Báo Cáo Triển Vọng Ngành 2023 Từ BSC Research

Thời gian đọc: 10 phút
Quản trịBài viếtEbook
04/05/24 19:40:06 | Lượt xem: 353
Báo cáo triển vọng ngành 2023 từ BSC ResearchDownload Now
Báo cáo triển vọng ngành 2023

Năm 2023 là một năm đầy thách thức và cơ hội đối với các ngành kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, các ngành kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức, vẫn còn nhiều cơ hội cho các ngành kinh tế phát triển. Báo cáo triển vọng ngành 2023 từ BSC Research sẽ nêu rõ cụ thể tính khả quan của từng ngành nghề. Bạn có thể xem đây là cơ sở tham chiếu cho triển vọng ngành 2024!

Triển vọng thị trường 2023

Trải qua đều đặn các năm, BSC thường đưa ra các chủ đề đầu tư, đánh giá tổng quát các cơ hội có thể có, giúp NĐT có thêm những lựa chọn trong xuyên suốt 1 năm. Năm 2022 là năm mà nhà đầu tư đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trước những cơn gió ngược chiều cả trong và ngoài nước. Trong đó một số yếu tố chính ảnh hưởng đến môi trường đầu tư năm 2022 bao gồm:

1. Tác động rủi ro địa chính trị giữa Nga và Ukraina, chính sách Zero Covid của Trung Quốc có tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu, gián tiếp làm cho lạm phát toàn cầu tăng mạnh.

2. Môi trường lãi suất thay đổi với xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới nhằm ứng phó với lạm phát. Tiêu biểu trong đó là NHTW Mỹ đã tăng lãi suất 7 lần từ từ mức 0%-0.25% lên 4.25%-4.5% trong năm 2022, hệ quả kéo theo cuộc đua gia tăng lãi suất của nhiều NHTW khác trên toàn thế giới.

3. Một số yếu tố kém tích cực liên quan hoạt động thao túng giá trên thị trường bất động sản, chứng khoán và các sai phạm trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã có nhưng tác động đáng kể lên tâm lý cũng như điểm số thị trường.

Theo đó, năm 2023 được dự báo đối mặt nhiều khó khăn với dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại. Tuy ghi nhận được các kết quả tương đối tích cực trong năm 2022 như (1) Tăng trưởng GDP đạt 8.2%, (2) Giá trị XNK đạt 730.2 tỷ USD, (3) Các yếu tố vĩ mô lạm phát và tỷ giá cơ bản được kiểm soát, nhưng kinh tế Việt Nam trong 2023 dự kiến sẽ ít nhiều chịu các tác động ảnh hưởng gián tiếp.

Đọc thêm: Dự báo kinh tế và giải pháp tối ưu ROI cho doanh nghiệp Việt Nam 2024

Các chỉ báo vĩ mô qua các năm và dự báo trong năm 2023
Các chỉ báo vĩ mô qua các năm và dự báo trong năm 2023

Triển vọng nhóm ngành 2023

Chu kỳ kinh tế và mức độ chấp nhận định giá các ngành

Trong năm 2023, những cơn gió ngược chiều bao gồm:

(1) Áp lực lạm phát tăng lên,

(2) Hoạt động xuất nhập khẩu chậm dần,

(3) Môi trường lãi suất ở mức cao,

(4) Rủi ro từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản sẽ tạo ra thách thức cho mục tiêu hoàn thành kế hoạch tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy một số yếu tố tích cực đan xen có thể bù trừ cho các yếu tố bất lợi trên như

(1) Tỷ giá duy trì mức ổn định

(2) Trung Quốc mở cửa

(3) Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

Do đó BSC cho rằng các chỉ tiêu kinh tế hiện tại của Việt Nam cho thấy chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn GIẢM TỐC, điển hình bởi đa số các dấu hiệu như lạm phát bắt đầu tăng, lãi suất huy động đã tăng và duy trì mức cao, giá cổ phiếu vẫn trong giai đoạn điều chỉnh. Do đó, việc bước qua giai đoạn phục hồi sẽ cần thêm một số yếu tố quan trọng bổ sung bao gồm (1) Lãi suất huy động và cho vay cần tạo đỉnh và hạ nhiệt, (2) Lạm phát tạo đỉnh và giảm lại và (3) Giá cổ phiếu hình thành xu hướng tăng bền vững.

Chu kỳ kinh tế, chính sách và dấu hiệu thị trường
Chu kỳ kinh tế, chính sách và dấu hiệu thị trường
Báo cáo triển vọng ngành 2023
Báo cáo triển vọng ngành 2023

Ảnh hưởng từ yếu tố vĩ mô đến nhóm ngành

Ảnh hưởng vĩ mô đến các nhóm ngành
Ảnh hưởng vĩ mô đến các nhóm ngành

Kết luận và dự báo triển vọng ngành 2024

Nhìn chung, năm 2023 là một năm đầy thách thức và cơ hội đối với các ngành kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, các ngành kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức, vẫn còn nhiều cơ hội cho các ngành kinh tế phát triển.

Dự báo cho năm 2024

Năm 2024 được dự báo sẽ tiếp tục là một năm đầy biến động, với những thách thức và cơ hội song hành. Một số thách thức chính mà các ngành kinh tế Việt Nam cần đối mặt trong năm 2024 bao gồm:

  • Lạm phát cao: Lạm phát được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2024, do tác động của nhiều yếu tố như xung đột Nga-Ukraine, giá dầu tăng cao,... Lạm phát cao sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.
  • Chính sách thắt chặt tiền tệ: Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang có xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Điều này sẽ làm tăng lãi suất, từ đó làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư.
  • Rủi ro suy thoái kinh tế: Kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu suy thoái, do tác động của nhiều yếu tố như xung đột Nga-Ukraine, lạm phát cao,... Suy thoái kinh tế sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu, từ đó ảnh hưởng đến các ngành kinh tế Việt Nam xuất khẩu.

Bên cạnh những thách thức, vẫn có một số cơ hội cho các ngành kinh tế Việt Nam phát triển trong năm 2024, bao gồm:

  • Tăng trưởng kinh tế: Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024, với tốc độ khoảng 6,5%. Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển.
  • Chuyển đổi số: Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo ra nhiều cơ hội mới cho các ngành kinh tế.
  • Hội nhập kinh tế: Việt Nam đang tiếp tục hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu.

 

Cho cả năm 2024, các chuyên gia của FiinGroup (Theo VNEconomy) đưa ra nhóm ngành có triển vọng tích cực.

  • Đầu tiên, nhóm Công nghệ thông tin. Tiến trình chuyển đổi số và xu hướng AI đang kích thích chi tiêu cho phần mềm và dịch vụ CNTT, đặc biệt ở lĩnh vực liên quan đến Cloud; Doanh nghiệp IT trong nước có lợi thế chi phí thấp và đa dạng sản phẩm. 
  • Thứ hai, nhóm bất động sản khu công nghiệp: Kỳ vọng FDI vào Việt Nam cải thiện nhờ dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc và sự hồi phục ở dòng vốn từ các quốc gia truyền thống như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản; Giá cho thuê tăng do nguồn cung mới hạn chế. Rủi ro từ dòng vốn từ các quốc gia chủ đạo hồi phục chậm do môi trường lãi suất cao kéo dài và triển vọng kinh tế kém hơn dự báo; Trở ngại về pháp lý trong xây mới Khu công nghiệp, Thiếu nhân lực chất lượng cao, nguồn cung điện. 
  • Thứ ba, nhóm Dầu khí : Cơ hội: Giá dầu dự báo neo ở mức cao trong năm 2024 nhờ (1) sản xuất công nghiệp trên đà hồi phục (với động lực chính từ Trung Quốc nhờ nỗ lực nới lỏng chính sách để thúc đẩy tăng trưởng) và (2) nguồn cung thắt chặt khi căng thẳng địa chính trị tiếp diễn. Rủi ro gồm hoạt động sản xuất ở Trung Quốc hồi phục chậm và tăng trưởng toàn cầu chững lại. 
  • Thứ tư, nhóm Xuất khẩu: Cơ hội khi nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu chính (Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc) dần hồi phục và các nhà bán lẻ tăng nhập khẩu. Rủi ro gồm cầu hồi phục chậm hơn dự báo, Cạnh tranh với các nguồn cung giá thấp từ Ecuador, Ấn Độ, Bangladesh, Rủi ro địa chính trị.
  • Thứ năm, nhóm Thép: Xuất khẩu hồi phục; Tăng trưởng lợi nhuận nhờ biên cải thiện khi giá bán ra nhích lên nhưng giá NVL đầu vào (quặng sắt, than cốc) biến động nhẹ hoặc đi ngang và  tối ưu hàng tồn kho.  Rủi ro: Thị trường Bất động sản trầm lắng kéo dài; Giá điện tăng.

  • Cuối cùng là nhóm Hóa chất: Cơ hội: Nhu cầu tiêu thụ thiết bị bán dẫn toàn cầu sẽ tăng mạnh +20,2% trong năm 2024 (vs. +10% dự báo trước đó) nhờ xu hướng gia tăng sử dụng các sản phẩm AI và tồn kho máy tính/điện thoại sẽ trở về mức bình thường nửa cuối 2024. Rủi ro: Ngành bán dẫn hồi phục chậm hơn dự kiến; Chi phí nguyên liệu đầu vào (quặng apatit, than, điện…) tăng.

Ngược lại, nhóm ngân hàng dự báo tiêu cực khi rủi ro nợ xấu liên quan các khoản cho vay vào bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp tăng dẫn đến áp lực trích lập dự phòng lớn.  Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, Tăng trưởng tín dụng thấp và NIM thu hẹp.

Các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các yếu tố vĩ mô và xu hướng thị trường để có những định hướng kinh doanh phù hợp trong năm 2024.

Dự báo triển vọng ngành 2024
Dự báo triển vọng ngành 2024

Nguồn: BSC Research

SlimCRM - phần mềm quản lý