Flywheel là gì? So sánh Flywheel và Sales Funnel

Thời gian đọc: 10 phút
SalesBài viết
16/09/24 07:35:46 | Lượt xem: 126
Flywheel là gì? So sánh Flywheel và Sales Funnel

Sự phong phú của thông tin trực tuyến đã thay đổi hành vi mua hàng của khách hàng hiện đại. Điều này khiến những phương pháp bán hàng truyền thống trở nên lỗi thời. Và đó là lý do vì sao hiện nay một số công ty sử dụng mô hình Flywheel thay vì Sales Funnel như trước.

Để phát triển tốt hơn, doanh nghiệp bạn cần tạo cho khách hàng những trải nghiệm đáng nhớ – đó là lúc Flywheel phát huy tác dụng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn mô hình flywheel, ưu điểm so với Sales Funnel và cách xây dựng Flywheel hiệu quả cho doanh nghiệp.

Flywheel là gì?

Flywheel, hay “bánh đà”, là một mô hình được HubSpot phát triển để giải thích quá trình sắp xếp hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp xung quanh việc mang lại trải nghiệm khách hàng “đáng chú ý” - một trải nghiệm tạo ra những khách hàng thực sự hài lòng, những người sẽ tiếp tục giới thiệu cho những người khác, từ đó góp phần thúc đẩy việc bán hàng lặp lại cho doanh nghiệp. 

Mô hình Flywheel là gì?
Mô hình Flywheel là gì?

So sánh Flywheel và Sales Funnel

Trước tiên, nếu chưa hiểu biết nhiều về Sales Funnel, mời bạn đọc chi tiết bài viết tại đây.

Sales Funnel coi khách hàng là kết quả cuối cùng của một quy trình bán hàng. Như vậy, tất cả “năng lượng” - những nỗ lực (về thời gian, công sức, tiền bạc) mà bạn bỏ ra để có được khách hàng cuối cùng sẽ bị “trôi đi” lãng phí. Sales flywheel, thay vào đó, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều “năng lượng” này bằng cách biến khách hàng trở thành những người quảng bá, những nhân viên sales gián tiếp của doanh nghiệp.

Nói cách khác, Sales Funnel yêu cầu nhóm bán hàng giải thích về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và theo sát khách hàng trong suốt hành trình ra quyết định mua; còn với Flywheel, bạn cần cố gắng tạo thật nhiều sự hài lòng cho những khách hàng đi trước để họ tiếp tục quay lại mua hàng hoặc giới thiệu cho nhiều người khác nữa. Chính vì vậy, Sales Flywheel đang là mô hình tốt hơn cho các doanh nghiệp hiện đại.

So sánh Flywheel và Sales Funnel
So sánh Flywheel và Sales Funnel

Làm thế nào để Flywheel hoạt động?

Bản chất, mô hình Flywheel xoay quanh việc lưu trữ và giải phóng “năng lượng”. Flywheel của doanh nghiệp bạn chứa được nhiều năng lượng hay không phụ thuộc vào ba điều: 

  1. Tốc độ quay (Bạn xoay nó nhanh hay chậm?)
  2. Lực ma sát (Flywheel của bạn đang gặp phải cản trở gì?)
  3. Kích thước (Flywheel của bạn lớn hay nhỏ?).

Các công ty thành công nhất đều biết cách điều chỉnh chiến lược kinh doanh của họ để giải quyết cả ba vấn đề này.

Để phát triển doanh nghiệp — làm cho Flywheel quay nhanh hơn — bạn có thể thêm lực hoặc giảm thiểu ma sát. 

  • Để thêm lực cho Flywheel, bạn có thể thực hiện một số chương trình cụ thể, ví dụ: inbound marketing, mô hình freemium (cung cấp cho khách hàng bản dùng thử miễn phí nhưng giới hạn các tính năng), chương trình giới thiệu khách hàng, quảng cáo trả phí, đầu tư vào đội ngũ chăm sóc khách hàng,... Khi có một lượng khách hàng ban đầu và bạn duy trì được mức độ hài lòng của họ, họ sẽ trở thành động lực cho Flywheel của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là họ mua hàng của bạn thêm một lần nữa, hoặc mang lại khách hàng mới bằng cách giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn với mạng lưới của họ. Đây chính là chìa khóa để giữ cho Flywheel của doanh nghiệp luôn quay mà không cần đầu tư quá nhiều nguồn lực.
  • Bên cạnh việc tác dụng lực, bạn cũng có thể đẩy nhanh tốc độ Flywheel bằng cách giảm thiểu ma sát. Ví dụ: quy trình nội bộ kém, thiếu tính gắn kết giữa các đội nhóm, hoặc sự không phù hợp giữa khách hàng và nhân viên của bạn đều là những lực ma sát kìm hãm vòng xoay của Flywheel. Bạn có thể giảm thiểu ma sát bằng cách xem lại cấu trúc nhóm của mình, tìm hiểu lý do khách hàng rời bỏ và nơi khách hàng tiềm năng đang gặp khó khăn trong hành trình mua hàng. 

Bạn càng tăng động lực và giảm ma sát, bạn càng tạo ra nhiều “nhân viên sales gián tiếp”, hoặc người quảng bá cho doanh nghiệp của mình. Khi sử dụng Flywheel, bạn có thể xây dựng một cộng đồng hoặc hệ sinh thái gồm những khách hàng cũ giới thiệu, giúp đỡ những khách hàng tiềm năng mới. 

Phương pháp xây dựng Flywheel cho doanh nghiệp

Dưới đây là 4 phương pháp chính góp phần giúp bạn tạo nên một Flywheel hiệu quả:

Phương pháp xây dựng Flywheel cho doanh nghiệp
Phương pháp xây dựng Flywheel cho doanh nghiệp

1. Hiểu rằng những khách hàng hiện tại của bạn có sức ảnh hưởng hơn bất kỳ ai

Khách hàng tiềm năng có xu hướng tin tưởng vào trải nghiệm và kinh nghiệm của những khách hàng đi trước. Trên thực tế, 84% người tiêu dùng tin vào các đánh giá trực tuyến cũng như những đề xuất cá nhân. Hãy tận dụng điều này bằng cách thường xuyên sử dụng những đánh giá, chứng thực của khách hàng đi trước và chuẩn bị các tài liệu tham khảo trong đó có những chia sẻ của khách hàng hiện tại về điểm mạnh của sản phẩm/dịch vụ.

2. Tạo ra bằng chứng xã hội từ những khách hàng hiện tại

Bằng chứng xã hội (social proof) là một hiện tượng tâm lý, trong đó mọi người xác định điều gì là đúng bằng cách xem xét những gì người khác nghĩ là đúng. Theo một nghiên cứu, đánh giá của khách hàng được cho là đáng tin cậy hơn gấp 12 lần so với mô tả của nhà sản xuất. Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ mạnh mẽ để tạo bằng chứng xã hội. Hãy chọn ra những khách hàng hài lòng để kể những câu chuyện về trải nghiệm của họ với doanh nghiệp. Điều này giúp nội dung của bạn có tính tương tác và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

3. Nắm được những động lực và ma sát của Flywheel

Động lực thúc đẩy quá trình bán hàng. Chúng bao gồm thông tin chính xác và kịp thời, hiểu biết tốt về vấn đề, khả năng lắng nghe và toàn bộ phản ứng của bạn.

Ngược lại, xung đột (ma sát) kìm hãm quá trình bán hàng của doanh nghiệp. Về cơ bản, khi khách hàng tiềm năng của bạn phải trải qua quá nhiều bước hoặc đối mặt với nhiều trở ngại, bất tiện trong suốt quá trình mua hàng, họ có thể từ bỏ giữa chừng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Bằng cách xác định các động lực và ma sát, bạn có thể chú trọng nhiều hơn cho những hoạt động có khả năng thúc đẩy hành vi mua hàng (hoặc gia tăng trải nghiệm khách hàng), và loại bỏ bớt những vật cản không cần thiết, giúp khách hàng ra quyết định mua nhanh chóng hơn.

4. Cần có sự hỗ trợ của công nghệ

Nếu doanh nghiệp bạn đã sẵn sàng để phát triển tốt hơn với mô hình Flywheel, thì một nền tảng CRM tốt, chẳng hạn như SlimCRM, sẽ cung cấp cho bạn các công cụ bạn cần. Với hàng loạt tính năng được tích hợp, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM có thể mang đến cho doanh nghiệp nhiều giá trị hữu ích như:

  • Cập nhật báo cáo rõ ràng, dữ liệu chính xác
  • Quản lý các dữ liệu dễ dàng và trực quan
  • Gửi tin nhắn tự động đến hàng loạt đối tượng cụ thể
  • Chủ động tiếp cận khách hàng
  • Làm việc hiệu quả hơn với khả năng tự động hoá

Những điều này khiến cho một phần mềm CRM trở thành công cụ cần thiết giúp “bôi trơn” Flywheel của doanh nghiệp bạn. 


Lời kết

Phương pháp inbound marketing là một vòng tròn, và Flywheel chính là đại diện của vòng tròn đó. Bằng cách thu hút những khách hàng gặp vấn đề mà doanh nghiệp có thể giải quyết, sau đó tương tác và làm hài lòng họ ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng, bạn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển cho Flywheel của công ty mình. Đây là một lợi thế rất lớn so với mô hình Sales Funnel phổ biến, vì điều đó có nghĩa là không chỉ có mình bạn giúp công ty phát triển, mà bạn còn có sự giúp sức của tất cả những khách hàng trung thành. 

Để Flywheel vận hành trơn tru, bạn nên sử dụng các giải pháp phần mềm CRM mà trong đó, SlimCRM - giải pháp tinh gọn cho doanh nghiệp nhỏ có thể sẽ phù hợp với bạn.

Bạn có thể DÙNG THỬ MIỄN PHÍ để khám phá cách hoạt động của phần mềm.

Nguồn: HubSpot

SlimCRM - phần mềm quản lý