem) có 6 đặc tính dưới đây: 

  1. Popular: Vấn đề tốt thường phổ biến, nhiều người gặp.

  2. Growing: Ngày càng có nhiều người gặp phải vấn đề này.

  3. Urgent: Vấn đề cần phải được giải quyết nhanh chóng.

  4. Expensive: Có thế tính chi phí cao

  5. Mandatory: Vấn đề bắt buộc phải được giải quyết, cần phải có giải pháp để xử lý.

  6. Frequent: Nhiều người sẽ gặp phải vấn đề này nhiều lần, lặp đi lặp lại.

Vấn đề mà bạn đang giải quyết không nhất thiết phải có đủ 6 đặc tính trên, nhưng nên có ít nhất một vài đặc tính, càng nhiều càng tốt. Còn nếu nó không có đặc điểm nào trên đây, thì nên tự hỏi lại, liệu đây có là một vấn đề đáng để giải quyết hay không, hay nó chỉ là một giải pháp, một sản phẩm có cũng được không thì cũng chả sao. Trong đó, yếu tố Frequent là một yếu tố quan trọng. 

Kevin Hale mô tả vấn đề lý tưởng là:

  • 1M users (hoặc hơn càng tốt): Vấn đề của 1 triệu user là vấn đề tốt

  • Market growing 20%/year: Nếu thị trường bạn đang tham gia tăng trưởng 20%/năm thì rất tốt bởi vì bạn đang ở đúng xu hướng

  •  Urgent problems: Vấn đề cần được giải quyết ngay lập tức

  • Problems that cost money: Vấn đề khiến người dùng phải tốn chi phí, và nếu bạn có thể giải quyết được vấn đề này, giúp tiết kiệm chi phí hoặc giảm chi phí của người dùng, thì bạn có thể charge tiền họ trên số tiền mà bạn giúp họ tiết kiệm được.

  • Problems related to the law changes: Vấn đề liên quan đến việc thay đổi luật.

  • Hourly problems: Vấn đề mà người dùng gặp thường xuyên, nhiều lần trong ngày. Ví dụ: Grab, Uber, các giải pháp tương tự phát triển nhanh vì bạn phải di chuyển ít nhất 2 lần một ngày, 1 lần đi, 1 lần về, có khi còn đi lại 5 lần bảy lượt 1 ngày nếu có nhiều việc.

(Xem toàn bộ nội dung slide của Kevin Hale tại đây)

 Lưu ý: Khi đánh giá về yếu tố Solution, cần xem giải pháp đó có dễ dàng bị bắt chước hay không và giải pháp đó đã được chứng minh thực tế hay mới chỉ là tính lý thuyết

Phương pháp đánh giá ý tưởng Startup

Dưới đây là một số phương pháp đánh giá ý tưởng startup:

  • Nghiên cứu thị trường: Thu thập thông tin về thị trường mục tiêu, bao gồm nhu cầu, sở thích, và hành vi của khách hàng.
  • Phỏng vấn khách hàng: Trò chuyện với khách hàng tiềm năng để hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.
  • Lập kế hoạch kinh doanh: Xác định các mục tiêu, chiến lược, và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

Việc đánh giá ý tưởng startup có thể được thực hiện bởi chính người sáng lập hoặc bởi các chuyên gia bên ngoài. Nếu bạn không chắc chắn về cách đánh giá ý tưởng của mình, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc tham gia các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể tự hỏi để đánh giá ý tưởng startup của mình:

  • Tại sao ý tưởng của tôi lại quan trọng?
  • Ai sẽ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi?
  • Làm thế nào tôi sẽ cạnh tranh với các đối thủ?
  • Tôi cần bao nhiêu tiền để bắt đầu?
  • Tôi có khả năng thực hiện ý tưởng của mình không?

Nếu bạn có thể trả lời các câu hỏi này một cách thuyết phục, thì ý tưởng của bạn có khả năng thành công.

Đây là những tiêu chí rất hay để đánh giá một startup có tiềm năng hay không. Các bạn startup founder, nhất là các startup ở giai đoạn đầu có thể tự xem lại và đánh giá vấn đề mình đang giải quyết có thật sự là vấn đề đáng giải quyết hay không, bởi vì nếu không thì có thể giải pháp, sản phẩm của bạn sẽ khó bán sau khi đưa ra thị trường, gây tốn kém không cần thiết.   

(Biên dịch bởi Hương Nguyễn - giám khảo startup Elite)

SlimCRM - phần mềm quản lý