
Phần mềm tính giá tour du lịch là giải pháp hiện đại giúp doanh nghiệp lữ hành tạo báo giá nhanh và kiểm soát chi phí hiệu quả. Trong bài viết này, SlimCRM Blog sẽ cung cấp đánh giá tổng quan các phần mềm tính giá tour hiệu quả, kèm phân tích chi tiết tính năng, ưu nhược điểm để doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Phần mềm tính giá tour du lịch là gì?
Phần mềm tính giá tour là hệ thống giúp doanh nghiệp tính toán nhanh chóng, chính xác chi phí và giá bán tour, dựa trên các yếu tố đầu vào như:
Số lượng khách
Loại dịch vụ (khách sạn, ăn uống, xe, vé tham quan…)
Tiêu chuẩn dịch vụ (3 sao, 4 sao…)
Biên lợi nhuận kỳ vọng
Tỷ giá ngoại tệ (nếu có)
Hiện nay, thị trường Việt Nam và thế giới đang có nhiều phần mềm tính giá tour du lịch phổ biến như: SlimCRM, Dieuhanhtour, Bokun, Tourwell, Visoft Travel, Toogo, Beyonk..., mỗi phần mềm có điểm mạnh và điểm yếu riêng.
Tiêu chí lựa chọn phần mềm chiết tính giá tour phù hợp
Để đánh giá phần mềm tính giá tour du lịch toàn diện, doanh nghiệp nên dựa vào các tiêu chí sau:
- Tính toán chi phí linh hoạt theo số lượng và dịch vụ: Phần mềm tính giá tour du lịch cần cho phép bạn nhập bảng giá theo nhiều tiêu chí như số khách, tiêu chuẩn dịch vụ (2,3,4,5 sao), loại hình vận chuyển, để tính tổng chi phí và lợi nhuận tự động.
- Quản lý nhiều phiên bản báo giá theo mùa hoặc nhóm khách: Tour có thể thay đổi giá theo mùa hoặc theo đối tượng (khách đoàn, khách lẻ, học sinh…). Phần mềm tốt phải hỗ trợ quản lý nhiều phiên bản báo giá dễ dàng.
- Liên kết xuyên suốt quy trình: Từ tính giá, gửi báo giá, booking, phân công nhân sự đến quản lý tour, giúp giảm sai sót và tăng hiệu quả vận hành.
- Hỗ trợ làm việc trên mobile: Giao diện điện thoại linh hoạt, giúp đội ngũ thao tác mọi lúc mọi nơi, phù hợp đặc thù ngành du lịch thường xuyên di chuyển.
- Khả năng mở rộng và tích hợp: Có thể liên kết thêm với CRM, kế toán, tổng đài, email marketing… tạo hệ sinh thái quản trị đồng bộ, tối ưu vận hành.
- Phù hợp với mô hình tour của công ty: Mỗi doanh nghiệp có kiểu tour khác nhau do đó phần mềm cần hỗ trợ đúng loại hình đang khai thác để tránh phải lách hệ thống hoặc thao tác thủ công.
Xem thêm: Review 8 phần mềm quản lý du lịch và điều hành tour hàng đầu hiện nay
Top 7 phần mềm tính giá tour du lịch hiệu quả
Dưới đây là những nền tảng phần mềm tính giá tour du lịch nổi bật nhất, được chúng tôi tổng hợp và phân tích chi tiết để hỗ trợ doanh nghiệp chọn đúng công cụ phù hợp.
1. SlimCRM
SlimCRM là phần mềm tính giá tour du lịch được hơn 1000 doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt phù hợp với các công ty du lịch inbound, outbound, nội địa và các đại lý lữ hành B2B. Giải pháp này được thiết kế tối ưu cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp xử lý báo giá nhanh chóng, linh hoạt và chuyên nghiệp.
Chấm điểm: 9.5/10
Ưu điểm | Nhược điểm |
- Tính giá tour linh hoạt theo số lượng, dịch vụ, loại khách - Tự động tạo file và gửi báo giá đa kênh qua Zalo, Viber, Email cho khách hàng chỉ với vài thao tác - Hỗ trợ quản lý chi phí, công nợ, trình ký, phân công lịch tour chi tiết - Dễ cập nhật giá dịch vụ và quản lý phiên bản - Giao diện mobile tối ưu, thao tác mượt mà cho đội ngũ thường xuyên di chuyển - Chăm sóc khách hàng chu đáo sau tour: tự động nhắc nhở, email, tiếp thị lại | - Các doanh nghiệp lớn cần quy trình phức tạp có thể không phù hợp. - Chưa có sẵn kho dữ liệu nhà cung cấp tích hợp |
Tính năng nổi bật:
- SlimCRM giúp báo giá, tính giá tour siêu tốc: Cho phép cấu hình nhiều loại tour, mức giá theo mùa, phân khúc khách. Hỗ trợ gửi báo giá qua mobile cực nhanh, ấn tượng với khách hàng cá nhân và đại lý.
- Booking, điều hành, công nợ đồng bộ: Sau báo giá, booking được tự động cập nhật vào hệ thống điều hành. Chi phí tour, công nợ, thanh toán và lịch trình được phân bổ thông minh, cảnh báo vỡ đoàn, trùng lịch.
- Quản lý dòng tiền và tài chính: Quản lý tồn quỹ, dòng tiền thực, chi phí từng hồ sơ. Tích hợp trình ký/duyệt công nợ – minh bạch giữa các phòng ban.
- Tạo lịch tour và phân công nhân sự: Thiết lập timeline vận hành tour, chia ca, book dịch vụ, phân công HDV... tất cả được lập kế hoạch tự động kèm cảnh báo nhắc nhở.
- CRM & chăm sóc khách sau tour: Tự động gửi email cảm ơn, khảo sát, chương trình tri ân, chúc mừng sinh nhật… Hệ thống phân loại tình trạng khách (mới – tư vấn – báo giá – chốt…) và nuôi dưỡng qua chuỗi email marketing thông minh.
- Giao diện dễ dùng, quy trình rõ ràng, hỗ trợ làm việc nhóm với cộng tác viên, quản lý booking lẻ (xe, tàu, khách sạn) dễ dàng.
2. Dieuhanhtour.vn
DieuHanhTour là một trong những phần mềm tính giá tour du lịch phổ biến ở Việt Nam, tập trung vào bài toán quản lý tour cơ bản: tính giá, lịch trình, phân công nhân sự, đến theo dõi đoàn đi tour. Phù hợp với các doanh nghiệp tổ chức tour quy mô vừa, thiên về thị trường nội địa và tour định kỳ
Chấm điểm: 9.5/10
Ưu điểm | Nhược điểm |
- Báo giá linh hoạt theo nhóm khách và mùa vụ - Quản lý chặt chi phí phát sinh và ng quyết toán rõ rà- Quản lý lịch trình tour và điều hành dịch vụ cơ bản hiệu quả - Chi phí triển khai thấp, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ - Có thể tạo tour mẫu, giúp tối ưu thời gian điều hành | - Chưa tích hợp mobile, không phù hợp với đội ngũ thường xuyên di chuyển - Không có CRM hoặ c chăm sóc khách hàng sau tour |
Tính năng nổi bật:
- Tạo tour mẫu, cấu hình giá dịch vụ cố định: Hệ thống cho phép thiết lập các mẫu tour định kỳ có giá niêm yết. Điều này hữu ích với các công ty tổ chức tour theo lịch sẵn như Hà Nội – Hạ Long – Sapa hoặc miền Tây 3N2Đ.
- Quản lý tour định kỳ: Cho phép tạo mẫu tour và lặp lại lịch trình định kỳ, phù hợp với các doanh nghiệp vận hành nhiều tour giống nhau hàng tháng.
- Điều phối nhân sự và xe: Hỗ trợ gán HDV, điều phối xe, quản lý danh sách khách và in lịch trình cho từng đoàn.
- Báo cáo vận hành: Tạo báo cáo theo ngày/tuần/tháng, giúp điều hành viên nắm tổng quan lịch tour và khối lượng vận hành.
- Chi phí triển khai thấp: Với chi phí mềm và giao diện thân thiện, phần mềm dễ tiếp cận với doanh nghiệp mới hoặc quy mô nhỏ.
3. Phần mềm tính giá tour du lịch
BokunPhần mềm Bokum phù hợp với các doanh nghiệp du lịch đang mở rộng thị trường quốc tế, đặc biệt là các nhà cung cấp tour nhỏ đến vừa muốn kết nối nhanh với hệ thống OTA.
Chấm điểm: 8.5/10
Ưu điểm | Nhược điểm |
- Tích hợp trực tiếp với các OTA lớn: Viator, GetYourGuide, Klook… giúp mở rộng kênh phân phối - Đồng bộ tồn kho và lịch trình trên nhiều nền tảng, tránh overbooking - Giao diện thân thiện, có sẵn công cụ tạo website du lịch - Có marketplace chia sẻ sản phẩm tour với đối tác, giúp mở rộng nguồn doanh thu | - Không hỗ trợ tính giá tour chuyên sâu, không phù hợp với thị trường có biến động chi phí lớn - Không hỗ trợ quản trị điều hành tour theo tiêu chuẩn nội bộ doanh nghiệp - Không tích hợp CRM, chăm sóc khách hàng sau tour - Hệ thống báo cáo chủ yếu phục vụ giao dịch booking, không hỗ trợ phân tích chi phí/lợi nhuận chi tiết |
Tính năng nổi bật:
- Kết nối OTA, mở rộng thị trường: Tự động đẩy dữ liệu tour lên Viator, GetYourGuide... với đồng bộ tồn kho, giúp tăng khả năng bán hàng quốc tế và hạn chế rủi ro quá tải.
- Website builder tích hợp: Cho phép tạo trang web du lịch, chèn booking engine chuyên nghiệp, phù hợp với nhà tổ chức tour không có đội ngũ kỹ thuật riêng.
- Quản lý booking & thanh toán: Xử lý đơn hàng, thanh toán, báo cáo doanh thu tích hợp sẵn trong hệ thống – phù hợp với bán tour theo hình thức B2C đơn giản.
- Marketplace tour, chia sẻ nguồn hàng: Cho phép bạn đăng sản phẩm lên thị trường nội bộ hoặc gắn tour của nhà cung cấp khác lên web của mình.
4. Phần mềm TourWell
Phần mềm tính giá tour TourWell phù hợp với doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa - lớn, đặc biệt là nhóm tổ chức tour cao cấp, tour outbound hoặc MICE có yêu cầu cấu trúc chi phí phức tạp.
Chấm điểm: 8.5/10
Ưu điểm | Nhược điểm |
- Tính năng chiết tính giá tour chuyên sâu, cho phép cấu hình chi tiết theo từng thành phần dịch vụ - Cho phép gán chi phí cố định/biến động theo mùa vụ, khu vực, đối tượng khách - Quản lý điều hành tour theo tiến độ và lịch trình cụ thể - Có mô-đun phân tích lợi nhuận từng tour – từng nhóm khách | - Chi phí đầu tư cao, không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ hoặc start-up - Giao diện thiên về tính kỹ thuật, cần đào tạo để triển khai hiệu quả - Không hỗ trợ gửi báo giá trực tiếp qua Zalo, Messenger hoặc tích hợp mobile - Chưa tích hợp CRM chăm sóc khách hàng sau tour |
Tính năng nổi bật:
- Chiết tính giá tour linh hoạt: Cấu hình theo số lượng khách, loại hình dịch vụ, mùa cao điểm – thấp điểm. Có thể lưu các gói giá mẫu theo tuyến và tùy biến theo đối tượng.
- Theo dõi tiến độ tour theo lịch trình: Mỗi tour được thể hiện qua tiến độ rõ ràng: đã chốt đoàn, đang chuẩn bị, đang đi tour, hoàn tất. Từ đó, điều hành viên dễ dàng theo dõi và điều phối.
- Bảng giá và phân tích lợi nhuận: Hệ thống phân tích chi phí, doanh thu, biên lợi nhuận cho từng đoàn. Hỗ trợ nhà quản lý kiểm tra sai lệch giữa chi phí thực tế và giá bán.
- Hệ thống điều hành mở rộng: Cho phép phân quyền chi tiết cho từng phòng ban: kinh doanh, điều hành, kế toán, hợp đồng.
5. ViSoft Travel
Phù hợp với doanh nghiệp du lịch vừa và lớn có yêu cầu cao về kế toán, tài chính, hợp đồng, đồng thời đang tìm kiếm công cụ hỗ trợ quản trị chi phí tour và vận hành điều hành theo chuẩn doanh nghiệp.
Chấm điểm: 8.3/10
Ưu điểm | Nhược điểm |
- Tích hợp kế toán và quản lý tài chính chặt chẽ theo chuẩn mực doanh nghiệp - Hỗ trợ tạo hợp đồng, phiếu thu/chi, chứng từ kế toán ngay trong hệ thống - Quản lý tour, booking, điều hành cơ bản khá đầy đủ - Phù hợp với các doanh nghiệp cần số hóa sổ sách và phòng kế toán | - Tính năng tính giá tour mang tính chuẩn hóa, ít tùy biến linh hoạt theo nhóm khách - Không hỗ trợ gửi báo giá đa kênh qua Zalo/Viber/Mobile - Thiếu tính năng CRM và chăm sóc khách hàng sau tour - Giao diện chưa thân thiện với người mới, cần thời gian đào tạo |
Tính năng nổi bật:
- Quản lý tài chính: Ghi nhận công nợ, phiếu thu chi, tạo hoá đơn, theo dõi dòng tiền – tích hợp với hệ thống hợp đồng, giúp chuẩn hóa nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp du lịch.
- Tính giá tour mẫu – báo giá tiêu chuẩn: Cung cấp các mẫu tour có giá niêm yết, hỗ trợ gửi báo giá file đính kèm qua email. Phù hợp với tour bán buôn hoặc tour định kỳ.
- Điều hành tour cơ bản: Phân công nhân sự, gán xe, theo dõi lịch trình – phù hợp với các công ty không yêu cầu quá phức tạp về phân bổ nhân sự hoặc tài nguyên.
- Hỗ trợ bộ phận kế toán và hợp đồng: Các phòng ban có thể truy cập và xử lý chứng từ, giảm phụ thuộc vào các công cụ rời rạc như Excel hay phần mềm kế toán riêng.
6. Phần mềm Toogonet
Phần mềm tính giá tour Toogonet phù hợp với doanh nghiệp vừa và lớn cần xây dựng tour tùy biến, kết hợp quản lý booking, tài chính, CRM trong một hệ thống.
Chấm điểm: 8.6/10
Ưu điểm | Nhược điểm |
- Trip Builder mạnh mẽ: tạo tour theo dạng kéo – thả nhanh chóng - Tích hợp booking, tính giá tour, thanh toán, báo cáo và công cụ tài chính | - Chi phí cao ($189/tháng), chưa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ - Giao diện thiên về nghiệp vụ quốc tế, cần tùy biến nếu dùng tại Việt Nam - Giao diện thiên về nghiệp vụ quốc tế, cần tùy biến nếu dùng tại Việt Nam |
Toogonet là công cụ tất cả trong 1 mạnh mẽ, nổi bật ở khả năng xây dựng giá tour linh hoạt, quản lý lịch trình, booking, thanh toán và CRM. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo chương trình tour theo yêu cầu, đồng thời theo dõi toàn bộ hiệu suất kinh doanh trong một hệ thống.
7. Phần mềm Beyonk
Phù hợp với doanh nghiệp tổ chức tour nhỏ đ ến vừa muốn triển khai hệ thống đặt tour trực tuyến đơn giản, tích hợp thanh toán và chăm sóc khách cơ bản.
Chấm điểm: 8.0/10
Ưu điểm | Nhược điểm |
- Tạo nền tảng đặt tour trực tuyến nhanh chóng, có tích hợp POS thanh toán, tính giá tour - Kết nối OTA như TripAdvisor, giúp mở rộng khả năng tiếp cận - Có email nhắc lịch và công cụ thêm dịch vụ mở rộng (add-ons) | – Tính năng tính giá tour còn đơn giản, không hỗ trợ chiết tính phức tạp – Phí giao dịch cao với gói cơ bản (4%/booking) – Không có CRM và chưa hỗ trợ điều hành tour nội bộ theo nhóm nhân sự |
Phần mềm tính giá tour du lịch Beyonk phù hợp với đơn vị nhỏ cần hệ thống đặt tour nhanh, dễ vận hành và kết nối với khách hàng qua email. Tuy nhiên, phần mềm thiếu quy trình điều hành nội bộ hoặc chăm sóc khách chuyên sâu.
Tổng kết
Phần mềm tính giá tour du lịch ngày càng trở thành công cụ thiết yếu trong ngành du lịch, giúp doanh nghiệp tăng tốc tính giá tour, báo giá, kiểm soát chi phí và nâng cao khả năng chốt sale. Mỗi hệ thống đều có điểm mạnh riêng, do đó bạn nên lựa chọn giải pháp phù hợp với quy mô, mô hình tour và quy trình vận hành của doanh nghiệp. Đừng chỉ nhìn vào tính năng, hãy xem xét khả năng tích hợp, mức độ tùy biến và sự hỗ trợ triển khai để đảm bảo phần mềm thực sự tạo ra giá trị trong vận hành thực tế.