Kêu gọi vốn đầu tư startup thành công: Bí quyết từ những "cá mập" startup

Thời gian đọc: 12 phút
Quản trịBài viếtMẫu tài liệu
05/07/23 21:03:57 | Lượt xem: 4820
Mẫu Kêu Gọi Vốn Đầu Tư Download Now
Kêu gọi vốn đầu tư

Báo cáo của Statista cho biết, trong số 90% công ty khởi nghiệp thất bại trên toàn thế giới, có tới 38% thất bại vì họ không có đủ vốn cần thiết để tiếp tục tồn tại. Kêu gọi vốn đầu tư là công việc cực kỳ thách thức khi bắt đầu kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh startup đang chới với giữa “mùa đông gọi vốn” như hiện nay. 

Vậy liệu có cơ hội nào để kêu gọi vốn thành công? Xu hướng kêu gọi vốn đầu tư năm 2023 là gì? Tìm nguồn vốn khởi nghiệp ở kênh nào? Cách lập kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư startup làm sao cho hiệu quả và mẫu bài thuyết trình kêu gọi đầu tư ra sao? Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết sau!

Kêu gọi vốn đầu tư là gì?

Kêu gọi vốn đầu tư là quá trình mà doanh nghiệp hoặc dự án khởi nghiệp tìm kiếm, thu hút hỗ trợ tài chính từ các cá nhân hoặc tổ chức có khả năng và quan tâm đến hoạt động kinh doanh của mình. 

Khi kêu gọi vốn đầu tư, doanh nghiệp hoặc dự án khởi nghiệp thường phải trao đổi một phần quyền sở hữu hoặc lợi ích từ doanh nghiệp/dự án của mình cho nhà đầu tư.

Kêu gọi vốn đầu tư là gì?
Kêu gọi vốn đầu tư là gì?

5 hình thức kêu gọi vốn đầu tư phổ biến 

Có rất nhiều hình thức/kênh kêu gọi vốn đầu tư cho startup, tùy thuộc vào mức độ phát triển, nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp hoặc dự án. Một số hình thức phổ biến nhất là:

Vốn tự thân (Bootstrapping)

Hình thức kêu gọi vốn đầu tư đơn giản nhất và phổ biến nhất cho khởi nghiệp. Đó là việc sử dụng nguồn vốn từ bản thân, gia đình, bạn bè hoặc người thân để khởi động và duy trì hoạt động kinh doanh. Hình thức này có ưu điểm là không phải chịu sự can thiệp hay ràng buộc từ bên ngoài, nhưng có nhược điểm là nguồn vốn có hạn và khó mở rộng.

Vốn thiên thần (Angel investment)

Nguồn vốn từ các cá nhân giàu có, có kinh nghiệm và quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Các nhà đầu tư thiên thần thường đầu tư vào startup ở giai đoạn sớm, khi chưa có doanh thu hoặc lợi nhuận ổn định. Nhà đầu tư thiên thần có thể hỗ trợ startup về mặt kỹ năng, mối quan hệ và tư vấn chiến lược. Tuy nhiên, cách gọi vốn này cũng có nhược điểm là bạn phải chia sẻ một phần quyền sở hữu và quyết định cho nhà đầu tư thiên thần, cũng như phải chịu sự giám sát và đánh giá từ họ.

Xem thêm nội dung liên quan:

1. Các vòng gọi vốn Start-up phải biết

2. Nhà đầu tư quan tâm những gì? Startup đã biết chưa?

3. Start-up Handbook, làm sao không bị ngáo khởi nghiệp?

Vốn mạo hiểm (Venture capital)

Đây là hình thức kêu gọi vốn đầu tư từ những tổ chức chuyên nghiệp, có quỹ hoạt động lớn và chuyên đầu tư vào những startup có tiềm năng cao. Các quỹ vốn mạo hiểm thường đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn trưởng thành, khi đã có doanh thu hoặc lợi nhuận cao, hoặc có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai. Ưu điểm là có thể cung cấp nguồn vốn khổng lồ, cũng như có thể giúp bạn mở rộng thị trường, nâng cao uy tín và chuẩn bị cho IPO. Tuy nhiên, kênh kêu gọi vốn đầu tư này bắt buộc bạn phải chia sẻ một phần lớn quyền sở hữu và quyết định cho quỹ vốn mạo hiểm, cũng như phải tuân theo các điều khoản và yêu cầu nghiêm ngặt từ họ.

Vốn cộng đồng (Crowdfunding)

Đây là hình thức kêu gọi vốn đầu tư từ công chúng thông qua các trang web hoặc nền tảng trực tuyến. Các khởi nghiệp sẽ giới thiệu dự án của mình trên các trang web này và kêu gọi sự đóng góp từ những người quan tâm. Một số trang web gọi vốn cộng đồng nổi tiếng gồm có: Kickstarter.com, GoFundMe.com, TechMoola.com…

Họ sẽ nhận được phần thưởng, sản phẩm, dịch vụ hoặc cổ phần của công ty bạn tùy theo mức độ đóng góp. Hình thức này có ưu điểm là có thể tiếp cận được một lượng lớn người quan tâm, cũng như có thể kiểm tra được nhu cầu và phản hồi của thị trường. Tuy nhiên, Nhược điểm là gặp phải sự cạnh tranh cao, rủi ro cao và khó kiểm soát chất lượng của dự án. 

Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài (Foreign investment)

Cách kêu gọi vốn đầu tư từ các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài có quan tâm đến startup Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể là các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, công ty đa quốc gia, các quỹ đầu tư hoặc cá nhân có tiềm lực và kinh nghiệm. 

Ưu điểm của kênh gọi vốn này là nguồn vốn lớn, tăng cao khả năng tiếp cận thị trường mới, công nghệ mới và các mối quan hệ mới. hình thức này cũng có nhược điểm là khởi nghiệp phải tuân theo các quy định và luật lệ của nước ngoài, cũng như phải chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa của nước ngoài.

Các kênh gọi vốn khởi nghiệp phổ biến
Các kênh gọi vốn khởi nghiệp phổ biến

Tầm quan trọng của việc kêu gọi vốn đầu tư với startup

Kêu gọi vốn đầu tư không chỉ mang lại nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

Tăng nguồn lực

Khi có được vốn đầu tư, bạn có thể mua sắm, thuê hoặc đầu tư vào các nguồn lực cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, như máy móc, thiết bị, công nghệ, nhân sự, vật liệu,... Điều này giúp công ty nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ngay từ những giai đoạn đầu, cũng như giảm thiểu chi phí và rủi ro.

Mở rộng thị trường

Khi tìm được nguồn vốn phù hợp, bạn có thể tiến hành các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, phân phối và bán hàng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Từ đó nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu, lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tăng uy tín thương hiệu

Khi có được vốn đầu tư, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng và tôn trọng từ các bên liên quan (khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, cơ quan chính quyền,..). Không chỉ giúp bạn xây dựng thương hiệu, danh tiếng và giá trị của mình trên thị trường mà còn có thể hưởng được nhiều ưu đãi và hỗ trợ từ nhiều bên.

Hỗ trợ phát triển sản phẩm

Với tiềm lực tài chính, công nghệ mạnh từ các nhà đầu tư. Hoạt động nghiên cứu, phát triển và cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ chắc chắn sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.  Từ đó tạo sản phẩm hoặc dịch vụ mới, độc đáo và thích nghi tốt với sự thay đổi của thị trường.

Lợi ích của nguồn vốn đầu tư với khởi nghiệp
Lợi ích của việc kêu gọi vốn đầu tư với khởi nghiệp

Hướng dẫn lập kế hoạch gọi vốn đầu tư từ A-Z

Sản phẩm của bạn có tốt đến đâu, nếu không có kế hoạch kêu gọi vốn bài bản, thì việc tiếp cận nguồn vốn không bao giờ là dễ. Xây dựng kế hoạch gọi vốn cần thực hiện theo các bước sau:

Xác định mục tiêu

Bạn cần xác định rõ mục tiêu của việc kêu gọi vốn đầu tư, như: số tiền cần kêu gọi, mục đích sử dụng vốn, kỳ vọng từ nhà đầu tư,... Điều này giúp startup có kế hoạch rõ ràng và hợp lý cho việc kêu gọi vốn đầu tư.

Nghiên cứu thị trường

Tập trung làm rõ thị trường mà sản phẩm, dịch vụ của bạn đang hướng đến: nhu cầu, xu hướng, sở thích, hành vi, phản hồi của khách hàng, sức cạnh tranh, thách thức và cơ hội của đối thủ. Nghiên cứu thị trường và phân tích cạnh tranh giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường, cũng như chứng minh được tính khả thi và tiềm năng của doanh nghiệp với nhà đầu tư.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Bạn cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh thật chuyên nghiệp, chi tiết cho công ty của mình. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để giới thiệu và thuyết phục nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp của bạn.

Tham khảo thêm: Mẫu kế hoạch kinh doanh chi tiết cho startup

Chuẩn bị hồ sơ gọi vốn đầu tư

Bạn cần chuẩn bị một hồ sơ gọi vốn đầu tư chất lượng và đầy đủ để trình bày cho nhà đầu tư. Hồ sơ gọi vốn đầu tư là một tập hợp các tài liệu liên quan đến dự án của bạn, như: kế hoạch kinh doanh, thư ngỏ kêu gọi vốn đầu tư, bản trình bày dự án (pitch deck), bảng giá trị doanh nghiệp (valuation table), hợp đồng đầu tư (term sheet),... Hồ sơ gọi vốn đầu tư cần phải được soạn thảo một cách cẩn thận và chính xác, cũng như có thể điều chỉnh theo từng nhà đầu tư khác nhau.

Tìm kiếm và tiếp cận nhà đầu tư

Có rất nhiều cách để tìm kiếm và tiếp cận nhà đầu tư, như: tham gia các sự kiện, hội thảo, cuộc thi, triển lãm liên quan đến khởi nghiệp; sử dụng các trang web, nền tảng hoặc ứng dụng trực tuyến chuyên về kêu gọi vốn đầu tư; sử dụng các mối quan hệ cá nhân hoặc chuyên nghiệp; gửi email, điện thoại hoặc thư ngỏ kêu gọi vốn đầu tư cho nhà đầu tư;.... Khi tiếp cận nhà đầu tư, bạn cần thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp và lịch sự, cũng như có thể giới thiệu ngắn gọn, hấp dẫn về dự án của mình.

Thuyết trình dự án

Đây là bước quan trọng để tạo ấn tượng và gây hứng thú cho nhà đầu tư. Thuyết trình dự án cần phải bao gồm các nội dung chính như: giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ, thị trường, chiến lược tiếp thị, phân tích tài chính, mục tiêu và kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư,.... 

Thuyết trình dự án cần phải được trình bày một cách rõ ràng, logic, thuyết phục, cũng như có thể minh họa bằng các số liệu, biểu đồ, hình ảnh, video, demo,...trực quan và giải đáp được những thắc mắc của nhà đầu tư.

Thương lượng và ký kết hợp đồng

Bạn cần thương lượng và ký kết hợp đồng với nhà đầu tư sau khi đã thuyết trình dự án thành công. Đây là bước quan trọng để xác nhận và bảo đảm quyền lợi của cả hai bên. Thương lượng và ký kết hợp đồng cần phải dựa trên các nội dung đã được thống nhất trong kế hoạch kinh doanh và hồ sơ gọi vốn đầu tư, như: số tiền kêu gọi, giá trị doanh nghiệp, phần trăm quyền sở hữu, điều khoản và điều kiện đầu tư,... Bước này cần được thực hiện công bằng, minh bạch và chính xác, cũng như có sự tham gia của các luật sư hoặc chuyên gia tư vấn.

Mẫu kêu gọi vốn đầu tư cho startup chi tiết nhất

Tải ngay mẫu kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư cho Startup chi tiết nhất tại đây! Mẫu kêu gợi vốn đầu tư này bao gồm:

Hy vọng những thông tin từ SlimCRM giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc kêu gọi vốn đầu tư với startup. Đừng quên theo dõi SlimCRM để luôn cập nhật những kiến thức kinh doanh mới nhất các bạn nhé!

Nguồn tham khảo: Hubspot, SBA, Continental Business Plan

Tác giả: Team Content SlimCRM

SlimCRM - phần mềm quản lý