
Bạn đang kinh doanh nhưng thấy mình mất quá nhiều thời gian và chi phí cho các công việc lặp đi lặp lại? Hoặc bạn đang tìm cách tăng tỷ lệ chốt đơn mà không cần phải làm việc cật lực gấp đôi? Tin tốt là, nếu bạn biết cách ứng dụng AI trong bán hàng, thì cả hai vấn đề này đều có thể được giải quyết hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá 19 cách ứng dụng AI trong kinh doanh cực kỳ thực tế và dễ áp dụng, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả bán hàng mỗi ngày.
1. Tạo ảnh cho bài đăng fanpage
Ứng dụng AI trong bán hàng đầu tiên là tạo hình ảnh minh họa cho bài đăng Fanpage. Dù bạn cần ảnh phong cách sản phẩm, ảnh minh họa cho một thông điệp truyền cảm hứng, hay ảnh meme bắt trend thì AI đều có thể xử lý trong vài giây.
Với các công cụ AI tạo ảnh, bạn có thể sản xuất hàng loạt hình ảnh đẹp, nhất quán, đúng brand, mà không cần Photoshop.
Công cụ tạo ảnh tốt nhất:
- Shakker AI - Phù hợp ảnh AI phức tạp.
- ChatGPT Plus – Tạo ảnh từng phong cách khác nhau
- Flux AI – tạo ảnh nhanh và đẹp từ prompt
- Canva AI – cho phép tạo và chỉnh sửa hình ảnh ngay trong Canva
- AI Agent của SlimAI – kết hợp AI tạo ảnh và nội dung để xuất bài tự động
Mẹo nhỏ:
- Hãy chuẩn hóa prompt tạo ảnh theo từng loại chiến dịch để đảm bảo đồng bộ hình ảnh.
- Tạo nhiều phiên bản ảnh và dùng AI để A/B test ảnh thu hút nhất.
- Kết hợp với AI viết caption để tạo quy trình hoàn toàn tự động cho bài đăng fanpage.
Tham khảo: Tổng hợp các công cụ tạo ảnh AI Free tốt nhất hiện nay.
2. Tạo người mẫu thử đồ
AI có thể tạo ra ảnh người mẫu mặc sản phẩm của bạn chỉ từ ảnh sản phẩm và vài thông tin mô tả.
Điều này giúp các thương hiệu thời trang, phụ kiện hoặc đồng phục giảm chi phí chụp mẫu, tăng tốc độ ra mắt sản phẩm, và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm.
Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu ứng dụng AI trong bán hàng online là The Bad God. Họ đã sáng tạo tạo ra mẫu ảnh riêng biệt cho thương hiệu bằng AI giúp giảm chi phí chụp mẫu.
Gợi ý công cụ AI tạo mẫu thử đồ:
- Shakker AI - Có thể tạo người mẫu đồng nhất, tuy nhiên bạn cần huấn luyện cho mô hình.
- Kling AI - Tạo người mẫu thử đồ của chính doanh nghiệp bạn.
- TryItOn AI, ZMO.AI – tạo người mẫu mặc thử đồ cho người không chuyên.
Mẹo nhỏ:
- Tùy biến người mẫu theo nhân khẩu học khách hàng (giới tính, dáng người, phong cách) để tăng độ liên kết
- Huấn luyện AI tạo ra người mẫu đồng nhất.
3. Ứng dụng AI tạo video bán hàng sản phẩm
Nếu trước đây việc làm video quảng cáo thường gắn với những ekip chuyên nghiệp, ngân sách lớn, thì giờ đây, AI đã giúp mọi thứ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần một đoạn mô tả sản phẩm hoặc một kịch bản ngắn, các công cụ AI có thể dựng thành video hoàn chỉnh từ hình ảnh, âm thanh, đến hiệu ứng chuyển cảnh.
Đây là một trong những ứng dụng AI trong bán hàng cực kỳ hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh muốn quảng bá sản phẩm nhanh, tiết kiệm nhưng vẫn chuyên nghiệp.
Bạn có thể tham khảo cách The Bad God triển khai việc tạo video giới thiệu sản phẩm thời trang trên Fanpage của họ để lấy cảm hứng và học hỏi cách truyền tải nội dung thu hút.
Công cụ AI tạo video:
- HeyGen, Kling AI, Synthesia – tạo video AI có người thật, giọng nói thật
- Runway, CapCut AI – edit video nhanh, tự động chèn hiệu ứng, sub
- AI Agent của SlimAI – tự động tạo video khi được giao kịch bản và tài nguyên
Mẹo nhỏ:
- Dùng AI để tạo nhiều phiên bản video phù hợp từng kênh.
- Tái sử dụng nội dung video cho landing page, email marketing hoặc chatbot tự giới thiệu sản phẩm
4. Lên lịch họp
Nếu đội ngũ bán hàng của bạn vẫn đang lên lịch họp theo cách thủ công, thì đã đến lúc cần tự động hóa quy trình này càng sớm càng tốt. Và nếu doanh nghiệp bạn đã có hệ thống tự động, hãy nâng cấp nó trở nên thông minh hơn với ứng dụng AI trong bán hàng.
AI giúp đơn giản hóa toàn bộ quá trình lên lịch nhờ các công cụ tích hợp trực tiếp với hệ thống lịch hiện có. Những công cụ này có thể tự động kiểm tra lịch trống, đề xuất thời gian phù hợp và gửi lời mời họp được cá nhân hóa, giúp tiết kiệm thời gian và tránh xung đột lịch hẹn.
Công cụ AI lên lịch họp:
- Clara AI – Trợ lý ảo giúp sắp xếp lịch họp, xử lý mọi bước trao đổi cần thiết.
- Chatbot AI tích hợp với Calendly (hoặc công cụ đặt lịch khác).
Mẹo:
- Đảm bảo công cụ lập lịch AI của bạn được tích hợp đầy đủ với hệ thống lịch của nhóm để tránh tình trạng đặt lịch trùng hoặc xung đột lịch.
- Thiết lập các mẫu cuộc họp được cá nhân hóa cho các loại tương tác với khách hàng khác nhau để hợp lý hóa hơn nữa việc đặt lịch.
5. Dự báo doanh số
Dự báo doanh số là yếu tố quan trọng để lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, nếu làm thủ công thì dễ mất thời gian và thiếu chính xác.
Nhờ ứng dụng AI trong bán hàng online, doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu lịch sử, xu hướng thị trường và thông tin trong pipeline theo thời gian thực để đưa ra dự đoán chính xác hơn. Nhờ đó, đội ngũ kinh doanh có thể ra quyết định dựa trên dữ liệu thay vì cảm tính, đồng thời linh hoạt điều chỉnh chiến lược khi thị trường biến động.
AI còn giúp phát hiện sớm các mô hình và xu hướng tiềm ẩn, từ đó tăng khả năng phản ứng nhanh với thay đổi.
Công cụ AI dự báo doanh số:
- Anaplan – Nền tảng lập kế hoạch doanh nghiệp tích hợp dự báo doanh số
- Clari – Hỗ trợ ra quyết định và thực thi bán hàng dựa trên AI
- Gong.io – Công cụ phân tích và tối ưu hóa cuộc gọi bán hàng
- Salesforce Einstein – Tính năng dự báo thông minh bằng AI
Mẹo nhỏ:
- Thường xuyên cập nhật dữ liệu, bao gồm cả yếu tố ngoài doanh số như xu hướng thị trường hay cảm nhận của khách hàng.
- Sử dụng AI để xây dựng các kịch bản dự báo khác nhau (lạc quan, bi quan…) nhằm chuẩn bị cho mọi tình huống.
6. Ứng dụng AI lọc khách hàng tiềm năng
Khi bạn đã có đủ lượng lead, việc xác định ai thực sự tiềm năng là điều quan trọng nhất. Bạn có thể thiết kế nhiều luồng lọc khác nhau dựa vào ngân sách, lĩnh vực, quy mô công ty, vai trò ra quyết định, mức độ tương tác hay các vấn đề họ gặp phải…
Ứng dụng AI trong bán hàng online không chỉ giúp tự động hóa quá trình này mà còn mang lại độ chính xác cao hơn, từ đó tăng hiệu quả chuyển đổi thực tế.
Công cụ AI lọc khách hàng tiềm năng:
- CRM tích hợp AI như SlimCRM, Hubspot, Salesforce.
- Exceed.ai – Tự động hóa hội thoại với lead
- Conversica – Trợ lý doanh thu hỗ trợ sale & marketing
- LeadCrunch – Quản lý và tìm kiếm khách hàng B2B
Mẹo nhỏ: Xây dựng mô hình chấm điểm riêng cho từng nhóm khách hàng – AI không nên áp dụng kiểu "một cho tất cả".
7. Chấm điểm, phân loại và phân phối lead
Một trong những ứng dụng AI trong bán hàng nổi bật là chấm điểm và phân loại khách hàng tiềm năng.
Khi đã sử dụng AI để tạo lead, bạn nên tích hợp hệ thống chấm điểm. Việc đánh giá lead là "nóng", "ấm" hay "lạnh" sẽ giúp AI đưa ra chiến lược chăm sóc phù hợp.
Ví dụ: lead "nóng" có thể được chuyển ngay cho Trưởng phòng Kinh doanh để gọi điện, trong khi lead "lạnh" nhận một email tự động nhưng được cá nhân hóa.
Nếu bạn phân nhóm lead, AI còn có thể phân phối chính xác đến người phụ trách phù hợp.
Gợi ý công cụ AI:
- Trợ lý AI trong SlimCRM - Công cụ quản lý doanh nghiệp toàn diện kèm tính năng chấm điểm lead, phân phối lead.
- MadKudu – Dành cho doanh nghiệp hướng sản phẩm (PLG), dùng dữ liệu hành vi để chấm điểm
- Segment by Twilio – Ghi nhận dữ liệu người dùng theo thời gian thực, hỗ trợ phân phối lead
Mẹo nhỏ:
- Hãy cung cấp dữ liệu CRM sạch để AI học đúng mô hình.
- Nên chấm điểm dựa trên hành vi thực tế như số lần truy cập trang hay mức độ dùng thử sản phẩm, thay vì chỉ dựa vào chức danh công việc.
Xem thêm: Tất tần tật ứng dụng của AI Automation từng lĩnh vực.
8. Tối ưu quảng cáo với công nghệ AI
Khi ứng dụng vào quảng cáo, AI giúp phân phối quảng cáo chính xác đến đúng người, đúng thời điểm:
- Nhắm mục tiêu theo hành vi, sở thích, khu vực.
- Tự động điều chỉnh ngân sách giữa các chiến dịch.
- Tối ưu nội dung quảng cáo nhờ học từ hiệu suất trước đó.
Google Ads và Facebook Ads đều tích hợp AI để tăng ROI chiến dịch quảng bá sản phẩm.
9. Tóm tắt thông tin khách hàng
Chúng tôi hiện có một số AI agent có thể thực hiện công việc ứng dụng AI trong bán hàng này hoàn toàn tự động.
Ví dụ, đội chăm sóc khách hàng sử dụng Bot để tổng hợp thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Bot sẽ tự động gom các dữ liệu quan trọng thành một bản tóm tắt dễ hiểu.
Khi cần tra cứu, nhân viên chỉ cần hỏi AI và sẽ nhận được thông tin ngay lập tức. Ngoài ra, AI còn gửi báo cáo tự động hàng tuần và hàng tháng qua SlimCRM.
Công cụ AI hỗ trợ:
- SlimCRM - Tích hợp AI tóm tắt dựa trên thông tin khách hàng thật.
- Gong.io – Nền tảng “doanh thu thông minh” nổi tiếng.
- AI chatbot như ChatGPT hoặc AI agent được xây riêng.
10. Tự động hóa tiếp cận khách hàng tiềm năng (Outbound)
Việc tìm kiếm khách hàng mới là một quy trình tốn thời gian, nhưng với AI trong bán hàng online, bạn có thể rút ngắn quy trình này và tăng hiệu quả gấp nhiều lần.
Công cụ AI có thể phân tích dữ liệu như ngành nghề, quy mô công ty, lịch sử tương tác và mối quan tâm của từng khách hàng tiềm năng để tạo ra tin nhắn được cá nhân hóa, gửi đúng thời điểm họ dễ phản hồi nhất.
Công cụ AI hỗ trợ:
- Salesloft – công cụ tối ưu quy trình outbound cho các nhóm doanh thu
- AI CRM tích hợp automation như SlimCRM.
- Chatbot AI tùy chỉnh
Mẹo sử dụng hiệu quả:
- Sử dụng AI để xác định “thời điểm vàng” gửi tin nhắn dựa trên hành vi khách hàng
- Phân tích đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh nội dung tiếp cận theo thời gian thực
Xem thêm: Ứng dụng AI trong tìm kiếm khách hàng tiềm năng (sales prospecting).
11. Ứng dụng AI viết nội dung bán hàng
Ứng dụng AI vào trong bán hàng thì không thể không kể đến hoạt động viết nội dung. AI có thể tạo mô tả sản phẩm hấp dẫn, chuẩn SEO và phù hợp từng phân khúc khách hàng. Ví dụ:
- Jasper AI, Copy.ai hỗ trợ viết nội dung cho trang thương mại điện tử.
- Trợ lý SlimAI: Cung cấp System Prompt sẵn, chỉ cần ấn chọn vài thao tác.
12. Ứng dụng AI phân tích đối thủ cạnh tranh
AI trong bán hàng online giúp bạn theo dõi đối thủ theo thời gian thực: thay đổi giá, chiến dịch mới, tính năng, phản hồi khách hàng,…
AI sẽ tự động tổng hợp thông tin và đưa ra đề xuất để bạn điều chỉnh sản phẩm, chiến lược marketing hoặc tung ưu đãi đúng lúc.
Công cụ AI phân tích đối thủ: Klue, Botpress.
Mẹo: Theo dõi cả đối thủ mới nổi và biến động thị trường để tránh bị “chậm chân”.
13. Tối ưu giá bán
AI giúp bạn điều chỉnh giá theo thời gian thực dựa trên nhu cầu thị trường, đối thủ và hành vi khách hàng tối đa lợi nhuận mà vẫn giữ giá cạnh tranh.
Công cụ AI: PROS AI, Zilliant, hoặc tạo mô hình AI Agent riêng.
Mẹo: Thử nghiệm các chiến lược giá khác nhau theo từng phân khúc, và luôn theo dõi phản hồi khách hàng.
14. Phân tích cảm xúc khách hàng
Hiểu khách hàng đang cảm thấy gì là chìa khóa để cải thiện trải nghiệm và tăng doanh số.
Ứng dụng AI trong bán hàng giúp phân tích cảm xúc qua đánh giá, mạng xã hội, tin nhắn... rồi biến những dữ liệu rời rạc thành thông tin có ích: đâu là điểm yếu sản phẩm, cần điều chỉnh gì trong thông điệp.
Công cụ: Fibr AI, MonkeyLearn, hoặc AI Agent có NLP mạnh.
Mẹo: Theo dõi cảm xúc theo từng nhóm khách hàng, và thiết lập cảnh báo khi cảm xúc tiêu cực tăng để can thiệp sớm.
Xem bài viết ứng dụng AI trong nhận diện hành vi và phân tích cảm xúc người dùng này để hiểu thêm.
15. Tạo khách hàng tiềm năng
AI trong bán hàng online giúp doanh nghiệp vừa “đào mỏ” tìm lead, vừa lọc ra lead chất lượng cao.
Dù bạn có quá ít hay quá nhiều lead, AI đều xử lý tốt, từ tìm kiếm, đánh giá tiềm năng đến tự động liên hệ. Nó phân tích hành vi từ website, email, mạng xã hội để ưu tiên những người sẵn sàng chuyển đổi.
Công cụ: Clearbit by HubSpot, AI agent/chatbot tùy chỉnh.
Mẹo: Tận dụng AI để A/B test chiến lược tìm lead và đồng bộ với CRM để tự động hóa toàn bộ phễu bán hàng.
16. Dự đoán rời bỏ (churn)
Một lợi ích nổi bật của AI trong bán hàng là khả năng dự đoán khách hàng sắp rời đi. AI phân tích hành vi như ít tương tác, phản hồi chậm… để đưa cảnh báo sớm.
Nhờ đó, bạn có thể chủ động giữ chân khách, ví dụ như gửi ưu đãi cá nhân hóa đúng thời điểm.
Gợi ý công cụ AI: ChurnZero, GainSight, AI tích hợp sẵn trong CRM hoặc AI agent tùy chỉnh.
Mẹo: Tạo workflow tự động xử lý các dấu hiệu cảnh báo, và theo dõi chiến lược nào giữ chân khách hiệu quả nhất theo từng phân khúc.
17. Theo dõi mạng xã hội
Social media là nơi khách hàng thể hiện nhu cầu mua hàng nhưng việc theo dõi thủ công thì mất sức.
AI giúp tự động theo dõi đề cập đến thương hiệu, sản phẩm hoặc đối thủ, phân tích cảm xúc và phát hiện tín hiệu mua hàng.
Gợi ý công cụ: Hootsuite Insights, Sprout Social, Brandwatch.
Mẹo: Dùng AI để ưu tiên các bài đăng có ý định mua (ví dụ: hỏi giá, chê đối thủ), và tự động cảnh báo cho đội ngũ để phản hồi đúng lúc.
18. Phân tích hành vi khách hàng
Hiểu hành vi khách hàng là chìa khóa cho chiến lược AI trong bán hàng online.
AI không chỉ ghi nhận họ làm gì, mà còn phân tích khi nào họ tương tác, ở đâu, và với sản phẩm nào – từ đó cá nhân hóa thông điệp bán hàng.
Công cụ AI hỗ trợ: Spark AI (Mixpanel), Amplitude AI.
Mẹo: Luôn cập nhật dữ liệu từ nhiều kênh như website, app, mạng xã hội để AI đưa ra mô hình hành vi chính xác hơn.
19. Cá nhân hóa thông tin sản phẩm
AI giúp cá nhân hóa sản phẩm theo thời gian thực, dựa trên hành vi và lịch sử mua hàng của khách. Chatbot AI có thể tự động gợi ý sản phẩm phù hợp, tăng cơ hội bán chéo và bán thêm.
Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm khách hàng, mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu đáng kể.
Công cụ: Botpress, AI chatbot, AI agent
Mẹo:
- Tự động thay đổi gợi ý sản phẩm theo hành vi người dùng (ví dụ: giỏ hàng bị bỏ quên).
- Kết nối dữ liệu tồn kho để đảm bảo sản phẩm gợi ý luôn có sẵn.
SlimAI – Đồng hành cùng doanh nghiệp ứng dụng AI vào bán hàng
Tăng trưởng doanh nghiệp bằng cách ứng dụng AI trong bán hàng không còn là lý thuyết. Với SlimAI – AI Automation Agency, bạn có thể thực hiện tất cả những công việc ở trên hoàn toàn tự động.
SlimAI không chỉ tạo chatbot hay tool lẻ mà xây cả đội ngũ “nhân viên AI” làm việc như người thật, hiểu việc, làm theo quy trình của bạn.