Kế hoạch khởi nghiệp mẫu kèm kế hoạch tài chính cho Startup

Thời gian đọc: 10 phút
Quản trịEbook
04/07/22 17:27:12 | Lượt xem: 7771
Bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu và kế hoạch tài chính mẫu cho startupDownload Now
Bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu hoàn chỉnh cho Startup

Kế hoạch kinh doanh là một công cụ chiến lược đối với doanh nghiệp, đặc biệt là startup. Một bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tập trung vào các bước cụ thể cần thiết để thực hiện ý tưởng kinh doanh, mà còn giúp đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Vậy một bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu cần có những gì và trông ra sao? Cùng thực hành xây dựng một kế hoạch khởi nghiệp hoàn thiện qua bài viết sau nhé!

Vì sao phải lập kế hoạch khởi nghiệp?

Trước hết, bạn cần hiểu rằng ý tưởng lập bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu không phải là một lựa chọn vẽ vời. Ngay cả những ý tưởng kinh doanh xuất sắc cũng có thể trở nên vô dụng nếu bạn không thể lên và thực thi một kế hoạch chiến lược. Đặc biệt, nếu bạn đang tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư, hãy nhớ rằng có một kế hoạch kinh doanh tốt là vô cùng quý giá.

Kế hoạch kinh doanh là một văn bản liệt kê các mục tiêu của doanh nghiệp. Nó chỉ ra cách thức cụ thể doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu của mình, bao gồm cả việc bán hàng, tiếp thị và phát triển sản phẩm. Nó cũng cho biết nguồn vốn hoạt động sẽ đến từ đâu, nhân viên sẽ đóng góp như thế nào cho các mục tiêu, và cách doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận là gì.

Đọc thêm:

1. Kế hoạch kinh doanh mẫu đơn giản cho 7 lĩnh vực 2024

2. Mẫu kế hoạch tài chính bằng Excel cho doanh nghiệp mới nhất

3. Mẫu quy chế tài chính chuẩn mực cho doanh nghiệp

Tầm quan trọng của kế hoạch khởi nghiệp mẫu
Tầm quan trọng của kế hoạch khởi nghiệp mẫu  

Tựu trung, đây là 4 lý do phổ biến mà mọi Startup cần lập ra bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu của mình:

  • Để gọi vốn cho doanh nghiệp: Các nhà đầu tư muốn có một kế hoạch kinh doanh chi tiết bằng văn bản trước khi đưa tiền cho bạn.
  • Để đưa ra quyết định chuẩn xác: Không chỉ tập trung vào vấn đề tài chính mà còn cả vấn đề quản lý, hoạch định nguồn nhân lực, công nghệ và tạo ra giá trị cho khách hàng.
  • Để giúp bạn xác định nguy cơ tiềm ẩn: Viết ra chi tiết giúp bạn nhìn nhận ý tưởng của mình toàn diện hơn. Bạn cũng có thể chia sẻ kế hoạch kinh doanh với những người có có chuyên môn để nhận góp ý.
  • Để truyền đạt ý tưởng chính xác: Bạn sẽ cần tất cả các bên liên quan - nội bộ, đối tác, nhà đầu tư,... hiểu rõ kế hoạch của mình để đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng ý.

Việc lập kế hoạch kinh doanh tốt không đảm bảo bạn sẽ thành công, nhưng chắc chắn nó có thể giúp bạn giảm thiểu tỷ lệ thất bại.

Xem thêm:

1. Chi tiết các bước bắt đầu kinh doanh cho Start-up 2023

2. Mẫu kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư cho start-up

Thành phần của một bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu

Tóm tắt điều hành

Nói ngắn gọn cho người đọc biết doanh nghiệp của bạn là gì và tại sao nó sẽ thành công. Bao gồm tuyên bố sứ mệnh, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và thông tin cơ bản về đội ngũ lãnh đạo, nhân viên và định vị của doanh nghiệp bạn. Bạn cũng nên bao gồm thông tin tài chính và kế hoạch tăng trưởng nếu bạn định yêu cầu tài trợ.

Mô tả doanh nghiệp

Cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp của bạn. Đi vào chi tiết các vấn đề doanh nghiệp cần giải quyết. Hãy cụ thể hóa và liệt kê những người tiêu dùng hay đối tác mà doanh nghiệp của bạn có kế hoạch phục vụ.Giải thích những lợi thế cạnh tranh sẽ tạo nên thành công cho doanh nghiệp của bạn.

Phân tích thị trường

Bạn sẽ cần hiểu rõ về triển vọng ngành và thị trường mục tiêu của mình. Các đối thủ cạnh tranh thành công làm gì? Tại sao nó hiệu quả? Bạn có thể làm điều đó tốt hơn không? Bây giờ là lúc để trả lời những câu hỏi này.

Dịch vụ hoặc sản phẩm

Mô tả những gì bạn bán hoặc những gì dịch vụ bạn cung cấp. Giải thích cách nó mang lại lợi ích cho khách hàng của bạn và vòng đời của sản phẩm trông như thế nào. Nếu bạn đang nghiên cứu và phát triển dịch vụ hoặc sản phẩm của mình, hãy giải thích chi tiết về điều đó.

Marketing và Sales

Chiến lược của bạn nên phát triển và thay đổi để phù hợp với nhu cầu riêng của bạn. Mục tiêu của bạn trong phần này là mô tả cách bạn sẽ thu hút và giữ chân khách hàng. Hãy mô tả kỹ lưỡng các chiến lược tiếp thị và bán hàng hoàn chỉnh của bạn.

Kế hoạch tài chính mẫu cho Start-up

Mục tiêu của bạn là thuyết phục người đọc rằng doanh nghiệp của bạn sẽ thành công về mặt tài chính. Đưa ra triển vọng tài chính tiềm năng trong ba năm tới. Đối với năm đầu tiên, hãy cụ thể hơn nữa và sử dụng dự báo hàng quý - hoặc thậm chí hàng tháng. Đây là nơi để sử dụng đồ thị và biểu đồ để kể câu chuyện tài chính của doanh nghiệp bạn. 

Phụ lục

Sử dụng phụ lục của bạn để cung cấp các tài liệu hỗ trợ hoặc được yêu cầu đặc biệt như hồ sơ tín dụng, hình ảnh sản phẩm, thư giới thiệu, giấy phép, bằng sáng chế, tài liệu pháp lý và các hợp đồng khác.

Xem thêm:

1. Gọi vốn và các vòng gọi vốn cho doanh nghiệp

2. Nhà đầu tư quan tâm những gì? Những điều startup cần biết

3. Startup Handbook: Làm sao để không bị ngáo khởi nghiệp

Mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản, hoàn chỉnh nhất cho Startup và doanh nghiệp nhỏ

Với hướng dẫn trên đây, bạn đã sẵn sàng để xây dựng kế hoạch khởi nghiệp của mình. Hãy tải xuống và điền mẫu bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu kèm kế hoạch tài chính cho dự án khởi nghiệp chi tiết này nhé:

Kế hoạch khởi nghiệp mẫu file doc

Mẫu bản kế hoạch kinh doanh đơn giản
Mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản
Bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh, đơn giản cho Startup
Bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh, đơn giản cho Startup
Mẫu kế hoạch tài chính cho startup
Mẫu kế hoạch tài chính cho startup

Mẫu bản kế hoạch kinh doanh startup kèm hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu và nhúng bảng excel để tiện tính toán

TẢI NGAY: Bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu kèm  kế hoạch tài chính cho startup mẫu 

Bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu file Excel

Mẫu file Excel kế hoạch khởi nghiệp bao gồm các phần sau:

  • Các yêu cầu chính trong quá trình khởi nghiệp (tài sản và vốn)
  • Nghiên cứu thị trường
  • Các milestone trong quá trình khởi nghiệp
  • Dự báo bán hàng trong 1 năm và 3 năm
  • Các báo cáo tài chính (báo cáo lãi lỗ, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ)..
  • Bảng phân tích hòa vốn....

Download bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu file Excel tại đây!

Kế hoạch khởi nghiệp mẫu file Excel
Kế hoạch khởi nghiệp mẫu file Excel

Mẫu kế hoạch tài chính cho Start-up

Lập kế hoạch tài chính khởi nghiệp là công việc quan trọng giúp bạn xác định nhu cầu vốn, dự báo dòng tiền, và đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Mẫu kế hoạch tài chính cho startup bao gồm những nội dung như:

  • Dự báo lãi lỗ
  • Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán
  • Mẫu kế hoạch huy động vốn đầu...
Mẫu kế hoạch tài chính startup
Mẫu kế hoạch tài chính startup

Tải ngay mẫu kế hoạch tài chính cho startup bằng file Excel hoặc file kế hoạch tài chính khởi nghiệp năm đầu tiên!

Mẫu chi phí khởi nghiệp

Mẫu chi phí khởi nghiệp (hay mẫu dự phòng ngân sách khởi nghiệp) là tài liệu giúp bạn ước tính chi phí cần thiết để khởi nghiệp một doanh nghiệp. Mẫu này thường bao gồm các danh mục chi phí khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chi phí tiền mặt: Bao gồm tiền mặt dự trữ, tiền lương cho nhân viên, tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước,...
  • Chi phí tài sản: Bao gồm chi phí mua sắm tài sản cố định, như máy móc, thiết bị,...
  • Chi phí marketing: Bao gồm chi phí quảng cáo, tiếp thị,...
  • Chi phí khác: Bao gồm chi phí pháp lý, chi phí kế toán,...

Mẫu chi phí khởi nghiệp có thể được sử dụng để:

  • Ước tính chi phí cần thiết để khởi nghiệp một doanh nghiệp.
  • So sánh chi phí khởi nghiệp của các doanh nghiệp khác nhau.
  • Theo dõi chi phí khởi nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Mẫu chi phí khởi nghiệp
Mẫu chi phí khởi nghiệp

Tải mẫu chi phí khởi nghiệp tại đây!

Từ kế hoạch khởi nghiệp đến thực tiễn còn là một quãng đường dài. Để rút ngắn khoảng cách, nhanh chóng tạo lợi thế cạnh tranh và bứt phá doanh thu, mỗi doanh nghiệp cần có định hướng chuyển đổi số từ sớm, ứng dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình công việc, kết nối trơn tru và chuẩn xác mọi bộ phận trong doanh nghiệp. SlimCRM là một giải pháp tự động hóa quản trị như vậy. Sản phẩm được Công ty Phần mềm Vinno hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam phát triển riêng cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ với những tính năng cần thiết nhất, tuân theo chuẩn nghiệp vụ quốc tế mà vẫn tinh gọn để tối ưu hiệu suất và doanh thu.

Mời doanh nghiệp trải nghiệm miễn phí phần mềm SlimCRM tại đây.

SlimCRM - phần mềm quản lý