Không bao giờ cạn ý tưởng sáng tạo content cho Thương hiệu cá nhân (personal branding)

Thời gian đọc: 13 phút
MarketingBài viết
25/04/24 11:58:18 | Lượt xem: 94
Thương hiệu cá nhân

Một trong những cách tốt nhất để xây dựng Thương Hiệu cá nhân trên mạng xã hội, đó là Chia sẻ. Nếu bạn muốn gắn bản thân với một từ khóa nào đó, hãy chịu khó chia sẻ thật nhiều nội dung xung quanh nó. Việc sản xuất và chia sẻ những nội dung có giá trị, sẽ giúp bạn xây dựng được cộng đồng người theo dõi chất lượng.

Tuy nhiên, để duy trì được nhịp độ sản xuất nội dung ổn định là một điều không hề dễ dàng. Mọi người thường rất hào hứng vào gia đoạn đầu, rồi trì trệ ở giai đoạn sau, khi mà các ý tưởng bị cạn kiệt. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn khắc phục điều đó.

Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân (Personal Branding) là tổng hợp tất cả những gì mà mọi người nhìn nhận về bạn, bao gồm ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp, thái độ sống, các giá trị mà bạn mang lại cho xã hội. Nói một cách đơn giản, thương hiệu cá nhân là ấn tượng mà người khác hình thành khi họ nghĩ về bạn.

Thương hiệu cá nhân có thể được xây dựng một cách có chủ đích hoặc tự phát. Khi bạn xây dựng thương hiệu cá nhân một cách có chủ đích, bạn sẽ xác định rõ những giá trị và mục tiêu của mình, và sau đó bạn sẽ hành động để thể hiện những giá trị và mục tiêu đó. Khi bạn xây dựng thương hiệu cá nhân một cách tự phát, bạn sẽ cho phép những giá trị và mục tiêu của bạn tự nhiên thể hiện trong cuộc sống của bạn.

Ví dụ về xây dựng Personal Branding thành công

Sau đây là một số ví dụ điển hình về việc xây dựng thương hiệu cá nhân thành công: 

  • Steve Jobs: Steve Jobs là một trong những nhà sáng lập của Apple, và ông được coi là một trong những doanh nhân thành công nhất thế kỷ 20. Personal Branding của Steve Jobs được xây dựng dựa trên những giá trị như sự sáng tạo, sự đổi mới, và sự táo bạo. Ông đã thể hiện những giá trị này thông qua sản phẩm của Apple, cách ông điều hành công ty, và cách ông thể hiện bản thân trước công chúng.
  • Michelle Obama: Michelle Obama là cựu Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, và bà được coi là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Personal Branding của Michelle Obama được xây dựng dựa trên những giá trị như sự mạnh mẽ, sự tự tin, và sự lạc quan. Bà đã thể hiện những giá trị này thông qua các hoạt động xã hội, cách bà nuôi dạy con cái, và cách bà thể hiện bản thân trước công chúng.
  • Elon Musk: Elon Musk là một doanh nhân và nhà phát minh người Nam Phi, và ông là CEO của Tesla, SpaceX, và Neuralink. Personal Branding của Elon Musk được xây dựng dựa trên những giá trị như sự tham vọng, sự sáng tạo, và sự đổi mới. Ông đã thể hiện những giá trị này thông qua các công ty của mình, cách ông làm việc, và cách ông thể hiện bản thân trước công chúng.
  • Oprah Winfrey: Oprah Winfrey là một nữ doanh nhân, nhà sản xuất, và diễn viên người Mỹ. Bà được coi là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Personal Branding của Oprah Winfrey được xây dựng dựa trên những giá trị như sự thành công, sự nhân ái, và sự lạc quan. Bà đã thể hiện những giá trị này thông qua chương trình truyền hình của mình, các hoạt động từ thiện, và cách bà thể hiện bản thân trước công chúng.
  • Bill Gates: Bill Gates là một doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ, và ông là đồng sáng lập của Microsoft. Personal Branding của Bill Gates được xây dựng dựa trên những giá trị như sự thông minh, sự thành công, và sự hào phóng. Ông đã thể hiện những giá trị này thông qua công ty của mình, các hoạt động từ thiện, và cách ông thể hiện bản thân trước công chúng.

Tại sao phải xây dựng thương hiệu cá nhân?

Xây dựng  thương hiệu cá nhân có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn, bao gồm:

  • Tăng cơ hội thăng tiến trong công việc: Thương hiệu cá nhân tích cực sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và đồng nghiệp, từ đó tăng cơ hội thăng tiến trong công việc.
  • Tạo dựng mối quan hệ: Thương hiệu cá nhân tích cực sẽ giúp bạn thu hút những người có cùng giá trị và mục tiêu với bạn, từ đó tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
  • Cơ hội kinh doanh: Thương hiệu cá nhân tích cực sẽ giúp bạn tạo dựng uy tín và niềm tin với khách hàng, từ đó mở ra cơ hội kinh doanh mới.

Xem thêm: Cá nhân hóa là gì? Top chiến lược Personalised Marketing hiệu quả nhất

3 Level của thương hiệu các nhân

3 level của thương hiệu cá nhân
3 level của thương hiệu cá nhân

Có 3 level của Thương Hiệu Cá Nhân như sau

  • Level 1: Được người ta biết đến tên tuổi

Ở cấp độ này, sẽ có nhiều người biết đến tên của bạn. Bạn có thể được gọi là người nổi tiếng. Tuy nhiên, đây là level thấp nhất, thậm chí, đa số các chuyên gia đều đồng thuận rằng đây không phải là Thương Hiệu Cá Nhân. Muốn được nổi tiếng thì vô cùng dễ dàng, một cái phốt nổ ra là cả thế giới đã biết đến bạn rồi. Ở level này, người ta biết đến bạn, nhưng không có một cảm nhận rõ ràng nào về bạn, họ không nhớ bạn là ai, bạn làm gì, và họ cũng sẽ không nhớ tới bạn khi cần.

  • Level 2: Được người ta biết đến và ghi nhớ

Đây là một level tuyệt vời. Ở trường hợp này, bạn được mọi người biết đến, và quan trọng hơn, người ta còn ghi nhớ những cảm nhận riêng biệt về bạn. Người ta có thể nhanh chóng nói ra một keyword nào đó khi nhắc đến bạn. Một chuyên gia nội thất, một chuyên gia tình dục, một chuyên gia tư vấn Marketing cho SME, một chuyên gia về chatbot,….. Tất cả những keyword đó là những gì ngắn gọn mà cộng đồng sẽ mô tả bạn.

Theo tôi, định nghĩa Thương Hiệu rất đơn giản. Thương hiệu không phải là logo, không phải là slogan. Những cái đó chỉ là bộ nhận diện. Thương hiệu là cảm nhận của phần đông khách hàng khi họ nghĩ về nhãn hiệu của bạn. Thương hiệu cá nhân cũng vậy, nếu bạn tạo ra được một cảm nhận chung cho cộng đồng khi họ nghĩ tới bạn, đó là lúc bạn có thương hiệu cá nhân rồi đó.

  • Level 3: Được người ta biết đến, ghi nhớ và theo dõi

Level 3 gần giống level 2, chỉ thêm một chút đó là cộng đồng sẽ theo dõi bạn trên mạng xã hội. Để đạt đến level số 2, bạn có thể làm, các hoạt động như PR, Event, Quảng cáo,… Tất cả các hoạt động giống như lúc ta làm Thương Hiệu cho sản phẩm. Tuy nhiên, cách làm đó chưa giúp bạn đạt đến level 3. Người ta có thể biết bạn là ai, bạn giỏi cái gì, nhưng người ta sẽ không theo dõi bạn trên mạng xã hội.

Để đat được level 3, bạn phải bắt tay sản xuất và chia sẻ nội dung có giá trị, giúp bạn tạo lập cộng đồng trên mạng xã hội. Cách làm này tuy sẽ không giúp bạn phát triển nhanh về mặt số lượng, tuy nhiên lại vô cùng tốt về mặt chất lượng. Cộng đồng sẽ yêu quý, trung thành và ủng hộ bạn nhiều hơn so với level 2.

Sau đây tôi xin đưa ra một số lời khuyên cụ thể để bạn bắt tay xây dựng kế hoạch Content For Personal Branding. 

7 bước xây dựng thương hiệu cá nhân 

7 bước xây dựng thương hiệu cá nhân
7 bước xây dựng thương hiệu cá nhân
  • Step 1: Phải làm theo kế hoạch, duy trì tần suất

Có một điều phổ biến khi mọi người viết bài chia sẻ, đó là họ viết rất nhiều vào thời gian đầu. Nhưng rồi lại thường xuyên bị ngắt quãng ở thời gian sau.

Mình biết là ai cũng bận cả, luôn luôn có những công việc phát sinh không lường trước. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị trước một kho nội dung. Nếu bạn đặt KPI mỗi tuần có 1 bài chia sẻ, hãy chọn 2-3 ngày trong tháng để hoàn thiện đủ 4-5 bài cho tháng sau. Việc chuẩn bị sẵn nội dung như vậy sẽ giúp bạn chủ động và không bị ngắt quãng. Việc chia sẻ nội dung đều đặn sẽ tạo thói quen tốt cho người theo dõi, kích thích người mới bấm follow.

  • Step 2: Mở rộng chủ đề.

Có 2 cách để bạn mở rộng chủ đề chia sẻ:

- Mở rộng theo cách tiếp cận

Ví dụ: Nội thất trong nhà, ngoài trời, cách chọn đồ cho từng lứa tuổi, phân tích các mẫu nội thất đẹp,…

- 2 là mở rộng theo định dạng đăng

Ví dụ: đặt câu hỏi, game, poll, bài chia sẻ, bài tổng hợp, bài phỏng vấn, video, livestream, vlog,….

Có một điểm lỗi, gây ra khó khăn trong quá trình xây dựng nội dung, đó là mọi người thường chỉ tập trung vào cách số 1. Việc mở rộng nội dung theo cách tiếp cận là rất cần thiết, tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm ra cách tiếp cận mới cho cùng một chủ đề. Lúc đó, việc thay đổi định dạng bài đăng là một cách rất khôn ngoan, giúp bạn làm mới nội dung mà không thực sự phải sáng tạo điều gì quá mới.

  • Step 3: Duy trì sự nhất quán trong tính cách thương hiệu

Khi làm thương hiệu cá nhân, tức là bạn muốn truyền tải một cảm nhận cho cộng đồng. Để mỗi khi nhắc đến bạn, cộng đồng sẽ có 1 cảm nhận nhất định. Sau một quá trình làm thương hiệu, bạn hãy hỏi thử 10 người trong cộng đồng của bạn, nếu 10 người cho 5 cảm nhận khác nhau, có nghĩa là quá trình xây dựng thương hiệu của bạn đã thất bại thảm hại.

Sự nhất quán trong tính cách là điểm trọng yếu để bạn đạt được sự nhất quán trong cảm nhận từ cộng đồng. Có 2 thứ bạn sẽ phải chú ý xây dựng, đó là: ngôn từ và hinh ảnh.

Nếu trước giờ bạn đang đanh đá, đừng cố tỏ ra thân thiện. Nếu trước giờ bạn hài hước, đừng cố tỏ ra nghiêm túc quá. Khi bạn thay đổi giọng văn, sẽ có một bộ phận fan rời bỏ bạn, một bộ phận thì không biết bạn là ai.

  • Step 4. Phân biệt giữa thương hiệu cá nhân và hình tượng cá nhân.

Hãy hiểu rõ nguyên lí: chúng ta không thể làm hài lòng tất cả. Đừng cố chạy theo việc xây dựng một hoa hậu trong mắt mọi người. Thương hiệu cá nhân là việc bạn xây dựng hình ảnh sát nhất với con người vốn có của bạn, nhiệm vụ của bạn là tìm ra những người sẽ thích bạn. Nhiệm vụ của bạn không phải là thay đổi bản thân để chiều ý cộng đồng.

  • Step 5: Phân biệt giữa thương hiệu cá nhân và nổi tiếng

Hãy tránh khỏi các cám dỗ. Việc xây dựng những nội dung sốc sếch, thậm chí dựng chuyện để viral, có thể giúp bạn tăng follow nhanh chóng. Nhưng đó là một cộng đồng tạp nham, không có giá trị, không có nhận thức đúng về bạn

  • Step 6: Tận dụng và tối đa hóa traffic.

Khi tôi nói đến traffic, nghĩa là tôi nói đến lượng người tiếp cận với các nội dung bạn tạo ra. Càng nhiều người tiếp cận, bạn càng có cơ hội tìm ra những người có thể follow bạn.

Có một số nguồn traffic như sau:

- Viral tự nhiên: Bạn viết bài thu được lượng share tự nhiên.

- Ads: Làm một fanpage và chạy quảng cáo cũng không phải là không thể.

- Seeding: Share nội dung của bạn tới những cộng đồng liên quan, nếu nội dung tốt bạn sẽ thu được rất nhiều fan đấy.

- Kết hơp: kết hợp với những người có thương hiệu khác. Tất nhiên, bạn phải có giá trị đổi lại, tiền hay tình là tùy bạn.

  • Step 7: Kiên trì

Hãy sẵn sàng chấp nhận việc nội dung của bạn nhận được ít tương tác. Không có chuyện bạn sản xuất nội dung nào cũng hay, nội dung nào cũng nhận được like share ầm ầm. Nếu bạn đăng một nội dung lên và thấy không ai quan tâm. Hãy coi đó là hơi thở cuộc sống. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

- Điều bạn quan tâm thì mọi người không quan tâm

- Bạn chưa dẫn đủ traffic cho nội dung đó

-C ách viết hoặc định dạng nội dung chưa hấp dẫn

Hãy kiên trì, rút ra bài học từ những nội dung ít tương tác, đừng bỏ cuộc khi mọi thứ mới chỉ bắt đầu. Hy vọng, với những chia sẻ mang tính chủ quan của tôi, các bạn sẽ có động lực và cảm hứng để bắt đầu xây dựng Thương Hiệu Cá Nhân trên Mạng Xã Hội

Nguồn: Chia sẻ từ anh Thái Học 

SlimCRM - phần mềm quản lý