Câu chuyện "Startup thất bại vì quá yêu sản phẩm" không còn là câu chuyện lạ lẫm với chúng ta trên thị trường kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Bạn bán cái gì rất quan trọng, nhưng lý do bán và bán như thế nào còn quan trọng hơn. Thật vậy, mọi công ty đều cần bán hàng (điều này không cần bàn cãi) nhưng câu hỏi gây tranh luận ở đây là bạn nên sử dụng mô hình nào để tạo ra doanh số bán hàng tốt nhất?
Câu trả lời là không có mô hình nào tốt nhất cả. Chỉ có mô hình sẽ phù hợp với từng giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp (Bạn nhắm đến thị trường nào, sản phẩm đang nằm trong giai đoạn nào của vòng đời, chi phí để có khách hàng là bao nhiêu hay phụ thuộc vào giá trị vòng đời khách hàng cao hay thấp...v.v.)
Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết từ SlimCRM sẽ giải thích rõ các mô hình kênh phân phối hiện nay (Kênh trực tiếp và gián tiếp) đồng thời chỉ ra các yếu tố giúp bạn xác định kênh phù hợp với tình huống cụ thể từng doanh nghiệp. Sẽ có những mô hình bạn quen thuộc và đang áp dụng nhưng hướng dẫn này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát và rõ ràng hơn đấy !
Các kênh bán hàng trực tiếp
- Kênh bán hàng thương mại điện tử
- Kênh phân phối bán hàng qua điện thoại (Inbound & Outbound)
- Kênh phân phối bán hàng thực địa
Các kênh bán hàng gián triếp
- Kênh đại lý bán lẻ
- Kênh OEM
- Bán với đối tác dịch vụ
- Bán hàng thông qua Đối tác dịch vụ
Xem thêm:
1. Mô hình phân phối bán hàng CEO phải biết phần 1
Cách xác định chọn mô hình kênh phân phối bán hàng cho doanh nghiệp
- Bạn cần bao nhiêu phản hồi của khách hàng?
- Giá trị vòng đời của khách hàng
- Chi phí để có một khách hàng hiện tại là bao nhiêu?
- Bạn đang nhắm đến phân khúc thị trường nào?
- Sản phẩm của bạn nằm trong giai đoạn của vòng đời sản phẩm ?
Tải chi tiết hướng dẫn (20 trang) tại: https://go.slimcrm.vn/distributionmodels
CLICK TẠI ĐÂY ĐỂ NHẬN HƯỚNG DẪN
Kênh phân phối là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công. Đồng thời là nguồn lực chính từ bên ngoài nhằm đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng một các nhanh nhất, thuận tiện nhất. Đối với một thị trường mà nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục theo xu hướng xã hội, yêu cầu doanh nghiệp cần thường xuyên so sánh, đánh giá, nắm bắt thị hiếu khách hàng trên thị trường, từ đó thay đổi chiến lược kênh phân phối để đem về nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.