10 chỉ số đo lường hiệu quả chuyển đổi số của doanh nghiệp 2023

Thời gian đọc: 11 phút
Chuyển đổi sốBài viết
26/04/24 14:58:00 | Lượt xem: 212
chỉ số đo lường hiệu quả chuyển đổi số

Kỳ vọng về chuyển đổi số ngày càng thay đổi thì các ý tưởng về chuyển đổi số cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Các chỉ số đo lường hiệu quả chuyển đổi số  cần phải thay đổi theo điều kiện thị trường và nhu cầu của công ty - vì vậy, chỉ số đo lường mà bạn đặt ra cho công ty bạn vào năm ngoái có thể không cho bạn thấy được tình hình chuyển đổi số của doanh nghiệp bạn hiện nay. 

Trong bài viết này, SlimCRM sẽ chỉ ra những số liệu quan trọng về chuyển đổi số trong doanh nghiệp và giúp các doanh nghiệp thấy được KPI nào là phù hợp. 

1. Lợi tức đầu tư chuyển đổi số 

Lợi tức đầu tư là một trong những KPI quan trọng khi doanh nghiệp bắt đầu triển khai bất cứ điều gì mới. Doanh nghiệp luôn muốn chắc rằng công nghệ mới mà họ mua xứng đáng với số tiền và nỗ lực mà họ đã bỏ ra.
Lợi tức đầu tư chuyển đổi số cho doanh nghiệp thấy được mối tương quan giữa tiền vào và tiền ra trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ so sánh số tiền mà doanh nghiệp đã đầu tư vào công nghệ mới, đào tạo, tuyển mới nhân viên và các chi phí khác liên quan đến công nghệ mới với doanh thu mà doanh nghiệp đạt được sau khi chuyển đổi số. 
Mặc dù đây là một chỉ số khá mạnh để đo lường sự thành công, các doanh nghiệp cần phải lưu ý rằng lợi nhuận có thể cần thời gian để xuất hiện. Có thể trong giai đoạn đầu, lợi tức đầu tư sẽ rất nhỏ nhưng về lâu dài, khi đo lường, doanh nghiệp sẽ thấy được mức độ thành công của giải pháp công nghệ. 

2. Năng suất của nhân viên 

Giải pháp công nghệ và quy trình mới có thể thúc đẩy năng suất của nhân viên và giúp họ và giúp họ hoàn thành nhiều công việc hơn trong ít thời gian hơn hoặc có thể khiến công việc của họ trở nên rối và phức tạp hơn, khiến năng suất làm việc của họ giảm. 

Tuy nhiên, trước khi đo lường năng suất làm việc của nhân viên, bạn cần phải hiểu cụ thể đó là gì. Bạn muốn giảm thời gian nhân viên dùng để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định hay bạn muốn nhân viên có thể hoàn thành được nhiều công việc hơn trong cùng một khoảng thời gian? Hãy rõ ràng về số liệu để đo lường năng suất.

Các nhân viên có thể sẽ mất một khoảng thời gian để điều chỉnh và tận dụng tối đa quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, hãy chú ý đến các chỉ số khi họ đang trong quá trình tìm hiểu. Nếu năng suất của họ bắt đầu không ổn định trước khi đạt được mục tiêu, có thể họ cần thêm sự hỗ trợ hoặc đào tạo. 

3. Số liệu về việc áp dụng và hiệu suất 

Các số liệu về ứng dụng công nghệ và hiệu suất cho doanh nghiệp thấy được cách các nhân viên hay người dùng tương tác với các công cụ hoặc nền tảng cụ thể. Các chỉ số về ứng dụng và hiệu suất bao gồm: 
Số người dùng hoạt động hàng ngày/hàng tháng: Số người sử dụng sản phẩm dịch vụ hoặc sản phẩm mỗi ngày, mỗi tháng 

  • Tỷ lệ áp dụng: Số người dùng đang hoạt động so với tổng số người dùng 
  • Thời gian trung bình sử dụng sản phẩm hoặc tính năng Thời gian trung bình sử dụng một sản phẩm hoặc tính năng cụ thể 
  • Duy trì: Số người tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc tính năng 

Các số liệu về ứng dụng công nghệ và hiệu suất cho bạn thấy các nhân viên đang thích ứng với sản phẩm, nền tảng hay một tính năng cụ thể tốt như thế nào. Nếu các chỉ số này thấp, nghĩa là những người dùng không thể thích ứng và bạn cần phải thay đổi, đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy rằng họ cần được đào tạo thêm.

Chỉ số đo lường hiệu quả chuyển đổi số

4. Số liệu về trải nghiệm khách hàng

 Trải nghiệm khách hàng là chìa khóa để xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Đo lường cách họ tương tác và sử dụng nền tảng hoặc sản phẩm của bạn rất quan trọng cho thành công về lâu dài. 
Các chỉ số đo lường trải nghiệm khách hàng phổ biến bao gồm: 

  • Customer Effort Score (CES - Chỉ số đo lường sự nỗ lực của khách hàng): Sự nỗ lực mà khách hàng dành ra để hoàn thành giao dịch, thường được đo bằng các cuộc khảo sát 
  • Customer Satisfaction (CSAT - Sự hài lòng của khách hàng): Khách hàng hài lòng thế nào về dịch vụ của bạn 
  • Net Promoter Score (NPS - Chỉ số đo lường sự trung thành của khách hàng): Khách hàng có giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến những người khác không. 

Bạn cũng có thể dùng các số liệu về mức độ tương tác và chuyển đổi để thấy được các khách hàng có kết nối với các tài nguyên marketing và công nghệ của bạn hay không. Các số liệu này có thể bao gồm nguồn truy cập website, số người theo dõi và đăng ký hoặc lên lịch demo.

5. Tỷ lệ tiếp cận AI của doanh nghiệp 

Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai phát triển bền vững của doanh nghiệp. Khi bạn chuẩn bị bắt đầu hành trình chuyển đổi số,điều quan trọng là theo dõi xem doanh nghiệp của bạn đang kích hoạt AI ở mức độ nào 

Đo lường tỷ lệ sử dụng AI của doanh nghiệp bạn có thể giúp bạn biết được doanh nghiệp đang ở đâu trong hành trình chuyển đổi số. 

Xem thêm: Ứng dụng công cụ AI trong công việc và kinh doanh 

6. Độ tin cậy và tính khả dụng 

Độ đáng tin cậy về công nghệ, kỹ thuật số là yếu tố quan trọng để xây dựng danh tiếng thương hiệu bền vững. Nếu như sự hiện diện của doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến (online presence) luôn không ổn định, doanh nghiệp cần phải cải thiện kế hoạch chuyển đổi số - đặc biệt nếu sản phẩm của doanh nghiệp là một nền tảng hoặc phần mềm dịch vụ. 

Điều này cũng đúng với các công cụ hay phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng. Nếu các giải pháp nội bộ của doanh nghiệp không ngừng thất bại, nưng suất có thể giảm sút và việc hỗ trợ khách hàng trở nên khó khăn. 

Các chỉ số về độ đáng tin cậy và tính khả dụng bao gồm: 

  • Uptime (thời gian hoạt động): Thời gian thiết bị hoặc phần mềm hoạt động 
  • Mean time to failure (MTTF): Thời gian một sản phẩm hoạt động trước khi nó bị lỗi
  • Mean time to resolve (MTTR): Thời gian để giải quyết lỗi 
  • Mean time between failure (MTBF): Thời gian giữa các lỗi 

7. Phân tích chi phí - lợi ích 

Phân tích chi phí - lợi ích thường được sử dụng trước khi đưa ra quyết định điều gì đáng để doanh nghiệp đầu tư. Với bản phân tích chi phí - lợi ích, bạn có thể so sánh chi phí và lợi ích trong các tình huống khác nhau để xác định cái gì sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhất cho doanh nghiệp của bạn. 

Thực hiện phân tích chi phí - lợi ích về các thành phần khác nhau trong quá trình chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp xác định nên tập trung vào điều gì trước. 

Chỉ số đo lường hiệu quả chuyển đổi số

8. Doanh thu từ công nghệ kỹ thuật số 

Nếu như doanh nghiệp bắt đầu giới thiệu công nghệ kỹ thuật số mới, doanh nghiệp cần phải biết doanh thu mà nó mang lại cho doanh nghiệp là bao nhiêu. Chỉ số này gần tương tự như lợi tức đầu tư chuyển đổi số, điều khác biệt là nó đưa ra cái nhìn cụ thể về doanh thu liên quan đến việc giới thiệu công nghệ mới.
 
Chỉ số này thường được áp dụng khi doanh nghiệp bắt đầu một phương pháp bán hàng kỹ thuật số - chẳng hạn như bán hàng trên các trang thương mại điện tử hoặc mở một cửa hàng online. Nó cũng có thể được sử dụng để đo lường thanh toán định kỳ hoặc đăng ký một phần mềm hoặc nền tảng. 

9. Tỷ lệ triển khai điện toán đám mây

Chuyển sang điện toán đám mây là một trong những bước chuyển đổi số mà các công ty đang thực hiện ngày nay. Khi môi trường làm việc ngày càng trở nên số hóa, chúng ta trở nên phụ thuộc vào “đám mây” để lưu trữ các thông tin một cách an toàn, dễ dàng truy cập dù ở bất cứ đâu 

Đo lường tỷ lệ triển khai điện toán đám mây sẽ sẽ giúp doanh nghiệp thấy được liệu việc lưu trữ dữ liệu có đang hoạt động tốt không, nhân viên có thể tiếp cận với các thông tin mà họ cần hay không. 

10. Số liệu người dùng hoạt động

Số người dùng hoạt động cho bạn thấy được người dùng đang tương tác với công nghệ của bạn như thế nào. Các chỉ số người dùng hoạt động bao gồm: 

  • Số người dùng hoạt động hàng ngày: Số người dùng đăng nhập vào nền tảng hoặc sản phẩm mỗi ngày 
  • Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ người dùng bắt đầu và hoàn thiện một hành động hoặc công việc cụ thể 
  • Tỷ lệ từ bỏ: Tỷ lệ các công việc hoặc hoạt động được bắt đầu nhưng không đi đến kết thúc 

Số người dùng hoạt động cho bạn biết liệu có vấn đề trên nền tảng hoặc công cụ của bạn mỗi ngày hay không. Nếu tỷ lệ từ bỏ cao, có thể đã có vấn đề với quy trình của bạn và cần được khắc phục. Mặt khác, nếu tỷ lệ chuyển đổi cao, đây là dấu hiệu cho thấy quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp đang đi đúng hướng. 

chỉ số đo lường hiệu quả chuyển đổi số

Lời kết

Để bắt kịp với tiến độ phát triển của công nghệ trong thế giới kinh doanh, việc chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc của mỗi doanh nghiệp, trong đó, việc sở hữu một phần mềm quản trị doanh nghiệp là không thể thiếu. 

Nếu doanh nghiệp lo ngại về những vấn đề như chi phí, độ phức tạp trong quá trình chuyển đổi số thì SlimCRM chính là một giải pháp tối ưu. Một phần mềm tốt không cần phải có giá quá đắt, các tính năng đều được lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp, bao quát bốn khía cạnh quan trọng: Tài chính - Khách hàng - Công việc với chi phí hợp lý. Đặc biệt, SlimCRM đề cao sự tinh gọn với giao diện đẹp và đơn giản, chỉ mất vài giờ đào tạo. 

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cùng phần mềm quản trị doanh nghiệp SlimCRM tại đây.
 

SlimCRM - phần mềm quản lý