Nếu muốn biết một doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, hãy nhìn vào dòng tiền của doanh nghiệp đó. Dòng tiền (Cash flow) là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong kinh doanh thế nhưng nó lại không được nói đến nhiều và phân tích cụ thể như những khái niệm khác.
Dòng tiền là gì?
Dòng tiền (Cash flow) là thước đo dòng tiền vào và dòng tiền ra của một doanh nghiệp. Nó được thể hiện trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hay còn được gọi là cash flow statement. Khi muốn đo lường sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp, một trong những vấn đề cần xem xét đầu tiên là dòng tiền của doanh nghiệp đó.
Các CFOs và đội ngũ tài chính cần nỗ cải thiện dòng tiền và đưa ra các giải pháp khi thấy dòng tiền giảm xuống dưới mức tối thiểu - mức mà doanh nghiệp đã xác định là đủ để tối ưu hóa dòng tiền vào và ra.
Hãy kiểm tra xem những khía cạnh nào của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến dòng tiền bằng cách phân tích dòng tiền, để thấy được chu kì dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp. Phân tích này sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà đầu tư đưa ra quyết định tài chính tốt nhất có thể. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo đủ dòng tiền cho doanh nghiệp cũng như đưa ra phương pháp quản lý dòng tiền tối ưu.
Đọc thêm:
1. Điều hành doanh nghiệp cần những kiến thức tài chính gì?
2. Hai lỗ hổng tài chính chí mạng của doanh nghiệp nhỏ
3. Trọn bộ 14 chỉ số tài chính cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cách tính dòng tiền
Thông qua bộ phận kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dễ dàng được tạo ra từ phần mềm kế toán hoặc các phần mềm ERP. Về cơ bản, công thức được sử dụng để tính dòng tiền của một công ty sẽ như sau:
Tóm lại: Cash flow là dòng tiền vào và ra từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Một doanh nghiệp có thể bị âm dòng tiền, có nghĩa là khoản tiền bỏ ra nhiều hơn số tiền nhận lại, nhưng vẫn có lãi. Đó là lý do vì sao cần có cái nhìn rộng hơn, ngoài báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, để có được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính doanh nghiệp.
Dòng tiền hoạt động như thế nào?
Dòng tiền là thước đo tổng dòng tiền vào trừ dòng tiền ra của một doanh nghiệp.
Khi tài sản lưu động của một công ty lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn, nó được coi là dòng tiền dương.
Dòng tiền âm xảy ra khi một công ty có dòng tiền ra (chẳng hạn như mua hàng tồn kho, trang trải chi phí hoạt động hoặc thanh toán các hóa đơn khác…) lớn hơn dòng tiền vào.
Dòng tiền thường được chia thành ba loại: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính. Chúng thể hiện khoản tiền phải chi trả hoặc nhận được từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty, mua hoặc bán chứng khoán và huy động tiền hoặc trả nợ.
Tại sao dòng tiền lại quan trọng?
Cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty được coi là một trong ba báo cáo tài chính chính mà các giám đốc điều hành, đội ngũ tài chính, người cho vay và nhà đầu tư sử dụng để hiểu những gì đang xảy ra trong hoạt động kinh doanh.
Tầm quan trọng của nó không hề được phóng đại. Trong Khảo sát về vai trò của CFO vào mùa thu năm 2020, 3/4 số CFO được hỏi cho biết công việc của họ có phần khó khăn (58%) hoặc khó khăn hơn nhiều (17%) so với trước đại dịch. Thách thức lớn nhất đối với họ khi đại dịch diễn ra là họ phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm (51%), nhưng việc quản lý dòng tiền và lên các kế hoạch tài chính hợp lý cho doanh nghiệp cũng đang là một bài tài toán khó với 43% lượt bình chọn.
Các loại dòng tiền
Tiền từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đo lường số tiền mà một công ty mang vào và chi tiêu cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Nó không bao gồm các hoạt động tài chính hay đầu tư. Dòng tiền này có thể giúp bạn biết được cách thức hoạt động tài chính của một công ty trong quá trình kinh doanh thông thường.
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu (FCFE) đo lường lượng tiền mặt còn lại sau các hoạt động trả nợ và đầu tư vào công ty. Số tiền “còn lại” này luôn có sẵn để trả lại cho các cổ đông. Để tính toán FCFE, bạn sẽ cần thu nhập ròng, khấu hao và chi phí khấu hao, chi phí không dùng tiền mặt, chi phí vốn, thay đổi vốn lưu động và tổng nợ của công ty. Dòng tiền thuần của chủ sở hữu có thể giúp bạn xác định xem một công ty có đủ khả năng chi trả cổ tức hay tái đầu tư vào việc phát triển công ty hay không. Nó thường được các nhà phân tích chứng khoán sử dụng để xác định tổng giá trị của công ty và giá cổ phiếu mục tiêu ước tính.
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp là thước đo khả năng sinh lợi của công ty. Đó là dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh thuộc về các nhà đầu tư, bao gồm cả chủ nợ và chủ sở hữu sau khi trừ đi những khoản đầu tư cần thiết (vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên) cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Tóm lại, FCFF thể hiện dòng tiền sẵn có cho các nhà đầu tư sau khi một doanh nghiệp thanh toán tất cả các chi phí kinh doanh, các khoản đầu tư hiện tại và dài hạn.
Sự khác biệt chính giữa FCFE và FCFF là FCFE khấu trừ các khoản thanh toán nợ và tiền lãi, cung cấp những thông tin được cho là chính xác hơn về tình hình tài chính. Nói cách khác, FCFF không xem xét tác động của nợ dài hạn đối với dòng tiền tự do.
FCFF là một yếu tố quan trọng trong quá trình định giá của nhiều nhà phân tích chứng khoán Phố Wall. Giá trị FCFF dương báo hiệu một doanh nghiệp có đủ kinh phí để trang trải chi phí và đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Kết quả tiêu cực báo hiệu công ty không có đủ doanh thu để trang trải chi phí.
Mặc dù đây chưa thực sự là dấu hiệu đáng báo động, doanh nghiệp vẫn cần phải phân tích sâu hơn để đánh giá lý do tại sao không có đủ doanh thu. Trong một số trường hợp, đó có thể là do doanh nghiệp nhận các khoản đầu tư bên ngoài hoặc dấu hiệu cho thấy nó có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian dài.
Thay đổi ròng
Thay đổi ròng kiểm đếm tất cả các dòng tiền vào và ra trong một khoảng thời gian. Kết quả cho biết số tiền dự trữ của công ty đã tăng hoặc giảm bao nhiêu trong một kỳ kế toán. Con số cấp cao hơn này bao gồm dòng tiền từ hoạt động, tài chính và đầu tư.
Ứng dụng của dòng tiền trong doanh nghiệp
Thông tin về dòng tiền có thể được các lãnh đạo, người cho vay và các nhà đầu tư của công ty sử dụng trong rất nhiều khía cạnh. Dưới đây là một trong những cách ứng dụng phổ biến nhất.
Quyết định quản lý
Các nhà quản lý và giám đốc điều hành thành công thường rất chú ý đến dòng tiền. Nhìn vào các báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong quá khứ có thể giúp doanh nghiệp dự đoán được các xu hướng và xác định các cơ hội để phát triển. Dự báo dòng tiền cũng vô cùng hữu ích khi đưa ra quyết định về việc vay và phân bổ vốn. Ví dụ: dòng tiền dự kiến cho một dự án mở rộng có thể được sử dụng để tính toán tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) của dự án và quyết định xem khoản đầu tư đó có hợp lý về mặt tài chính hay không.
Quản lý dòng tiền
Các nhà quản lý tài chính không thể chỉ tập trung vào hoạt động và để dòng tiền tự sắp xếp. Quản lý dòng tiền là một việc vô cùng cần thiết với mỗi doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp kiếm được 50.000 đô la hay 5 tỷ đô la mỗi năm.
Các chiến lược quản lý dòng tiền có thể giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện để đưa ra các điều khoản tài chính tốt hơn và làm tăng giá trị của công ty. Một số doanh nghiệp lớn hơn sử dụng các nhóm chuyên gia phân tích tài chính và kế toán để tối ưu hóa dòng tiền. Tại các doanh nghiệp nhỏ hơn, trách nhiệm đó có thể thuộc về chủ sở hữu, người kiểm soát hoặc giám đốc tài chính.
Phân tích đầu tư
Các nhà đầu tư sử dụng dòng tiền để giúp xác định giá trị của công ty. Chi tiết dòng tiền có thể dựa vào mô hình dòng tiền chiết khấu (DCF) hoặc nhiều yếu tố khác để phân tích như tỷ lệ giá của dòng tiền. Những công cụ này giúp các nhà đầu tư xác định giá trị nội tại của cổ phiếu, được sử dụng trong các quyết định mua cổ phiếu.
Bảo lãnh cho vay
Khi một doanh nghiệp muốn vay tiền, người cho vay sẽ xem xét lịch sử tín dụng và tài chính của doanh nghiệp, bao gồm cả dòng tiền. Điều này có thể giúp người cho vay xác định xem doanh nghiệp có thể trả lại khoản vay như đã thỏa thuận hay không.
Cách cải thiện dòng tiền trong doanh nghiệp
Cải thiện dòng tiền không phải là một điều dễ dàng, nhưng các nhà quản lý có thể sử dụng kết hợp các chiến lược để di chuyển kim chỉ nam đi đúng hướng. Dưới đây là một số chiến thuật cải thiện dòng tiền phổ biến:
Thương lượng giá chiết khấu với nhà cung cấp khi thanh toán sớm
Chiết khấu khi thanh toán sớm sẽ giúp doanh nghiệp giảm được số tiền cần phải chi trả cho nhà cung cấp.
Tự động hóa khoản phải trả và khoản phải thu
Hệ thống khoản phải trả và khoản phải thu tự động có thể giúp nhân viên kế toán theo dõi tốt hơn các khoản thanh toán đến và đi. Khi đó, doanh nghiệp có thể tận dụng các điều khoản thanh toán tối ưu và tránh việc khách hàng thanh toán trễ.
Thực hiện quản lý hàng tồn kho đúng lúc
Hàng tồn kho nằm trong nhà kho hoặc trên kệ bán lẻ đều liên quan đến dòng tiền. Giữ ít hàng tồn kho hơn giúp thúc đẩy dòng tiền. “Just-in-time” là một hệ thống quản lý hàng tồn kho. Trong đó, một doanh nghiệp cố gắng đồng bộ hóa hàng tồn kho với dự báo nhu cầu, giúp cải thiện dòng tiền bằng cách giảm chi phí vận chuyển hàng tồn kho.
Thuê thay vì mua
Mua tài sản và thiết bị thường đòi hỏi chi phí vốn lớn. Với hợp đồng thuê, doanh nghiệp giảm chi phí tiền mặt trả trước (và chi phí khấu hao) cho một công ty cho thuê. Việc cho thuê hoạt động giống như một khoản vay, vì vậy, điều quan trọng là phải xem xét tất cả các chi phí liên quan trước khi áp dụng chiến lược cho thuê.
Cải thiện việc quản lý lực lượng lao động
Hầu hết các công ty muốn tránh sa thải nhân viên và điều hành lực lượng lao động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý nguồn nhân lực có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền mặt và giúp điều chỉnh chi tiêu nhân sự phù hợp hơn với nhu cầu kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp là một đơn vị riêng biệt, vì vậy những gì phù hợp với doanh nghiệp này có thể không phù hợp với doanh nghiệp khác. Nếu bạn đang lên kế hoạch để cải thiện dòng tiền của công ty, hãy xem báo cáo kế toán của bạn và kiểm tra kỹ các KPI quan trọng, như chi phí sở hữu khách hàng, tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ lệ đốt tiền, để có thể chỉ ra các cách để làm việc hiệu quả hơn.
Sử dụng phần mềm quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp
Phần mềm quản lý dòng tiền là công cụ giúp các hoạt động của quản lý dòng tiền như: quản lý doanh thu, quản lý phiếu chi, quản lý dòng tiền vốn hay tồn kho, dòng tiền lưu chuyển, dòng tiền cố định, chi phí phát sinh,... được đồng bộ hóa trên một hệ thống một cách tiện lợi.
Có phần mềm hỗ trợ trong việc quản lý dòng tiền sẽ giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức. Bên cạnh đó, những cập nhật chi tiết và theo thời gian thực sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình tài chính của công ty một cách nhanh chóng nhất để đưa ra những quyết định kịp thời và hợp lý.
SlimCRM - Phần mềm quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp
SlimCRM là một phần mềm quản trị doanh nghiệp có đầy đủ các tính năng bao quát cả giai đoạn trước, trong và sau bán hàng cùng sự cân bằng 4 khía cạnh Khách hàng, Công việc, Tài chính, Nhân sự.
Đặc biệt, một số tính năng nổi bật sau có trong phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp quản trị dòng tiền một cách tối ưu nhất:
- Kiểm soát và thúc đẩy dòng tiền theo thời gian thực
- Báo cáo tự động trực quan cho cấp quản lý, lãnh đạo
- Báo cáo Doanh thu/Chi phí trực quan và chi tiết được đặt ngay ở vị trí Dashboard giúp cho chủ doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty, bao gồm các khoản dự kiến hoặc các khoản công nợ, trả góp
- Số hóa quy trình và tài liệu: giúp bạn dễ dàng tiếp nhận, phân loại và xử lý thông tin hơn; tiết kiệm ít nhất 2 giờ cho việc chat, checkmail và kiểm tra công việc
- Quản lý dự án trực quan theo chuẩn PMI thông qua việc áp dụng phương pháp biểu đồ Gantt, Kanban
- Quản lý tài chính, thu chi, công nợ qua các thời kỳ, giai đoạn
- Trang web riêng dành cho khách hàng: cho phép khách hàng gửi yêu cầu hỗ trợ, truy cập kho kiến thức online, xem thông tin dự án, theo dõi thanh toán…
Những tính năng này đều được gói gọn trong một phần mềm duy nhất, giúp cho toàn bộ nhân viên có một cái nhìn bao quát hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tập trung giải quyết bài toán của các doanh nghiệp nhỏ, nên phần mềm quản lý dòng tiền SlimCRM có ưu điểm nằm ở mức chi phí khá “lý tưởng”, chỉ từ 26.000đ/ngày. Điều này tương đương với việc bạn đổi một tách cà phê để nhận được một giải pháp làm tăng “sức khỏe” cho doanh nghiệp mình. Đặc biệt, các gói phần mềm mà SlimCRM cung cấp đều có đầy đủ tính năng và chỉ khác nhau ở số lượng người sử dụng.
Lời kết
Việc kiểm soát về dòng tiền sẽ giúp ban lãnh đạo, những người điều hành doanh nghiệp biết về khả năng điều động của nguồn tiền, khả năng thanh toán chi phí hoặc khả năng thu hút các nhà đầu tư dựa vào khoản lợi nhuận có thể trả được cho các cổ đông. Bên cạnh đó, dòng tiền cũng giúp các nhà quản lý nhận thức được những vấn đề cần khắc phục ngay lập tức khi không có đủ vốn lưu động. Vì vậy, mọi thành viên trong doanh nghiệp đặc biệt là ban lãnh đạo cần phải hiểu rõ về dòng tiền.
Đọc thêm kiến thức về dòng tiền tại đây.