ChatGPT hoạt động như thế nào?  Giải mã bí mật đằng sau những cuộc trò chuyện thông minh

Thời gian đọc: 18 phút
Ứng dụng AIBài viết
27/11/24 15:16:45 | Lượt xem: 14
ChatGPT

ChatGPT, một sản phẩm trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ do OpenAI phát triển, đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ khả năng giao tiếp tự nhiên và linh hoạt. Tuy nhiên, đằng sau những cuộc trò chuyện thông minh đó là một quá trình phức tạp, từ giai đoạn huấn luyện đến việc tối ưu hóa qua phản hồi của người dùng. Vậy ChatGPT thực sự hoạt động như thế nào? Cùng SlimCRM khám phá bí mật phía sau mô hình này.

1. ChatGPT là gì? 

ChatGPT là gì? 
ChatGPT là gì? 

ChatGPT là một mô hình trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi OpenAI, dựa trên nền tảng GPT (Generative Pre-trained Transformer). Mục tiêu chính của ChatGPT là tạo ra phản hồi tự nhiên, có ngữ cảnh và giống con người trong các cuộc trò chuyện. Mô hình này được huấn luyện trên một lượng dữ liệu khổng lồ bao gồm văn bản từ sách, bài báo, website và nhiều nguồn khác trên internet.

2. ChatGPT hoạt động như thế nào?

ChatGPT được phát triển dựa trên kiến trúc Transformer, một mô hình deep learning tiên tiến đã mang lại bước đột phá lớn cho lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). Khác biệt rõ nét so với Alexa hay Siri, ChatGPT mang lại trải nghiệm tương tác gần gũi và tự nhiên hơn cho người dùng. Quá trình xây dựng ChatGPT khá phức tạp, nhưng có thể được tóm tắt qua một số bước chính sau đây:

ChatGPT hoạt động như thế nào?
ChatGPT hoạt động như thế nào?

2.1. Giai đoạn huấn luyện

Giai đoạn tiền huấn luyện (Pre-training):

Trong giai đoạn này, mô hình GPT (một dạng mô hình transformer chỉ sử dụng bộ giải mã) được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu từ Internet. Mục tiêu là huấn luyện mô hình dự đoán các từ tiếp theo trong một câu sao cho câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp và có ý nghĩa tương tự như dữ liệu trên Internet. Sau khi hoàn thành giai đoạn tiền huấn luyện, mô hình có khả năng hoàn thành câu nhưng chưa thể trả lời câu hỏi một cách trực tiếp.

Giai đoạn tinh chỉnh:

Đây là bước giúp ChatGPT thực sự trở nên thông minh hơn nhờ phản hồi từ con người thông qua các ví dụ minh họa. Mô hình được điều chỉnh để thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể. Để làm điều này, một hệ thống thưởng được thiết lập, kết hợp với các thuật toán tối ưu như PPO (Proximal Policy Optimization). Kết quả là AI có thể đưa ra các câu trả lời chính xác, tự nhiên và phù hợp hơn với nhu cầu người dùng.

Cụ thể:

  • Thu thập dữ liệu huấn luyện: Bao gồm các câu hỏi và câu trả lời. Sau đó, mô hình được tinh chỉnh trên bộ dữ liệu này. Mô hình sẽ nhận câu hỏi làm đầu vào và học cách tạo ra câu trả lời tương tự như dữ liệu đã cung cấp.
  • Huấn luyện mô hình đánh giá (reward model): Thu thập thêm dữ liệu gồm các câu hỏi và nhiều câu trả lời khác nhau, sau đó mô hình sẽ học cách xếp hạng các câu trả lời từ phù hợp nhất đến ít phù hợp nhất.
  • Tối ưu hóa bằng học tăng cường: Sử dụng phương pháp PPO (Proximal Policy Optimization) để tinh chỉnh mô hình nhằm cải thiện độ chính xác của các câu trả lời, giúp chúng sát với ngữ cảnh và hữu ích hơn.

 2.2. Quá trình tạo câu trả lời

Bước 1: Người dùng nhập câu hỏi, ví dụ: “ChatGPT hoạt động như thế nào?”.

Bước 2: Câu hỏi được chuyển đến hệ thống kiểm duyệt nội dung. Hệ thống này đảm bảo rằng câu hỏi không vi phạm các nguyên tắc an toàn và lọc bỏ những câu hỏi không phù hợp.

Bước 3-4: Nếu câu hỏi vượt qua bước kiểm duyệt, nó sẽ được gửi đến mô hình ChatGPT để xử lý. Nếu không vượt qua, hệ thống sẽ tự động tạo một câu trả lời mẫu để phản hồi người dùng, ví dụ “Xin lỗi, tôi không đáp ứng được yêu cầu đó” 

Bước 5-6: Khi mô hình ChatGPT tạo ra câu trả lời, nội dung sẽ được kiểm duyệt lần nữa để đảm bảo an toàn, không gây hại, không thiên vị, v.v.

Bước 7: Nếu câu trả lời vượt qua kiểm duyệt, nó sẽ được hiển thị cho người dùng. Nếu không, hệ thống sẽ cung cấp một câu trả lời mẫu thay thế.

Sơ đồ hoạt động của ChatGPT (Nguồn: ByteByteGo.com)

Theo số liệu được đo lường vào tháng 3 năm ChatGPT, Gemini và Poe là 3 công cụ AI hàng đầu có lưu lượng truy cập web cao nhất lần lượt là 2,3 tỷ lượt truy cập và hơn 200 triệu ngù sử dụng hàng tuần tính đến tháng 8 năm 2024, 133 triệu lượt truy cập và 43 triệu lượt truy cập.  

Dưới đây là bảng so sánh ChatGPT, Gemini và Poe: 

 

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

CHATGPT

- Giao tiếp tự nhiên: ChatGPT có thể trò chuyện một cách tự nhiên và mượt mà, giống như đang nói chuyện với một người thật. Điều này giúp nó phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau như chatbot, hỗ trợ khách hàng, giải trí,...

- Tạo văn bản sáng tạo: ChatGPT có thể viết các văn bản sáng tạo như thơ, kịch bản, bài hát, email, thư,... rất nhanh và chính xác. Nó có thể giúp người dùng trong các công việc sáng tạo hoặc tiết kiệm thời gian.

- Khả năng học và thích nghi: ChatGPT có thể học từ dữ liệu mới và thay đổi để phù hợp với các tình huống khác nhau. Nó trở nên thông minh và hữu ích hơn theo thời gian.

- Dễ sử dụng: ChatGPT có giao diện dễ sử dụng, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải am hiểu công nghệ.

- Thiếu chính xác: Mặc dù ChatGPT tạo ra văn bản mượt mà, nhưng đôi khi nội dung có thể không chính xác hoặc sai lệch. Cần cẩn thận khi sử dụng cho các mục đích quan trọng.

- Thiếu tính sáng tạo: Mặc dù có thể tạo văn bản sáng tạo, nhưng đôi khi nội dung không mới mẻ hoặc thiếu sự sáng tạo.

- Khó hiểu ngôn ngữ phức tạp: ChatGPT có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các ngôn ngữ phức tạp hoặc các sắc thái ngữ nghĩa.

GEMINI

- Tạo văn bản sáng tạo: Gemini có thể tạo thơ, kịch bản, bài hát, email,... với độ trôi chảy cao.

- Dịch ngôn ngữ: Gemini dịch nhanh chóng và chính xác, giúp giao tiếp hiệu quả giữa các ngôn ngữ khác nhau.

- Trả lời câu hỏi: Gemini cung cấp câu trả lời đầy đủ và chính xác từ nhiều lĩnh vực.

- Viết nội dung đa dạng: Gemini viết bài báo, bài blog, bài quảng cáo... với phong cách linh hoạt.

- Học hỏi và cải thiện: Gemini có khả năng học từ dữ liệu mới và ngày càng thông minh hơn.

- Giao diện dễ sử dụng: Giao diện của Gemini thân thiện, dễ sử dụng cho mọi người.

- Bảo mật thông tin: Gemini cam kết bảo mật thông tin người dùng và không chia sẻ với bên thứ ba.

- Có thể tạo thông tin sai lệch: Giống như các mô hình ngôn ngữ khác, Gemini có thể tạo ra thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm, người dùng cần cẩn thận khi sử dụng.

- Vẫn đang phát triển: Gemini vẫn trong quá trình hoàn thiện, có thể gặp lỗi hoặc thiếu một số tính năng.

- Khó hiểu ngôn ngữ phức tạp: Gemini gặp khó khăn khi xử lý ngôn ngữ phức tạp và các sắc thái tinh tế.

- Cần nhiều dữ liệu: Hiệu quả của Gemini phụ thuộc vào lượng dữ liệu được cung cấp để học hỏi và cải thiện.

POE 

- Poe cung cấp nhiều chatbot khác nhau để tương tác, làm gia tăng trải nghiệm người dùng.

- Phiên bản GPT4 của Poe mang lại kết quả tốt hơn, đáp ứng tự nhiên hơn so với phiên bản trước đó.

- Sự phát triển của Chat GPT giúp nâng cao khả năng trò chuyện và phản hồi của Poe.

 

- Một số kết quả từ Poe vẫn có thể có giới hạn và thiếu tự nhiên.

- Sự hiện diện của các chatbot đòi hỏi người dùng phải xác minh và kiểm tra nguồn thông tin một cách tự động để đảm bảo tính chính xác.

 

Một số ví dụ so sánh cụ thể về công năng:

3.1. Truy vấn thông tin 

Cả ba công cụ đều được yêu cầu giải thích câu lệnh “Quản lý doanh nghiệp là gì?”. ChatGPT đưa ra câu trả lời cụ thể, đánh đúng trọng tâm câu hỏi, bao hàm đủ các nội dung về khái niệm và các nhiệm vụ chính của Quản lý doanh nghiệp. Poe thì đưa ra nội dung ngắn gọn và đầy đủ hơn một chút khi vừa đề cập đến định nghĩa, các nhiệm vụ chính và mục tiêu của Quản lý doanh nghiệp

Câu trả lời của ChaGPT
Câu trả lời của ChatGPT
Câu tra lời của Poe
Câu tra lời của Poe

Trong khi đó, Gemini là công cụ trả về câu trả lời chi tiết nhất, bao gồm định nghĩa, các hoạt động chính, tại sao nó quan trọng, các yếu tố ảnh hưởng, các kỹ năng cần thiết và gợi ý các chủ đề liên quan. Ngoài ra, Gemini nổi bật hơn so với hai công cụ còn lại nhờ vào khả năng trình bày dễ nhìn và có sự phân tách rõ ràng giữa nội dung chính và phụ. Điều này giúp người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin và hiểu được cấu trúc của bài viết. 

Câu trả lời của Gemini
Câu trả lời của Gemini

3.2. Lên kế hoạch Marketing tổng thể

Khi nhập câu lệnh “Lên kế hoạch Marketing tổng thể cho sự kiện ra mắt SlimAI”, 3 công cụ đều trả về 3 câu trả lời khá tốt. ChatGPT với câu trả lời cụ thể bao gồm các yếu tố về mục tiêu, đối tượng mục tiêu, xây dựng chiến lược nội dung, kênh phân phối, tổ chức sự kiện, khuyến mãi và quà tặng, đánh giá và theo dõi kết quả. Poe thì đưa thêm nội dung về ngân sách và thời gian thực hiện. 

Câu trả lời của ChatGPT
Câu trả lời của ChatGPT
Câu trả lời của Poe
Câu trả lời của Poe

Gemini vẫn là công cụ đưa ra kế hoạch chi tiết nhất vì cung cấp đầy đủ thông tin các nội dung của bản kế hoạch: hiểu về sản phẩm, mục tiêu sự kiến, xây dựng thông điệp… đến đo lường và đánh giá hiệu quả một cách chi tiết. 

Câu trả lời của Gemini
Câu trả lời của Gemini

Dựa trên các ví dụ trên, cả ba công cụ AI là ChatGPT, Gemini và Poe đều thể hiện khả năng xử lý câu hỏi rất ấn tượng. Tuy nhiên, đối với những câu lệnh liên quan đến văn bản, tóm tắt, và sáng tạo nội dung, Gemini tỏ ra vượt trội hơn so với hai công cụ còn lại nhờ vào cách trình bày rõ ràng, dễ nhìn và khả năng trả lời đúng trọng tâm một cách ngắn gọn. Tiếp theo là ChatGPT với khả năng truy vấn thông tin tốt, và cuối cùng là Poe. 

Ứng dụng của ChatGPT trong thực tế
Ứng dụng của ChatGPT trong thực tế

ChatGPT có nhiều ứng dụng thực tế đa dạng, bao gồm:

  • Thay thế công cụ tìm kiếm: ChatGPT có thể trả lời câu hỏi nhanh chóng, là giải pháp thay thế Google hoặc Bing cho những ai ưa thích trò chuyện hơn là tìm kiếm liên kết trang web.
  • Nhập vai: ChatGPT có thể đóng vai nhân vật trong các kịch bản, như phỏng vấn xin việc, cung cấp câu hỏi và giải pháp cho người dùng.
  • Viết nội dung: Công cụ này hỗ trợ tạo ra bản sao quảng cáo, email và nội dung tiếp thị sáng tạo, giúp tiết kiệm thời gian cho nhà tiếp thị.
  • Viết mã và gỡ lỗi: ChatGPT giúp viết mã code và gỡ lỗi, giải thích và đưa ra giải pháp cho các vấn đề lập trình.
  • Hiểu nhiều ngôn ngữ đầu vào: ChatGPT có thể xử lý và trả lời các câu hỏi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  • Trả lời câu hỏi: Các doanh nghiệp có thể tích hợp ChatGPT để cải thiện trải nghiệm khách hàng, trả lời nhanh chóng các câu hỏi cụ thể.
  • Giáo dục: ChatGPT hỗ trợ giáo viên xây dựng câu hỏi và giải đáp thắc mắc cho học sinh.
  • Lên ý tưởng: Công cụ này có thể cung cấp ý tưởng cho quà tặng, hoạt động hoặc nội dung sáng tạo.
  • Tạo tác phẩm nghệ thuật: ChatGPT kết hợp với các công cụ AI khác để tạo ra tác phẩm nghệ thuật và thậm chí sáng tác nhạc, thơ.
  • Trợ lý ảo: Giúp doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ như lên lịch, gửi email và quản lý mạng xã hội.
  • Đề xuất cá nhân hóa: Dựa trên sở thích của người dùng, ChatGPT có thể đưa ra các đề xuất về hoạt động, sách, nhạc và sản phẩm.
  • Giải toán: ChatGPT có khả năng giải các bài toán và cung cấp cách giải chi tiết. 

5. Tương lai phát triển của ChatGPT

Tương lai của ChatGPT rất sáng sủa, vì có tiềm năng lớn trong việc phát triển các mô hình ngôn ngữ tiên tiến hơn. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, chúng ta có thể mong đợi ChatGPT sẽ trở nên tinh vi và mạnh mẽ hơn.

Một trong những lĩnh vực phát triển chính của ChatGPT là khả năng nhận thức ngữ cảnh. Hiện tại, ChatGPT có thể tạo ra các phản hồi dựa trên những từ ngữ và cụm từ mà nó nhận được, nhưng nó chưa thể hiểu hoàn toàn ngữ cảnh mà những từ và cụm từ đó được sử dụng. Khi công nghệ được cải tiến, ChatGPT sẽ có khả năng hiểu ngữ cảnh tốt hơn, từ đó tạo ra các phản hồi chính xác và phù hợp hơn.

Một lĩnh vực phát triển khác của ChatGPT là học đa phương thức. Điều này đề cập đến khả năng kết hợp các loại dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như hình ảnh và video, vào quá trình học. Bằng cách này, ChatGPT sẽ có thể tạo ra các phản hồi tinh vi và sâu sắc hơn, xem xét một phạm vi thông tin rộng lớn hơn.

Bên cạnh những lĩnh vực phát triển này, cũng có khả năng tạo ra các mô hình ngôn ngữ chuyên biệt cho các ngành nghề hoặc trường hợp sử dụng cụ thể. Ví dụ, một mô hình ngôn ngữ được thiết kế đặc biệt cho ngôn ngữ pháp lý hay y tế sẽ chính xác và hiệu quả hơn nhiều so với một mô hình ngôn ngữ đa năng như ChatGPT.

Tóm lại, tương lai của ChatGPT rất hứa hẹn, và có tiềm năng lớn trong việc tạo ra các mô hình ngôn ngữ tiên tiến hơn, ngày càng tinh vi và mạnh mẽ hơn. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, chúng ta có thể kỳ vọng ChatGPT sẽ trở nên hữu ích và phổ biến hơn, với ứng dụng trong nhiều ngành nghề và trường hợp sử dụng khác nhau.

 Mẹo dùng ChatGPT hiệu quả từ Giám đốc sản phẩm OpenAI
Mẹo dùng ChatGPT hiệu quả từ Giám đốc sản phẩm OpenAI

Nick Turley, Giám đốc sản phẩm OpenAI, cho biết người dùng nên sử dụng chế độ giọng nói hoặc kết hợp hình ảnh để nâng cao trải nghiệm với ChatGPT. 

  • Thử nghiệm chế độ giọng nói: Tính năng mới của chatbot cho phép hỗ trợ 9 giọng nói giống con người, được phát triển với sự hợp tác của các diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp. Người dùng có thể tùy chỉnh giọng nói này trong phần cài đặt để phù hợp với sở thích cá nhân.
  • Yêu cầu ChatGPT ghi nhớ: Ông Turley cho biết, người dùng có thể cung cấp những gì họ muốn AI ghi nhớ. Bằng cách này, “trí nhớ” của AI sẽ ngày càng được cải thiện và nhờ đó, các phản hồi trong tương lai cũng được chính xác hơn. Ngoài ra, nếu không cần, người dùng có thể tắt tính năng này bằng câu lệnh hoặc thậm chí yêu cầu AI quên chúng đi. 
  • Tạo GPT tùy chỉnh: Trên ChatGPT, người dùng có thể điều chỉnh AI để tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể, từ học ngôn ngữ đến phân tích dữ liệu, nhờ vào tính năng GPT Builder. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể cấu hình các cài đặt bổ sung như phân tích dữ liệu nâng cao và tích hợp mô hình tạo ảnh Dall-E để tạo ra hình ảnh theo yêu cầu.
  • Tải tập tin lên: Chức năng mới hiện có sẵn cho người dùng Plus và Enterprise, cho phép họ tải lên các tệp văn bản, tài liệu, bảng tính và bài thuyết trình. Sau khi tải lên, ChatGPT sẽ phân tích nội dung và cung cấp các bản tóm tắt, phản hồi, trích xuất thông tin hoặc trích dẫn cụ thể. Nó cũng có thể so sánh và đối chiếu hai tài liệu, rất hữu ích khi người dùng cần xử lý nhanh một bài viết dài hoặc dữ liệu trong các tài liệu nhiều trang.
  • Kết hợp hình ảnh: Trình tạo hình ảnh Dall-E của OpenAI cũng đã có sẵn trong ChatGPT, tính năng này có thể tạo hình ảnh từ cuộc trò chuyện. Người dùng có thể kết hợp để tăng trải nghiệm sử dụng hoặc sáng tạo từ đó, chẳng hạn tạo một tấm thiệp mời đám cưới. 

Tóm lại, ChatGPT là một công cụ mạnh mẽ với khả năng tạo ra phản hồi tự nhiên và chính xác, hỗ trợ người dùng trong nhiều lĩnh vực từ sáng tạo nội dung đến giải quyết vấn đề kỹ thuật. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, chúng ta có thể kỳ vọng ChatGPT sẽ ngày càng tinh vi và hữu ích hơn trong các ứng dụng thực tế. Nếu bạn muốn tận dụng tối đa ChatGPT cho công việc hoặc sáng tạo cá nhân, đừng ngần ngại khám phá các tính năng nâng cao và trải nghiệm trực tiếp. 

 

Từ khóa: 

Viết bình luận

SlimCRM - phần mềm quản lý