Nếu như không dành thời gian và công sức vào việc xây dựng đội sales hiệu quả, doanh nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong việc hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Trong bài viết này, hãy cùng xem các nhà quản lý chia sẻ về các mẹo xây dựng đội ngũ sales hiệu quả cao.
1. Xây dựng văn hóa gắn kết
Anna Toramchi, giám đốc bán hàng của PartnerStack, chia sẻ rằng “Xây dựng đội ngũ sales thành công, có tốc độ tăng trưởng cao bắt đầu với một nền văn hóa hỗ trợ sự đồng cảm, sự hiếu kỳ và tính bền bỉ để phát triển.”
Sự gắn kết của nhân viên là những suy nghĩ, cảm nhận của nhân viên về nhóm mà họ tham gia và cách họ hành động (hay làm việc) dựa trên những suy nghĩ và cảm nhận đó.
Đừng nhầm lẫn giữa sự hài lòng và sự gắn kết của nhân viên vì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là sự khác biệt giữa một nhân viên hài lòng và nhân viên gắn kết
- An toàn: Tôi có thể thể hiện con người thật của mình mà không sợ bất kì hậu quả tiêu cực nào
- Ý nghĩa: Tôi có một lý do cá nhân đằng sau công việc của tôi
- Năng lực: Tôi cảm thấy bản thân có năng lực hoàn thành những công việc được giao
Là người quản lý đội sales, việc quan trọng nhất là gắn kết nhân viên trong đội của bạn. Hãy cố gắng để tối đa hóa hiệu suất làm việc của mỗi thành viên và tạo động lực cho họ mỗi ngày. Mục tiêu là để đội ngũ của bạn tiến về phía trước và suy nghĩ như một người làm chủ để họ có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
2. Xác định kĩ năng nào là quan trọng nhất
Nhân viên nào trong số các nhân viên hiện tại của bạn thể hiện được các phẩm chất của một đội ngũ mà bạn đang mong muốn xây dựng ? Nghĩ về những nhân viên thường xuyên lên báo giá và mang lại nguồn doanh thu đáng kể, nghĩ về những tính cahs mà họ đã thể hiện. Họ có khả năng tiếp nhận nhanh nhạy không ? Tham vọng ? Hợp tác ? Khao khát ?
Đó chính là những điểm để bạn tham khảo. Mỗi quản lý sẽ ưu tiên những kỹ năng khác nhau, nhưng hãy đảm bảo rằng quy trình tuyển dụng của bạn tập trung vào việc đặt những câu hỏi giúp bạn phát hiện ra những ứng viên có kỹ năng cần thiết và sẽ giúp đội ngũ của bạn phát triển.
3. Đặt kỳ vọng rõ ràng
Biết được những gì nhân viên mong đợi chính là yếu tố chính thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên, vì vậy việc đảm bảo rằng các nhân viên của bạn biết rõ những gì mà họ ưu tiên hơn cả là cực kỳ quan trọng để phát triển đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp. Dành thời gian đặt ra những kỳ vọng dựa trên mục tiêu bán hàng chung để nhân viên biết chính xác những gì họ đang hướng tới.
Một trong những cách để làm được điều này, theo như Alex Olley, co-founder và CRO của Reachdesk đó là “Giúp nhân viên hiểu được một công việc chất lượng trông như thế nào.” Bạn có thể đưa ra những ví dụ thế nào được xem là thành công, để họ có một hệ quy chiếu. Ví dụ, bạn có thể đánh giá định kỳ các cuộc gọi bán hàng thành công để nhân viên có thể học hỏi và thực hiện theo mô hình của những cuộc gọi thành công đó.
4. Cung cấp cho đội ngũ của bạn tất cả những gì họ cần để thành công
Nếu bạn có một nhân viên chuyên thực hiện những cuộc gọi đi nhưng bạn không đào tạo họ bất kỳ cuộc gọi nào, không cung cấp kịch bản, bạn không thể mong nhân viên đó thành công, vì họ không có sự chuẩn bị trước nào cả.
Đội ngũ bán hàng của bạn phải có tất cả mọi thứ họ cần để thành công. Olley chia sẻ rằng “Hãy đầu tư vào họ (những nhân viên bán hàng). Cung cấp cho họ những công cụ phù hợp để thành công trên nhiều kênh (email, điện thoại, tài khoản xã hội, quà tặng, chat, video, dữ liệu,...). Hướng dẫn và phát triển họ”
Mẹo này áp dụng cho tất cả các quá trình, từ khi gia nhập, đào tạo công việc để đảm bảo mọi nhân viên đều có môi trường làm việc thoải mái, có động lực và để họ hoàn thành được các mục tiêu hàng ngày.
Aditya Mohta, thuộc đội ngũ Marketing của Webex, tin rằng mẹo này rất tốt “Các nhà lãnh đạo tuyệt vời tập trung vào việc xóa bỏ mọi rào cản và trao quyền cho tất cả mọi người để họ đạt được kết quả tốt nhất.”
5. Giám sát các số liệu bán hàng quan trọng
Jim Blackie, giám đốc doanh thu tại ON24, chia sẻ rằng “Bạn phải biết rõ thế nào là thành công bằng cách tạo ra một bộ số liệu quan trọng mà bạn quản lý và quy trách nhiệm cho mọi người. Điều quan trọng là các chỉ số này phải đơn giản, có thể đo lường được và dễ nhìn để mọi người luôn giữ được tiến độ phù hợp với nhau.
Lấy ví dụ, công ty bạn có mục tiêu doanh thu hàng năm. Một nhà quản lý muốn xây dựng đội ngũ bán hàng thành công với mục tiêu này có thể thường xuyên theo dõi độ dài trung bình chu kỳ bán hàng của doanh nghiệp để đảm bảo mọi người đều đi đúng hướng và không bị kẹt lại với những khách hàng ít tiềm năng làm kẹt đường ống bán hàng và tăng độ dài chu kỳ bán hàng.
6. Thường xuyên đưa ra phản hồi
Rất ít các nhà quản lý dành thời gian cho việc này, nhưng nếu muốn đội ngũ của bạn thành công, bạn phải đưa ra những phản hồi cho nhân viên,
Bởi vì nếu không có các phản hồi, nhân viên sẽ không biết họ đang làm đúng hay làm sai. Đúng là khi họ không thể hoàn thành bất cứ giao dịch nào, họ sẽ biết có điều gì đó không ổn nhưng họ không thể biết chính xác họ đã sai ở đâu.
Dành thời gian định kỳ để nhìn lại hiệu suất của nhân viên bán hàng và nói chuyện với họ về công việc của họ có thể cải thiện đáng kể hiệu suất bán hàng. Các nhân viên có thể biết công việc nào nên tiếp tục, công việc nào nên cải thiện và cảm thấy bạn thật sự đánh giá cao họ và vai trò của họ trong nhóm vì bạn đã dành thời gian để đảm bảo công việc của họ thành công.
7. Chia sẻ câu chuyện thành công của khách hàng
Đằng sau những cuộc gọi ngẫu nhiên (cold call) có thể là một triển vọng cùng với một thách thức có thể được giải quyết và điều quan trọng cần phải nhớ rằng, có những ngày khi đội sales thấy rằng đây là một công việc bạc bẽo, nhàm chán.
Hãy chia sẻ những câu chuyện thành công của khách hàng, về cách mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đã giúp đỡ khách hàng và đáp ứng được nhu cầu của họ. Điều này có thể mang lại động lực và giúp nhân viên của bạn vượt qua những thách thức, nhắc nhở họ rằng, ngay cả trong những ngày khó khăn nhất, những gì họ làm đều quan trọng.
Đọc ngay:
1. Đây là cách tăng 33% doanh số bán hàng mà không cần tuyển thêm sales
8. Khuyến khích nhân viên đặt ra mục tiêu riêng
Việc nhân viên bán hàng hiểu được con đường phía trước của họ là một điều rất quan trọng. Nikita Zhitkevich, giám đốc điều hành các kênh đối tác tại PartnerStack chia sẻ “Điều quan trọng là đảm bảo đội ngũ của bạn có mục tiêu cụ thể rõ ràng và cả kỳ vọng để vạch ra sự phát triển.”
Khuyến khích các nhân viên nghĩ về việc họ muốn trở thành ai, ở đâu và dạo gần đây mỗi ngày của họ như thế nào để giúp họ đạt được mục tiêu. Đặt ra mục tiêu phát triển cá nhân giúp nhân viên luôn có động lực để đi đúng hướng và phát triển trong tương lai. Olley nói rằng để nhân viên bán hàng của doanh nghiệp đặt ra con đường phía trước của họ thật sự rất quan trọng - “Hãy để mỗi cá nhân tự tìm ra con đường đúng đắn để phát triển, đừng ra lệnh cho họ sẽ đi đâu. Không phải nhân viên phát triển bán hàng (BRD) nào cùng muốn trở thành Account Executive.”
9. Dùng dữ liệu để xác định các vấn đề
Thông thường, các quản lý đội sales chỉ sử dụng cảm quan để đưa ra những quyết định quan trọng về hiệu suất làm việc của cả đội. Không ai nên làm vậy, kể cả trong một nhóm nhỏ.
Thay vào đó, sales leaders cần phải chú ý khi mọi người ở những cấp bậc khác nhau cùng nêu lên một vấn đề. Ví dụ, khi cả nhân viên có hiệu suất cao, trung bình và thấp của bạn cùng nhắc đến sự công bằng khi được hỏi về sự gắn kết, lúc đó bạn biết rằng, bạn đã có một vấn đề cần giải quyết.
Để xác định các vấn đề trong đội ngũ của bạn, bạn cần có dữ liệu chắc chắn. Nếu không, bạn chỉ đang đi vào bóng tối mà thôi. Biết được điều gì gây ra sự gián đoạn, khiến bạn có thể ưu tiên những sáng kiến để mở khóa hiệu suất.
10. Luôn luôn giải quyết các vấn đề cho khách hàng
Mặc dù mục tiêu của sales là thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp bạn, nhưng sales cũng phải đảm bảo rằng các khách hàng sẽ thành công cùng với sự giúp đỡ từ doanh nghiệp của bạn khi bạn kết thúc quy trình bán hàng. Blackie chia sẻ “Để kiến tạo văn hóa thành công, bạn cần tất cả nhân viên trong đội có cảm giác họ có thể mang lại những kết quả tuyệt vời cho khách hàng.”
Lời kết
Các quản lý luôn mong muốn làm việc với những người yêu thích công việc và đón chào những nguồn cảm hứng và phát triển. Các nhà quản lý hoàn toàn có thể tìm được những nhân viên có phẩm chất ấy, giúp đội của bạn phát triển bằng cách mang lại cho nhân viên sự an toàn, ý nghĩa, công cụ họ cần để hoàn thành xuất sắc của mình.
SlimCRM mang lại mang lại những tính năng đầy đủ giúp đội sales có thể rút ngắn quy trình bán hàng, đồng thời tăng hiệu suất làm việc cá nhân, thúc đẩy làm việc nhóm. Đây sẽ là một giải pháp tinh gọn mà các quản lý có thể mang đến cho đội ngũ bán hàng của mình.
Dùng thử phần mềm quản trị bán hàng SlimCRM tại đây.