5 nguyên nhân chính khiến việc 1 chiến dịch chạy quảng cáo của bạn thất bại !

Thời gian đọc: 14 phút
MarketingBài viết
21/01/20 10:43:23 | Lượt xem: 300
Nguyên nhân chạy Facebook Ads thất bại

Với kinh nghiệm trong gần 5 năm chạy quảng cáo Facebook với số tiền đốt vào nó không dưới 7 triệu USD. Bài học thất bại và sai lầm cũng rất nhiều ngày hôm nay. Tôi sẽ kể ra 5 nguyên nhân chính khiến việc 1 chiến dịch chạy quảng cáo Facebook Ads của bạn thất bại.

Nguyên nhân khách quan chạy Facebook Ads thất bại

Có lẽ bạn đã từng gặp phải trường hợp 1 vài chiến dịch quảng cáo để y nguyên content và target nhưng tháng này chạy rất ngon và tháng sau sấp mặt luôn rồi đúng không? Vậy thì đây cũng có thể là 1 trong những nguyên nhân khiến chiến dịch của bạn thất bại. Nguyên nhân khách quan nhiều bạn nghĩ rằng nó nhỏ nhưng mình xếp nó số 1 vì mọi dự định, kế hoạch, tính toán trên lí thuyết của bạn sẽ vỡ lở nếu như không “thuận theo ý trời" .

  • Facebook update hàng ngày: Việc update ngoài việc sửa những lỗi, lỗ hổng ra Facebook thường có thay đổi cả những thuật toán, công cụ, kỹ thuật đòi hòi các nhà quảng cáo phải thích nghi ngay với nó để có thể đưa ra những quyết định sớm khắc phục trước những biến đổi của thị trường.
Nguyên nhân chạy qc Facebook thất bại: Facebook Update
Nguyên nhân chạy qc Facebook thất bại: Facebook Update

Còn nhớ những năm 2015 tôi đã từng dùng traffic quảng cáo của Facebook để lấy tiền từ Google Adsense và sau đó trừ đi vẫn ra lãi, nhưng hãy nhìn lại thực tại chi phí đã tăng lên hàng trăm lần vì vậy những công thức, lí thuyết sẽ không có tính áp dụng lâu dài mà chỉ mang tính thời điểm, ngày hôm nay thế này, ngày mai có thể sẽ là thế khác, việc liên tục tracking/checking/testing là luôn cần thiết chứ không phải chỉ trong giải đoạn bạn sấp mặt luôn mới thử nghiệm.

  • Tỉ lệ cạnh tranh ngày càng lớn: Với việc sản phẩm, dịch vụ của bạn “không phải là duy nhất " cộng với yếu tố “cần thiết”, “cấp thiết” của ngành hàng khiến việc tỉ lệ ra đơn hàng khá thất thường, sự tăng trưởng của tệp khách hàng là rất lớn với 1 Quốc Gia có tới gần 100 triệu dân và có trên 2/3 dân số sử dụng internet tuy nhiên khi phân tách ra thì thị phần ngành hàng của bạn sẽ dần nhỏ đi rất nhiều ngoài ra việc khi có nhu “cầu" càng lớn thì nguồn “cung" sẽ càng nhiều và bạn chỉ là 1 trong số những người tạo ra nguồn “cung" đó, việc bạn có thể đánh gục các nguồn “cung” khác để chiếm lĩnh được thị trường hay không nó là 1 câu hỏi khó khi bạn vẫn hay nghe người ta nói rằng cần tạo ra sự khác biệt...tuy nhiên tạo ra sự khác biệt như thế nào thì chỉ có bạn mới tìm ra được câu trả lời cho chính ngành hàng của mình !
  • Black Facebook có ảnh hưởng tới những người chạy "sạch" hay không?

Có lẽ bạn cũng trả lời được câu hỏi này khi thị trường Black thời gian trở lại đây diễn ra rôm rả, bạn không khó để bắt gặp những người làm Black Facebook giàu lên nhanh chóng nhờ việc bán các nguyên liệu, hướng dẫn  Chạy chiết khấu hay cho thuê các tài khoản “Free Money” với một mức giá vô cùng hấp dẫn. Việc này cũng ảnh hưởng lớn tới thị trường vì đơn giản bạn bỏ tiền ra người khác cũng bỏ ra trong 1 cuộc “đấu giá" nhưng người ta sẽ thực mất với số lượng ít hơn thì bạn đã nghĩ ai sẽ có cơ hội lớn hơn để thắng trong phiên “đấu giá" ? Facebook chưa bao giờ là hoàn hảo, khi nó càng lớn lỗi sẽ vẫn còn rất nhiều chính vì vậy thị trường Black vẫn sôi nổi từ năm này qua năm khác đối với những “cao thủ" vì vậy việc sống chung với Black có lẽ bạn nên cho nó trở thành 1 điều xảy ra hàng ngày để tìm cách vượt qua.

Tham khảo thêm nội dung liên quan:

1. 6 cách chạy bùng Facebook Ads và hậu quả

2. Tối ưu chi phí quảng cáo Facebook Ads bằng content

3. Xu hướng Facebook Marketing trong 10 năm tới

2. Chọn lựa sai hình thức quảng cáo - chọn lựa sai môi trường quảng cáo

Facebook có nhiều hình thức quảng cáo mà trong đó tuỳ vào mục đích quảng cáo của bạn cũng như ngành hàng của bạn mà lựa chọn được hình quảng cáo hợp lý. Về cơ bản Facebook đã chia sẵn cho chúng ta 3 dạng chính: Nhận Thức , Cân Nhắc và Chuyển Đổi. Trong 3 dạng chính này phía trong nó lại có rất nhiều các kỹ thuật khác nhau như việc lựa chọn target tới khách hàng, vị trí quảng cáo, mục tiêu quảng cáo mà mỗi công đoạn này đều cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả của chiến dịch quảng cáo.

Việc lựa chọn sai hình thức cũng chính là 1 trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới 1 chiến dịch của bạn không đạt kết quả tốt.

Ngoài ra chính là việc yếu tố sản phẩm dịch vụ của bạn có hợp để triển khai quảng cáo Facebook hay không có thực sự hiệu quả đổi với kênh quảng bá là Facebook? Bạn nên nhớ rằng Facebook Ads là 1 nền tảng triển khai quảng cáo mà trong đó bạn là người chủ động tiếp cận 1 tập khách hàng dựa trên 1 số các lượng lựa chọn hữu hạn về nhân khẩu học, sở thích, hành vi,... cần một quá trình thử nghiệm để tìm ra chứ không đơn thuần là Facebook quảng cáo mặt hàng, ngành hàng gì cũng hiệu quả .

Kết quả hình ảnh cho hình thức quảng cáo

3.Sự nhầm tưởng về việc “đắt" - “rẻ", khách hàng tiềm năng - khách hàng mục tiêu trong quảng cáo

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao chạy rẻ thế, chạy khách hỏi ầm ầm mà vẫn không ra đơn, không thu được về lợi nhuận! Chắc nhiều người có thể ví ngay cho đội “sales" không biết chốt khách, đội “sales" không biết chăm khách … có người lại cho rằng do uy tín thương hiệu, sự tin tưởng về thương hiệu dẫn đến khách hàng không sẵn sàng để mua hàng, để kể ra thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng chúng ta sẽ cùng phân tích xem .

“Đắt” thế nào và “Rẻ" ra sao ?

Quảng cáo “đắt” không thu được gì đã đành, ngay cả quảng cáo “rẻ” vẫn không thu được gì luôn, nhiều công ty, cá nhân cam kết việc ra “Lead” với giá thấp tuy nhiên chưa có 1 ai dám cam kết được về “Quality Lead" chính vì vậy việc ra “Lead" rẻ là 1 việc rất dễ dàng với các bạn có thói quen “manual bid" cũng như việc bạn chạy ra data khách hàng rẻ tuy nhiên chốt lại vẫn không thu được gì vì vậy bạn là một nhà quảng cáo thì hãy cố gắng để “rẻ” trong “insight khách hàng mục tiêu" .

Lại nói tới khách hàng mục tiêu thì đây là cái cốt lõi mà mọi người vẫn đang hướng tới ở 1 chiến dịch với mục tiêu gọi là “thúc đẩy doanh số" Khách hàng mục tiêu sẽ đảm bảo 2 yếu tố: Nhu cầu và Tài chính sau đó mới là sự thích thú của khách hàng đối với thương hiệu, nhãn hàng của bạn. Với việc bạn có thể ra nhiều data khách hàng nhưng khách hàng mới chỉ dừng lại ở mức “tiềm năng" có thể hiểu như khách hàng đã có nhu cầu nhưng chưa sẵn sàng để đáp ứng những điều khác để dẫn tới việc mua hàng.

TARGET hay NON TARGET ?

Ở lớp A thầy dạy đỉnh cao của target là không target gì, AI facebook giờ thông minh hơn nhiều rồi, rồi lại chiến thuật tập khách hàng tương tự cũng như Pixel Facebook, hình thức quảng cáo tối ưu, hỗ trợ rất nhiều rồi nên Target là không cần thiết .

Ở lớp B thầy dạy Facebook sinh ra target không phải để cho vui, là 1 lựa chọn để bạn hướng đến đúng insight khách hàng mục tiêu, tạo nên bức tranh về tập khách hàng cần target cho chuẩn thì sản phẩm dịch vụ mới hướng tới chuẩn đối tượng mong muốn.

Đã có nhiều tranh cãi trong những vấn đề này, theo quản điểm của mình thì cả 2 đều đúng nhưng đúng ở 1 ngành hàng cụ thể chứ không thể áp dụng cho mọi ngành hàng, thế mới có tranh cãi nổ ra khi người C làm được còn người D lại không ra kết quả gì. Mọi kiến thức lí thuyết chỉ là tương đối và mang tính thời điểm nó không thể áp dụng cho mọi ngành hàng nên chính chúng ta phải cần có thời gian thử nghiệm và đo lường thì mới có thể tìm ra được phương hướng tối ưu nhất cho ngành hàng của chính mình.

4. Nội dung và kịch bản chăm sóc, điều hướng khách hàng chưa đủ thuyết phục 

Từ xưa các cụ vẫn hay nói “content is king” cũng chả có sai đến thời điểm hiện tại content nó còn là “bố của king” bạn có giỏi kỹ thuật tới mức nào nhưng cái cốt lõi để khách hàng hiểu về sản phẩm dịch vụ của bạn và quan trọng là tin ở bạn, sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm dịch vụ của bạn thì do nội dung rất nhiều, bước tiếp theo mới chính là bước chăm sóc và điều hướng khách hàng tiềm năng ra sao để thúc đẩy mong muốn, cảm xúc tích cực của khách hàng hướng tới sản phẩm và dịch vụ.

Cũng như việc bán chéo, tận dụng remarketing, đổi mới sáng tạo với các chương trình cần thiết để kích cầu, bạn thất bại khi mọi thông số quảng cáo đều hoàn hảo ngoài việc bạn thua lỗ trên thực tế, khi đó cần xem xét lại định vị sản phẩm, chiến lược giá và kịch bản điều hướng khách hàng.

Việc bắt Trend không phải lúc nào cũng tốt và cần phù hợp với ngành hàng và tập khách hàng. Khi bạn bắt được 1 Trend nào đó trên mạng và lồng ghép nó vào nội dung nhiều khi sẽ gây ra mặt tiêu cực đó chính là post của bạn không khác gì một nơi mà cộng động mạng chém gió, xả stress cho vui chứ không còn là nơi để bạn có thể thu hút khách hàng thực sự.Việc theo dõi, học hỏi đối thủ của bạn là điều rất tốt nhưng việc sao chép hoàn toàn của họ chưa hẳn là tốt, nhất là khi sao chép những đối thủ lớn, những đối thủ có thương hiệu thì việc làm của bạn không khác gì là kẻ đi sau, kẻ ăn cắp, kẻ làm giả đồng thời nó khiến khả năng sáng tạo của bạn đi xuống vì cơ bản là bạn sẽ mải phải theo sau người khác 1 bước.

5. Fanpage, tài Khoản Quảng Cáo, timing và độ phổ biến của thương hiệu 

Kết quả hình ảnh cho tích xanh fanpage

Cũng có nhiều người gặp trường hợp cùng 1 nội dung + target nhưng chạy cho page này thấy hiệu quả, page kia không hiệu quả cũng như việc chạy trên tài khoản này thì rẻ tài khoản kia thì lại không ra gì. Vậy nên

thường không có công thức chung cho vấn đề này nhưng theo nhiều kinh nghiệm thì Fanpage và Độ phổ biến của thương hiệu có ảnh hướng rất lớn tới hiệu quả của chiến dịch .

  • Fanpage có lượng khách hàng lớn là khách hàng tiềm năng: Là những Fanpage lập ra từ đầu với lượng lớn trong số like đó là khách hàng thực quan tâm tới sản phẩm (không phải là các page buff like), việc bạn quảng cáo 1 chiến dịch ở Fanpage có lượng người quan tâm đông đảo về sản phẩm của bạn so với 1 Fanpage mà lượng Like của nó tạp nham thì hiệu quả chắc chắn nó sẽ thường hơn hẳn rất nhiều: Chí ít là về độ trust của page và khả năng remarketing, hoặc cross sales nó đều sẽ có lợi thế hơn. Ngoài ra việc Fanpage có tick xanh ở các thương hiệu (mình không nói tới việc thuê page tick xanh tây tàu để livestream) cũng sẽ khiến độ tin cậy của khách hàng sẽ tăng lên khá nhiều từ đó thực hiện các kịch bản chốt sales sẽ tốt hơn.
  • Tài khoản quảng cáo chi tiêu nhiều cùng với đó là ít vi phạm chính sách thông thường cũng sẽ cho 1 kết quả tốt hơn so với những tài khoản mà thường xuyên vi phạm: Có nhiều trường hợp tài khoản bị cho vào “black list” có thể hiểu như nó thường bị các AI của Facebook “xem xét” 1 cách kỹ lưỡng hơn dẫn tới nhiều chiến dịch bạn đã cố gắng “lách luật” mà vẫn không thể qua khỏi tuy nhiên ở 1 vài tài khoản khác thì ngược lại bạn vẫn có thể “lách” bình thường.Vì vậy trong 1 số trường hợp nếu có 1 tài khoản quảng cáo có độ an toàn cao thì việc bạn chạy bài ngon lành cũng là điều dễ hiểu.
  • Timing: Có lẽ các bạn dân làm Sub cho video cũng quá quen thuộc với điều này, timing trong quảng cáo Facebook cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả của quảng cáo ư, việc timing được quảng cáo sẽ chạy vào khi nào rất thuận lợi cho các bạn có kinh nghiệm đào sâu vào hành vi cũng như thói quen của khách hàng mục tiêu, điều này sẽ làm 1 chiến dịch quảng cáo có hiệu quả tốt hơn.

Mọi nguyên nhân thực ra chỉ là sự “đổ lỗi” cho một thất bại, điều quan trọng là ta cần nhận ra sai lầm ở đâu dẫn tới thất bại và đứng lên từ đó, luôn học hỏi và có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng ở mọi hoàn cảnh sẽ giúp chúng ta hạn chế rủi ro rất nhiều, cánh cửa vẫn sẽ mở rộng cho những người không bỏ cuộc và chỉ đóng lại khi bạn dừng lại mà thôi !

Cảm ơn chia sẻ Facebook Đức Anh 

SlimCRM - phần mềm quản lý