48 phép thần thông giúp doanh nghiệp tăng doanh số (phần 1)

Thời gian đọc: 8 phút
SalesBài viết
23/11/24 21:07:38 | Lượt xem: 33
cách tăng doanh thu

Việc cạnh tranh trong kinh doanh tăng cao trong nền kinh tế hiên nay mang lại cho người tiêu dùng vô số những sự lựa chọn, doanh nghiệp của bạn sẽ nắm trong tay rất ít % đạt được sự ưu ái của các vị Thượng đế, muốn tồn tại doanh nghiệp phải luôn sáng tạo và thay đổi. Nếu bạn vẫn đang đau đầu vì phải nghĩ cách giúp cửa hàng của mình thoát khỏi bế tắc " Hàng hóa ứ đọng, doanh thu lẹt đẹt" thì có thể tham khảo 48 cách tăng doanh thu hiệu quả sau đây, có thể nó sẽ giúp được được phần nào cho bạn đấy ! Cùng SlimSoft.vn tìm hiểu ngay nhé !  

Cách tăng doanh thu
Cách tăng doanh thu
 

Giảm Giá Ảo

Tâm lý khách hàng hàng hàng giảm giá là hàng kém chất lượng, lỗi mốt nên không giảm giá trực tiếp trên sản phẩm mà sẽ giảm giá ảo (giảm giá gián tiếp). Cách này giá trị của sản phẩm không giảm đi, khách hàng còn cảm thấy có ưu đãi cho họ:

  • Ví dụ 1: Với 235.000đ, khách hàng sẽ mua được một bộ quần áo thời trang có giá 350.000đ.
  • Ví dụ 2: Khi khách mua 400.000đ trong quầy tự chọn của siêu thị, siêu thị sẽ tặng khách 70.000đ

Giảm giá có 1 - 0 - 2

Giá khuyến mãi sẽ tăng dần liên tục theo thời gian.

Ví dụ: Một shop bán mỹ phẩm tung ra chương trình khuyến mãi có 1-0-2, giảm giá toàn bộ sản phẩm có tại shop trong 7 ngày với số lượng có hạn:

  • Ngày đầu tiên giảm 5%
  • Ngày thứ 2 giảm 10%
  • Ngày thứ 3 giảm 20%
  • Ngày thứ 4 giảm 40%
  • Ngày thứ 5 giảm 50%
  • Ngày thứ 6 giảm 60%
  • Ngày thứ 7 giảm 70%

Khách hàng sẽ có tâm lý chờ đợi ngày giảm giá cao, nhưng khi cảm thấy không chờ được nữa cộng với giá giảm hợp lý với mình, sẽ có một số khách hàng nhanh chóng đến mua. Với số lượng lại có hạn, những khách hàng khác đang chờ đợi sẽ sợ hết hàng nên cũng mau chóng đến shop.

Đọc ngay: Cách tăng doanh số bán hàng lên 33% mà không cần tuyển thêm sales

Số lượng tăng giá không đổi

Tâm lý khách hàng thích mua được nhiều sản phẩm nhưng ít chi tiền nhất và chương trình khuyến mãi Số lượng tăng, giá không đổi ra đời.

Ví dụ: Quán bún đậu mắm tôm ra chương trình khuyến mãi, quán sẽ tăng lượng thịt, bún, chả trong một phần ăn nhưng giá không đổi. Chương trình khuyến mãi này quán sẽ lời ít hơn nhưng giúp thu hút khách hàng đến với quán, qua đó quán sẽ bán được nhiều hơn.

Giảm giá sản phẩm khác loại

Khi khách hàng mua cùng lúc hai (hoặc hơn) sản phẩm cùng hay khác loại, khách hàng sẽ được giảm giá một loại sản phẩm khác.

Ví dụ: Khi khách mua 1 đôi giày và 1 cái áo, khách hàng sẽ được mua balo trị giá 200.000đ với giá 50.000đ

Oẳn tù tì - miễn phí hóa đơn

Một số quán tại TP. HCM đã áp dụng chương trình oẳn tù tì với chủ quán, nếu thắng, khách hàng sẽ được miễn phí toàn bộ, nếu thua khách chỉ phải trả đúng số tiền trên hóa đơn. Rõ ràng khách không mất gì, mà lại rất vui vẻ và kéo đến quán đông hơn để thử độ may mắn

Hóa đơn cũ - tiền trao tay

Ví dụ: Cửa hàng điện máy tung ra chương trình khuyến mãi “Hóa đơn cũ, Tiền trao tay”. Khi mua hàng với hóa đơn 5.000.000đ, khách hàng sẽ được tham gia chương trình đổi hóa đơn cũ, nhận tiền hoàn.

  • Hóa đơn 1 tháng: Hoàn 10% tổng hóa đơn
  • Hóa đơn 6 tháng: Hoàn 30% tổng hóa đơn
  • Hóa đơn 1 năm: Hoàn 50% tổng hóa đơn

Cách khuyến mãi này lập tức thu hút khách hàng, nhưng không sợ lỗ vốn vì rất ít khách hàng giữ được hóa đơn cũ, nếu có chỉ là một phần nhỏ, không đáng kể so với số vốn đã thu được

Bốc thăm là trúng

Dựa trên tâm lý thích trúng thưởng của khách hàng.

Ví dụ: Khi khách hàng mua sách với số tiền 500.000đ, khách hàng sẽ được một lần bốc thăm may mắn trúng 100%. Giá trị phần quà tùy thuộc vào lợi nhuận cửa hàng

Đổi cũ lấy mới

Rạp chiếu phim Beta gần nhà tôi có chương trình khuyến mãi, khi mang 3 vé xem phim cũ đến rạp, tôi sẽ được đổi 1 vé xem phim mới (phim tùy khách chọn).
Khuyến mãi đổi cũ lấy mới luôn có một sức hút diệu kì, vì không phải chi tiền hoặc chi rất ít nhưng lại được cái mới. Qua ví dụ trên, rạp chiếu phim sẽ tăng doanh thu từ những khách hàng không có vé cũ hoặc chưa đủ vé để đổi, họ sẽ đi xem phim nhiều hơn cho đủ số vé được đổi.

Xấu - đẹp

Khách hàng dễ phân biệt xấu đẹp ngay từ cái nhìn đầu tiên, lợi dụng điều này, các nhà bán lẻ đặt cái đẹp và xấu cạnh nhau, tạo tâm lý so sánh và muốn sở hữu cái đẹp của khách hàng.

Ví dụ: Nhân viên đẹp mặc đồ tồn kho – nhân viên xấu hơn mặc đồ thịnh hành. Vì nhân viên đẹp nên được mặc định đồ cô ấy mặc đều đẹp, còn nhân viên xấu hơn được mặc định đồ cô đó mặc đều xấu dù có mặc đồ thịnh hành đi nữa. Vì vậy, khách hàng chỉ muốn mua quần áo của cô nhân viên đẹp.

Khuyến mãi nhân 1 dịp nào đó

Ví dụ: Nhân dịp ra mắt son A: khi khách hàng mua 2 thỏi son A sẽ được giảm 70% son B. Nên tập trung vào tặng quà hơn so với giảm giá, ví dụ:

  • Mua 1 tặng 1.
  • Mua 2 tặng 1.
  • Mua x sản phẩm A, được tặng y sản phẩm B (x,y tùy cửa hàng đưa ra)

 Món ăn khổng lồ thách thức bao tử

Đây là một phương pháp mới lạ nên chắc chắn tạo ra sức hút khó cưỡng cho khách hàng.

Ví dụ: Nhà hàng sẽ chuẩn bị một phần ăn khổng lồ, khi khách hàng nào ăn hết được suất ăn này, khách sẽ được thưởng 1.000.000đ, ngược lại, khách sẽ phải chi trả 1.000.000đ cho nhà hàng.

Chiêu khuyến mãi “khổng lồ” này không chỉ thu hút và tạo hiệu ứng đặc biệt cho khách hàng mà còn giúp nhà hàng bán được nhiều hơn, tăng doanh thu dễ dàng mà không hề mất chi phí quảng cáo

So sánh giá

Ví dụ: Cửa hàng X có điểm rất thú vị, đó là khi đến đây, khách hàng sẽ được chủ tiệm khuyến khích khảo sát kỹ giá cả của những cửa hàng khác trước khi quyết định mua. Và sau khi khảo sát giá, họ đều quay trở lại vì giá rẻ hơn và chất lượng tốt hơn hẳn so với những cửa hàng khác

Cách làm này thể hiện sự tự tin và chân thành của cửa hàng. Khách hàng cảm thấy yên tâm với giá và chất lượng sản phẩm của bạn, từ đó sẽ chọn cửa hàng bạn làm nơi mua sắm tin cậy

Khuyến mãi theo tên - tuổi

Có thể khiến khách hàng chú ý và kéo đến cửa hàng của bạn bằng cách này.

  • Ví dụ: Miễn phí thức uống cho khách hàng tên Hương, Phát. Giảm 20% thức uống cho khách hàng 20 tuổi. Để khách hàng hứng thú và mở rộng cơ hội may mắn, mỗi ngày sẽ thay đổi tên và số tuổi khác nhau.

Sở thích

Khách hàng sẽ được tự chọn theo ý thích từ nhân viên phục vụ, sản phẩm đến chương trình khuyến mãi từ cửa hàng. Cách này sẽ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Khi nhân viên được chọn sẽ được phần thưởng từ chủ cửa hàng, từ đó thúc đẩy nhân viên phải tận tâm tận lực làm việc. 

Trích nguồn: Facebook Lê Hồng Quân

SlimCRM - phần mềm quản lý