Hệ thống lương 3P là gì ? Hướng dẫn cách triển khai tại doanh nghiệp

Thời gian đọc: 19 phút
Quản trịBài viếtMẫu tài liệu
21/11/24 13:49:43 | Lượt xem: 504
Mẫu excel bảng lương 3PDownload Now
Hệ thống lương 3P

Công thức tính lương phổ thông các doanh nghiệp hiện đang áp dụng là theo cấp bậc, thâm niên làm việc hoặc tự định theo tài chính công ty. Cách tính này cũng có nhiều mặt hạn chế như: nhân sự được trả lương ít hơn so với năng lực hoặc doanh nghiệp trả lương theo chức danh nhưng năng suất làm việc chưa thật sự tương xứng. Hệ thống lương 3P trong nhân sự là công thức tính lương minh bạch khi lấy 3 yếu tố cốt lõi: Vị trí, Năng lực và Kết quả công việc để trả lương.

Vậy lương 3P là gì? Tính lương 3P như nào để đảm bảo công bằng nhất cho người lao động và có lợi cho doanh nghiệp ? Triển khai lương 3P có khó không ? Hãy cùng SlimCRM tìm hiểu trong bài dưới đây nhé.

Lương 3P là gì ?

Lương 3P là tiền lương được tính toán dựa theo 3 yếu tố: 

  • P1 (Pay or position): Trả lương theo  vị trí công việc. Doanh nghiệp trả lương hàng tháng trả cho chức danh đó, bất kể người đảm nhận là ai và có năng lực thế nào.
  • P2 (Pay for Person): Trả lương theo năng lực. Dùng kết quả đánh giá năng lực nhân sự để định ra số tiền tương xứng với năng lực đó.
  • P3 (Pay for Performance): Trả lương theo kết quả đạt được. Thưởng cho nhân viên khi hiệu năng làm việc ở mức tốt, đáp ứng các chỉ tiêu và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Theo đó, số tiền lương mà nhân viên nhận được trong tháng là: P1 (vị trí) + P2 (năng lực)  +  P3 (kết quả). Tổng số tiền lương nhân viên nhận được nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố P2 và P3. Yếu tố P1 chỉ là mức lương cơ bản trả cho vị trí đó theo giá trị trung bình của thị trường.

Mục tiêu của việc trả lương 3P là gì?

So với hình thức trả lương truyền thống thì xây dựng lương theo phương pháp 3P sẽ cân bằng và đảm bảo quyền lợi giữa nhân sự - doanh nghiệp. Mục tiêu của nguyên tắc trả lương 3p hướng tới sự công bằng trong trả lương, đảm bảo khả năng thu hút, giữ chân và tạo động lực cho người lao động. Nhân viên nhận về số tiền xứng đáng với đóng góp cho công ty, ngược lại công ty giữ chân được người tài và không lãng phí tiền cho những nhân sự không có năng lực.

Đây là lí do vì sao nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lựa chọn xây dựng thang bảng lương theo phương pháp 3p. Và thường cứ 3 - 6 tháng, doanh nghiệp sẽ đánh giá lại năng lực nhân viên và tăng/giảm lương theo quy định.

Mục tiêu của lương 3P là gì?
Mục tiêu của lương 3P là gì?

Lợi ích của lương 3P là gì?

Trả lương 3P hướng tới sự công bằng và minh bạch, đảm bảo quyền lợi của nhân sự và lợi ích của doanh nghiệp. Vì thế, khi đánh giá sẽ phải dựa trên 2 khía cạnh như sau:

Đối với doanh nghiệp

Tính minh bạch và công bằng trong doanh nghiệp được cải thiện khi tính lương, chỉ cần công khai hệ thống tính lương 3P trong nội bộ mọi thắc mắc đều được giải đáp khi nhìn vào các yếu tố trong hệ thống. Doanh nghiệp khai thác được năng lực của nhân viên, ngoài việc đảm bảo khả năng hoàn thành đầy đủ việc được giao, với chính sách trả lương nhiều hơn cho người giỏi và người làm việc hiệu quả, nhân viên sẽ có mục tiêu và động lực phấn đấu trong công việc.

Thông qua đó, còn đánh giá hiệu năng trên cơ sở thành tích chung, doanh nghiệp tạo được sự gắn kết giữa cá nhân với kết quả chung của tập thể, dễ dàng xây dựng và triển khai chiến lược phát triển chung.

Đối với nhân viên

Xây dựng lương theo phương pháp 3p cho nhân viên thấy rõ ngay từ khi tuyển vào doanh nghiệp đã có thể thấy được chính sách đãi ngộ dành cho mình tốt đến đâu để đưa ra quyết định nhận việc, đảm bảo đúng quyền lợi cho bản thân trong suốt quá trình làm việc. Mỗi nhân viên với một vị trí công việc khác nhau đều được doanh nghiệp coi trọng và có một mức lương P2 (pay for position) không bị phụ thuộc vào những vị trí khác.

Năng lực và thành tích có mối quan hệ mật thiết với thu nhập hằng tháng, nên nhân viên có được nhận thức rõ ràng về làm thế nào để được hưởng mức lương cao hơn. Từ đó, tự tạo mục tiêu và động lực phấn đấu để trau dồi năng lực bản thân.

Phương pháp tính lương 3p thực hiện ra sao?

Công thức tính lương 3P
Công thức tính lương 3P

Lương 3P được tính dựa theo 3 yếu tố ở trên, cụ thể như sau:

P1  (Pay for Position): Trả lương cho vị trí công việc

Pay for Position trong tuyển dụng thường có một khoảng lương nhất định (khung lương). Ngay khi chưa tuyển dụng, doanh nghiệp cần tính lương trả cho vị trí, có thể dựa theo các tiêu chí như:

  • Quỹ lương doanh nghiệp, nội lực tài chính
  • Mặt bằng lương chung trên thị trường, tình hình trả lương của đối thủ.
  • Yêu cầu từng vị trí công việc
  • Phân tích chiến lược công ty

Ví dụ: Doanh nghiệp cạnh tranh bằng chi phí thấp: mức lương ngang mặt bằng thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh bằng chất lượng hay sáng tạo cao hơn thị trường

P2 (Pay for Person): Trả lương cho năng lực

Đây là phần khó nhất trong việc triển khai hệ thống lương 3P. Ở mục này, bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm đó là Xác định mức lương (bậc lương). Có 2 cách xác định như sau:

  • Cách 1: Xét mức lương dựa trên tất cả năng lực mà nhân viên có, bất kể kiến thức / kỹ năng / thái độ đó có trực tiếp phục vụ công việc tại doanh nghiệp hay không.
  • Cách 2 (nên áp dụng): Sử dụng khung năng lực để thu hẹp những kiến thức / kỹ năng / thái độ trong yêu cầu công việc của mỗi vị trí, và chỉ đánh giá nhân viên để trả lương dựa trên những năng lực đó.

Để xác định được mức lương sẽ cần sử dụng tới công cụ để đánh giá năng lực, ở đây gợi ý mô hình ASK:

  • Phẩm chất/Thái độ (Attitude): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm (Affective)

Đây là phần chìm nằm trong tính cách mỗi người. Vì thế, rất khó để nhà quản lý nhân sự có thể nhận biết. Sử dụng những bài trắc nghiệm tính cách  để đưa ra được đánh giá khách quan nhất về tố chất của nhân viên. Tham khảo bài trắc nghiệm D.I.S.C và bài trắc nghiệm MBTI (https://mbti.vn/)

  • Kỹ năng (Skills): Kỹ năng thao tác (Manual or physical), khả năng thực hiện công việc 1 cách thuần thục.
  • Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy (Cognitive).Là tất cả những hiểu biết được áp dụng vào công việc. Những kiến thức này không nhất thiết phải có trên sách vở, mà còn được tích lũy trong quá trình làm việc, giao tiếp.

Những năng lực này được chấm theo 5 mức độ: Mức độ 5 -xuất sắc, Mức độ 4 - tốt, Mức độ 3 - khá  , Mức độ 2 - cơ bản, Mức độ 1 - kém.

P3 (Pay for Performance): Trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc

Yếu tố P3 lương 3P được tính dựa trên hiệu quả công việc của người lao động theo quy trình:

  • Giao mục tiêu công việc
  • Đánh giá hiệu quả công việc (hoàn thành hay không hoàn thành)
  • Thưởng khuyến khích
  • Phát triển cá nhân
  • Phát triển tổ chức

Doanh nghiệp có thể trả lương theo nhiều hình thức như:

  • Cá nhân: tiền thưởng, hoa hồng chiết khấu, lương theo sản phẩm, tăng lương.
  • Tổ chức (nhóm, bộ phận): thưởng thành tích nhóm, bộ phận hay chia sẻ lợi ích đã đạt được.
  • Toàn doanh nghiệp: thưởng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu hay chia sẻ lợi nhuận doanh nghiệp.

lương 3p 7

Khung đánh giá lương, thưởng 3P
Khung đánh giá lương, thưởng 3P

Hướng dẫn các bước xây dựng lương 3P

Để xây dựng hệ thống lương 3P, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Thiết kế cơ cấu tổ chức và chức năng, mô tả công việc từng vị trí. Chú ý cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm, yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm cho từng vị trí công việc trong doanh nghiệp.
  • Bước 2: Xây dựng khung năng lực và đánh giá năng lực cá nhân: bao gồm các tiêu chuẩn năng lực cho từng vị trí công việc, bao gồm các kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất cần có. Bạn cũng cần thiết lập các phương pháp đánh giá năng lực như kiểm tra, phỏng vấn, quan sát, tự đánh giá…
  • Bước 3: Xây dựng hệ thống KPI và đánh giá kết quả công việc cá nhân. Bạn cần xác định các chỉ tiêu hiệu suất cho từng vị trí công việc, bao gồm các mục tiêu định lượng và định tính. Bạn cũng cần thiết lập các phương pháp đánh giá kết quả công việc như theo dõi, báo cáo, phản hồi, thưởng phạt…
  • Bước 4: Xây dựng hệ thống khung, bậc lương và quy chế lương. Định mức lương cơ bản cho từng vị trí công việc (P1), mức lương theo năng lực cá nhân (P2) và mức lương theo hiệu quả công việc (P3). Bạn cũng cần xây dựng các bậc thang lương để điều chỉnh theo thâm niên, kinh nghiệm hoặc thành tích. Bạn cũng cần thiết lập các quy định về thời gian trả lương, phương thức trả lương, các khoản khấu trừ hoặc phụ cấp…
  • Bước 5: Áp dụng và chính sửa: triển khai hệ thống lương 3P cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp, thông qua các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, điều chỉnh…Luôn theo dõi và kiểm tra hiệu quả của hệ thống lương 3P, thu thập ý kiến của nhân viên và khách hàng, và tiến hành các chính sửa khi cần thiết.

Xem thêm:

1/Hướng dẫn xây dựng KPI và BSE cho doanh nghiệp SMEs và Startup

2/ Tải mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất 2024

Chú ý khi sử dụng hệ thống lương 3P

Khi áp dụng triển khai cách tính lương 3P này doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp phải nhiều thay đổi, từ quy trình cho đến phản ứng của nhân sự. Có 3 vấn đề cần quan tâm như sau:

  • Về lương, doanh nghiệp lớn có cơ cấu tổ chức khá phức tạp, với nhiều phòng ban chức năng, nhiều chức danh, vị trí công việc, nhiều người lao động đang có mức thu nhập ổn định và tăng dần theo mỗi năm. Khi đưa hệ thống lương 3P vào doanh nghiệp, hệ thống thu nhập sẽ bị đảo lộn, nếu được tăng thêm thì người lao động vui, còn nếu bị giảm đi họ sẽ phản ứng, nghiêm trọng hơn là sẽ đình công, bãi công, bỏ việc.
  • Về đánh giá năng lực, khi doanh nghiệp đánh giá lại năng lực nhân viên có thể bị tình cảm chi phối mặc dù tuân theo từ điển năng lực. Tranh cãi giữa các phòng ban về chuyện thiếu khách quan, công bằng trong đánh giá dễ gây  mất đoàn kết nội bộ.
  • Về tuyển dụng, có giai đoạn phát triển, doanh nghiệp phải tuyển dụng hàng loạt với yêu cầu mức lương theo thị trường, vượt khung lương 3P dễ làm nhân viên cũ sẽ đòi tăng lương.

Từ điển năng lực: P2 nếu xây dựng bộ từ điển năng lực không chính xác dễ đánh giá sai.

Triển khai lương 3P có khó khăn gì không?

Vì vốn quen với mô hình cũ, cả phía doanh nghiệp và nhân viên đều đã hài lòng phần nào, do đó, khi áp dụng mô hình lương 3P này, doanh nghiệp sẽ rất lúng túng khi lên khung lương, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cũng như hiệu suất làm việc. Trong khi đó, nhân viên có thể đình công, nghỉ việc vì không hài lòng với mức lương. Dưới đây liệt kê những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải:

  • Thiếu kinh nghiệp đặt mục tiêu/chỉ tiêu
  • Mức lương công thức cao/thấp hơn so với thực tế
  • Làm sao thuyết phục Sếp tăng quỹ lương
  • Làm sao tạo con đường thăng tiến thu nhập cho vị trí thủ quỹ?
  • Chưa có hệ thống đánh giá chính xác, hạn chế cảm tính
  • Nhân viên mới đòi lương cao hơn khung lương khi phỏng vấn
  • Làm sao thuyết phục nhân viên chấp nhận(đặc biệt lao động phổ thông)
  • Không thống nhất thang đo & số liệu đánh giá từ đầu năm thì khen thưởng thế nào
  • Làm sao xác định quỹ thưởng/quỹ lương?
  • Sau khi thay đổi công thức lương, nhân viên sẽ nghỉ việc hàng loạt
  • Tâm lý người làm công ăn lương: bao nhiêu cũng không đủ
  • Làm sao giải thích sự công bằng trong khối lượng công việc giữa các vị trí
  • Phải đập đi làm lại ?
  • Làm sao lượng hóa được công việc so với lương
  • Làm sao đưa ra tỉ lệ thưởng hợp lý

Hệ thống lương 3P là cách tính rất hay, doanh nghiệp cần hiểu cặn kẽ và lên được khung lương hợp lý theo từng vị trí trong công ty, để đảm bảo chế độ đãi ngộ phù hợp với nhân viên, giữ chân được nhân tài cũng như tăng hiệu suất làm việc.

Tải slide lương 3P tại đây nhé: https://bit.ly/3edLFui

Mẫu bảng lương 3P Excel

Để lập file bảng lương 3P bằng Excel, bạn cần có một cấu trúc chung cho bảng lương, bao gồm các thông tin sau:

  1. Thông tin đơn vị: Tên bộ phận, phòng ban, công ty… Được đặt ở góc trên cùng bên trái của bảng lương.
  2. Tên bảng lương: Bao gồm tên bảng lương và tháng tính lương.
  3. Phần Infor: Thông tin về nhân viên. Có thể bao gồm: Họ và tên, Mã nhân viên/Số hợp đồng lao động của nhân viên. Cần đảm bảo có cột Mã nhân viên/Số hợp đồng lao động của nhân viên để có thể phân biệt giữa các nhân viên có trùng tên với nhau.
  4. P1-P2-P3: Các tiêu chí đánh giá dùng để tính lương 3P. Mỗi tiêu chí P1,P2,P3 có thể gồm nhiều nội dung chi tiết hơn, với mỗi phần chi tiết thì sẽ lập thêm cột mới để ghi.
  5. Tổng thu nhập: Tổng thu nhập = P1+P2+P3
  6. Các khoản trích theo lương: Các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm và kinh phí công đoàn. Nên tách riêng 2 tiêu chí để không bị lẫn lộn và dễ đối chiếu.
  7. Thuế Thu nhập cá nhân: Căn cứ vào luật thuế Thu nhập cá nhân để tính và ghi nhận vào bảng lương.
  8. Lương thực tĩnh: Số tiền lương mà công nhân viên được nhận sau khi đã tính các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân (Nếu có ứng lương trong tháng trước đó thì cần trừ thêm phần lương đã ứng).

Download mẫu file excel trả lương 3P tại đây!

SlimCRM - Phần mềm quản lý tính lương tinh gọn cho doanh nghiệp

Tại mỗi doanh nghiệp, bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm việc xây dựng bảng lương và tính lương cho toàn công ty. Việc tính toán ngày công, lương thưởng hàng tháng cho các nhân viên nếu không có quy trình rành mạch dễ dẫn đến thiếu xót, tính nhầm lương làm nảy sinh nhiều vấn đề trong nội bộ doanh nghiệp.

Hơn bao giờ hết, lãnh đạo doanh nghiệp cần giải phóng cho bộ phận HRM trong quy trình tuyển dụng, phỏng vấn, chấm công, tính lương nhằm tăng hiệu suất làm việc cho nhân sự, giảm thiếu những sai xót không đáng có và dần dần tiến tới tự động hóa doanh nghiệp.

SlimCRM là nền tảng quản trị cho doanh nghiệp nhỏ, tập trung trọn vẹn các khía cạnh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần. Tính năng HRM với những module về tuyển dụng, tính lương.... sẽ là công cụ tuyệt vời giúp giải phóng áp lực cho đội ngũ nhân sự.

Đánh giá năng lực nhân viên với mô hình ASK
Đánh giá năng lực nhân viên với mô hình ASK

Để trải nghiệm vui lòng ĐĂNG KÍ dưới đây nhận tài khoản dùng miễn phí không giới hạn tính năng (chỉ SlimCRM có)

Giải đáp một số thắc mắc liên quan

1.Lương kpi là gì?

Trả lương theo KPI là gì? Đây là lương được trả theo hiệu suất công việc của nhân viên, dựa trên các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPI). KPI là viết tắt của Key Performance Indicator, có nghĩa là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. KPI thường được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các nhóm hoặc bộ phận của doanh nghiệp

2.Trả lương theo 3p và KPI khác nhau chỗ nào?

Một số điểm khác biệt giữa trả lương theo 3P và KPI có thể kể đến như sau:

  • Trả lương theo 3P là một phương pháp toàn diện, bao gồm cả yếu tố vị trí công việc và năng lực cá nhân, không chỉ dựa vào kết quả công việc. Trong khi đó, trả lương theo KPI là một phương pháp tập trung vào kết quả công việc, không quan tâm đến vị trí công việc và năng lực cá nhân.
  • Trả lương theo 3P là một phương pháp linh hoạt, có thể điều chỉnh được tỷ lệ giữa các yếu tố P1, P2 và P3 tùy thuộc vào đặc điểm của từng vị trí công việc và từng người lao động. Trong khi đó, trả lương theo KPI là một phương pháp cứng nhắc, chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là KPI.
  • Trả lương theo 3P là một phương pháp công bằng, đảm bảo sự xứng đáng cho người lao động dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong khi đó, trả lương theo KPI là một phương pháp có thể gây ra sự bất bình đẳng, khi người lao động có cùng vị trí công việc và năng lực cá nhân nhưng lại có mức lương khác nhau do KPI khác nhau.

Hy vọng rằng, bài viết giúp bạn hiểu rõ về lương 3p là gì cũng như cách xây dựng hệ thống lương 3p trong doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

SlimCRM - phần mềm quản lý