Báo Cáo Lãi Lỗ Chi Tiết Theo Công Trình: Nền Tảng Quản Lý Tài Chính Hiệu Quả

Thời gian đọc: 14 phút
CRMBài viết
30/11/24 18:19:02 | Lượt xem: 39
Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình

Bạn có biết rằng báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình không chỉ giúp bạn theo dõi tình hình tài chính mà còn là yếu tố quyết định chiến lược tài chính quan trọng? Trong bài viết này SlimCRM sẽ cung cấp cho bạn cách lập báo cáo lãi lỗ cho các công trình, giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, để bạn đưa ra các quyết định sáng suốt cho mỗi công trình!

Phần 1. Tìm hiểu Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình

1.1. Báo cáo lãi lỗ là gì?

Báo cáo lãi lỗ là một báo cáo tài chính quan trọng, tóm tắt tổng thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là theo quý hoặc năm. Báo cáo này giúp doanh nghiệp đo lường lợi nhuận bằng cách trừ chi phí từ thu nhập, từ đó xác định lãi hoặc lỗ ròng.

1.2. Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình là gì?

Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình là gì?
Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình là gì?

Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình là một dạng báo cáo tài chính chi tiết, theo dõi và đánh giá thu nhập, chi phí và lợi nhuận của từng công trình hoặc dự án cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện. Khác với báo cáo lãi lỗ tổng quát, báo cáo này tập trung vào từng công trình riêng lẻ, giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả tài chính của từng dự án.

Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình khác với báo cáo lãi lỗ chung của công ty ở chỗ nó bao gồm phần phân bổ chi phí chung (overhead) từ sổ cái chung (General Ledger). Báo cáo này dựa trên các giao dịch đã được ghi nhận trong sổ cái và không nhằm mục đích so khớp với các báo cáo phân tích ngân sách, vốn dựa trên các giao dịch thực tế.

Phần phân bổ chi phí chung bao gồm tất cả các giao dịch liên quan đến các tài khoản chi phí không được gắn liền với bất kỳ khách hàng nào. Bất kỳ mục nhập nào được liên kết với  các khách hàng được chỉ định là khách hàng chi phí chung sẽ được đưa vào tính toán chi phí chung và sẽ không xuất hiện trong báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình.

1.3. Vai trò của báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình

Vai trò của báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình
Vai trò của báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình

Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình tài chính chung mà còn mang lại cái nhìn sâu sắc về từng dự án riêng lẻ. Dưới đây là các vai trò chính:

  • Đánh giá hiệu quả từng công trình

Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng dự án nào đang sinh lời hoặc thua lỗ. Điều này hỗ trợ nhà quản lý đưa ra quyết định giữ lại hay loại bỏ các công trình kém hiệu quả, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực cho các dự án sinh lợi cao.

  • Hỗ trợ ra quyết định chiến lược

Phân tích Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình giúp doanh nghiệp:

Lựa chọn đầu tư vào các dự án có tiềm năng lợi nhuận cao.

Điều chỉnh kế hoạch chi phí: Cắt giảm hoặc tái phân bổ nguồn lực cho phù hợp với tình hình tài chính thực tế của từng công trình.

Phát hiện rủi ro sớm: Nhận diện các yếu tố gây thua lỗ hoặc chi phí phát sinh bất thường trong quá trình thực hiện dự án.

  • Cơ sở tham chiếu cho các bên liên quan

Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình cung cấp thông tin minh bạch cho:

Nhà đầu tư và đối tác: Đánh giá chính xác hiệu quả tài chính của từng công trình, từ đó quyết định có nên tiếp tục hợp tác hay đầu tư thêm vốn.

Chủ nợ và ngân hàng: Đánh giá khả năng trả nợ dựa trên hiệu suất của từng dự án trước khi quyết định cấp tín dụng.

  • Tối ưu hóa quản lý chi phí

Việc theo dõi chi phí cụ thể cho từng công trình giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các khoản chi, tránh lãng phí và giảm thiểu rủi ro về ngân sách.

Bằng cách cung cấp cái nhìn chi tiết và chính xác, báo cáo lãi lỗ theo công trình là công cụ không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả quản lý dự án và đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược.

1.4. Các cách lập Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình

Có hai cách để lập Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình: phương pháp tiền mặt và phương pháp dồn tích. Dưới đây là sự khác biệt giữa hai phương pháp:

  • Phương pháp tiền mặt (Cash Method)

Phương pháp này còn gọi là kế toán tiền mặt, đơn giản và dễ thực hiện hơn. Phương pháp này ghi lại thu nhập và chi phí khi doanh nghiệp nhận hoặc chi trả tiền mặt. Khi doanh nghiệp nhận tiền mặt, nó sẽ được ghi nhận là doanh thu. Khi doanh nghiệp trả tiền cho các khoản như thanh toán hóa đơn hay các khoản chi khác, nó sẽ được ghi nhận là chi phí. Đây là một phương pháp đơn giản để tính lãi lỗ theo từng công trình nên thường được các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân sử dụng. 

  • Phương pháp dồn tích (Accrual Method)

Phương pháp kế toán dồn tích phức tạp hơn một chút nhưng mang lại cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính. Sau khi phát sinh giao dịch, doanh thu sẽ được ghi lại, ngay cả khi chưa nhận được tiền. Chẳng hạn, khi gửi hóa đơn cho khách hàng, doanh thu sẽ được ghi nhận ngay lúc đó, dù tiền chưa về. Tương tự như vậy đối với các khoản chi phí, dù chưa thanh toán nhưng đã được ghi lại ngay tại thời điểm bạn thanh toán. Ví dụ: Nếu mua bảo hiểm cho năm từ tháng 9 đến tháng 8, bạn chỉ ghi nhận chi phí cho bốn tháng đầu tiên trong năm đầu tiên. Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp muốn có cái nhìn dài hạn và chi tiết hơn về tài chính.

1.5. Thành phần của Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình

Thành phần của Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình
Thành phần của Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình

Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình thường bao gồm các thành phần chính sau:

  • Doanh thu từ công trình

Tổng thu nhập mà doanh nghiệp thu được từ công trình, bao gồm:

Doanh thu trực tiếp: Từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan trực tiếp đến dự án.

Doanh thu khác: Các nguồn thu phụ, như tiền thưởng hoặc khoản hoàn lại.

  • Chi phí trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu: Vật tư sử dụng riêng cho dự án.

Chi phí nhân công: Lương, bảo hiểm, và các chi phí liên quan đến nhân sự tham gia dự án.

Chi phí thiết bị: Thuê hoặc mua máy móc phục vụ dự án.

  • Chi phí gián tiếp (phân bổ)

Chi phí quản lý: Các chi phí hành chính chung liên quan đến quản lý dự án.

Chi phí phân bổ: Chi phí không trực tiếp nhưng được chia đều cho các dự án (như chi phí văn phòng).

  • Lợi nhuận gộp từ công trình (Gross Profit)

Tính bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí trực tiếp, cho biết công trình đang có lãi hay lỗ trước khi trừ các chi phí khác.

  • Chi phí tài chính và thuế

Các khoản chi phí liên quan đến lãi vay hoặc thuế áp dụng riêng cho công trình.

  • Lợi nhuận ròng (Net Profit)

Số tiền cuối cùng còn lại sau khi trừ tất cả các chi phí và thuế, cho biết dự án đang lãi hay lỗ.

  • Chi phí khác

Các chi phí phát sinh như chi phí vay vốn, chi phí bảo trì hoặc chi phí không lường trước.

Phần 2. Quy trình lập báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình

Quy trình lập báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình
Quy trình lập báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và sổ sách liên quan đến công trình

  • Thu thập toàn bộ hồ sơ doanh thu và chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến công trình, bao gồm hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, bảng lương.
  • Sử dụng phần mềm quản lý dự án hoặc phần mềm kế toán để hệ thống hóa dữ liệu, giúp quá trình tổng hợp nhanh chóng và chính xác hơn.

Bước 2: Xác định thời gian báo cáo của công trình

Xác định rõ khoảng thời gian cần lập báo cáo: có thể là theo quý, tháng, hoặc theo tiến độ của dự án. Việc xác định thời gian phù hợp giúp báo cáo phản ánh đúng tình hình tài chính trong từng giai đoạn của dự án.

Bước 3: Tổng hợp doanh thu theo từng công trình

Phân loại và tổng hợp tất cả các nguồn doanh thu từ công trình, bao gồm:

  • Doanh thu chính từ việc bán sản phẩm/dịch vụ.
  • Doanh thu bổ sung như các khoản tiền thưởng, hoàn phí, hoặc các khoản thu khác liên quan đến công trình.

Đảm bảo dữ liệu doanh thu đầy đủ, chính xác và khớp với các chứng từ.

Bước 4: Tổng hợp chi phí phát sinh theo công trình

Thu thập và phân loại chi tiết các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp liên quan đến công trình:

  • Chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc.
  • Chi phí quản lý dự án, chi phí hành chính.
  • Xem xét các khoản chi phí hoàn trả hoặc điều chỉnh nếu có phát sinh.

Bước 5: Tính toán lợi nhuận của công trình

Đánh giá kết quả tài chính của dự án để xác định dự án có lãi hay lỗ, từ đó đưa ra các chiến lược điều chỉnh phù hợp.

Phần 3. Top phần mềm hỗ trợ lập Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình

3.1. Phần mềm kế toán MISA

Phần mềm này phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp

Phần mềm kế toán MISA phù hợp cho việc cập nhật dữ liệu linh hoạt (nhiều hóa đơn trên cùng một phiếu chi), cho phép lưu và ghi sổ dữ liệu, Cập nhật nhanh chóng các thông tư và nghị định mới nhất, Ứng dụng công nghệ SQL nên khả năng bảo mật dữ liệu rất cao. Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi các chỉ số quan trọng như doanh số, thu chi và công nợ. Ngoài ra người dùng còn có thể tính toán lương, lợi nhuận và tiền thưởng cho nhân viên, phòng ban một cách tự động.

3.2. Phần mềm kế toán EFFECT

Tương tự MISA, phần mềm nãy cũng phù hợp với nhiều loại hình và quy mô doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán EFFECT cung cấp dòng sản phẩm đa dạng với nhiều tính năng và giá cả phù hợp. Các dòng sản phẩm được thiết kế đồng bộ về giao diện và tương thích 100% cấu trúc cơ sở dữ liệu khi nâng cấp. Các dòng sản phẩm được phân loại dựa trên hai tiêu chí chính: Đóng gói và tùy chỉnh, cũng như theo quy mô của doanh nghiệp.

3.3. Tính năng quản lý tài chính tích hợp trong phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể SlimCRM 

Tính năng quản lý tài chính tích hợp trong phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể SlimCRM
Tính năng quản lý tài chính tích hợp trong phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể SlimCRM

Phần mềm CRM này hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát và thúc đẩy dòng tiền theo thời gian thực để không bỏ sót khoản thu chi nào và dễ dàng thống kê, báo cáo theo chu kỳ. Nhà quản trị sẽ luôn nắm được những chỉ số tài chính quan trọng nhất. 

Tính năng tự động nhắc nhở các khoản chậm thanh toán qua email, sms rút ngắn quy trình việc thu hồi công nợ. Dòng tiền luôn được thúc đẩy bởi không khoản thanh toán nào bị bỏ sót. Chỉ 1-click chuột là có thể xuất hóa đơn điện tử ngay trong phần mềm SlimCRM, giúp tiết kiệm thời gian cho kế toán.

Tính năng tự động nhắc nhở của SlimCRM
Tính năng tự động nhắc nhở của SlimCRM 

Tính năng quản lý hóa đơn và khoản thanh toán một cách khoa học giúp tiết kiệm thời gian cho nhân viên bán hàng và bộ phận kế toán. Ngoài ra, tính năng quản lý tài chính của SlimCRM còn hỗ trợ phần tích biến động và cấu trúc chi phí. Nhờ vậy, SlimCRM có thể hỗ trợ doanh nghiệp lập Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo công trình, giúp giảm thiểu sai sót và mất mát tài chính, giúp đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn và nhanh chóng hơn.

Đăng kí sử dụng tính năng quản lý tài chính của SlimCRM ngay tại đây!

Báo cáo lãi lỗ chi tiết theo từng công trình không chỉ là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu quả tài chính của mỗi dự án mà còn hỗ trợ các quyết định chiến lược, tối ưu hóa quản lý chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh. Việc lập báo cáo này sẽ giúp bạn nhận diện các vấn đề tài chính và cải thiện hiệu quả công việc ở mức độ chi tiết.

Để đơn giản hóa quá trình lập báo cáo và tối ưu hóa việc quản lý tài chính, SlimCRM là phần mềm lý tưởng giúp bạn theo dõi dòng tiền, thống kê doanh thu, chi phí và công nợ một cách dễ dàng và chính xác. Với những tính năng mạnh mẽ như quản lý hóa đơn tự động, nhắc nhở thanh toán, và báo cáo tài chính theo chu kỳ, SlimCRM sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót trong quá trình lập báo cáo. Khám phá ngay SlimCRM để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cho công trình của bạn!

Đăng kí sử dụng tính năng quản lý tài chính của SlimCRM ngay tại đây!

Viết bình luận

SlimCRM - phần mềm quản lý