Hãy nhớ rằng, đối thủ cạnh tranh - dù kín tiếng đến đâu, cũng đang âm thầm theo dõi và phân tích mọi động thái của bạn. Nếu không muốn trở nên bị động, và hơn nữa là để chiếm quyền kiểm soát, bạn bắt buộc phải làm điều tương tự. Vậy cách phân tích đối thủ cạnh tranh là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kỹ thuật tinh vi nhất để "mổ xẻ" đối thủ, đánh giá điểm mạnh/yếu của họ để bắt đầu kinh doanh hiệu quả hoặc đưa ra phương án đối phó chiến lược!
Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình nghiên cứu và đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc cùng thị trường mục tiêu với mục đích hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ, chiến lược tiếp thị, cơ cấu tổ chức và các yếu tố khác của họ. Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp đánh giá được vị trí của mình trong thị trường, tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để định hướng phát triển chiến lược kinh doanh và tiếp thị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Mẫu kế hoạch kinh doanh cho Start-up chi tiết nhất
Các hình thức cạnh tranh bao gồm:
Cạnh tranh nhãn hiệu: Đối thủ cùng đưa ra một sản phẩm tương tự và các dịch vụ cho cùng một khách hàng với mức giá tương tự
Cạnh tranh ngành: Đối thủ sản xuất cùng một sản phẩm hay loại sản phẩm
Cạnh tranh công dụng: Đối thủ cùng cung ứng một loại dịch vụ
Cạnh tranh chung: Đối thủ cùng “kiếm tiền” của khách hàng
Ví dụ về bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh | Đối thủ A | Đối thủ B |
Địa chỉ hoạt động của đối thủ cạnh tranh (trụ sở và vùng hoạt động) | ||
Doanh thu hàng năm của đối thủ cạnh tranh là bao nhiêu? | ||
Các thông tin về liên kết, liên doanh của đối thủ cạnh tranh | ||
Đối thủ cạnh tranh có những điểm mạnh gì? | ||
Điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì? | ||
Mô hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh như thế nào? | ||
Chức năng, thẩm mỹ, các tiêu chí khác về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh so với bạn thế nào? | ||
Cơ chế giá của đối thủ cạnh tranh ra sao? | ||
Hoạt động marketing của đối thủ cạnh tranh thế nào? | ||
Nguồn cung cấp sản phẩm đầu ra, đầu vào của đối thủ cạnh tranh ra sao? | ||
Thế mạnh và yếu về các kênh tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của đối thủ? | ||
Đối thủ đang phát triển hay giảm quy mô? |
Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh?
Phân tích đối thủ mang đến những lợi ích đặc biệt cho doanh nghiệp, tổ chức. Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng, cách phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả có thể tạo ra loại vũ khí với sức mạnh không tưởng:
Hiểu được các tiêu chuẩn ngành cũng như mong đợi của khách hàng để đáp ứng hoặc vượt qua chúng
Khám phá các thị trường ngách chưa được khai thác cùng nhũng cơ hội mới để phát triển và đổi mới liên tục
Phân biệt sản phẩm, dịch vụ so với những người khác nhằm tạo ra nhận diện thương hiệu độc đáo
Đáp ứng mong muốn của khách hàng và giải quyết vấn đề của họ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, từ đó tăng sự hài lòng, lòng trung thành của khách hàng
Trở nên nổi bật hơn đối thủ với nỗ lực tiếp thị, bán hàng khác biệt
Chủ động theo dõi thị phần, doanh thu, tăng trưởng và lợi nhuận của mình để có kế hoạch hành động hợp lý.
Các loại đối thủ cạnh tranh
Trước khi tìm hiểu cách phân tích đối thủ cạnh tranh, hãy cùng tìm hiểu các loại đối thủ cạnh tranh mà bạn phải chiến đầu trên thị trường:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đây là những đối thủ bán sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như bạn trên cùng phân khúc thị trường. Ví dụ, nếu bạn bán pizza, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn là các nhà hàng pizza khác trong khu vực.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đây là những đối thủ bán sản phẩm hoặc dịch vụ khác so với bạn, nhưng trong cùng ngành và thị trường. Họ cũng giải quyết cùng một vấn đề hoặc đáp ứng cùng một nhu cầu như bạn. Ví dụ, nếu bạn bán pizza, đối thủ cạnh tranh gián tiếp của bạn là các nhà hàng ăn nhanh hoặc các cửa hàng tạp hóa có bán các bữa ăn sẵn.
Đối thủ cạnh tranh thay thế
Đây là những đối thủ bán các sản phẩm hoặc dịch vụ thuộc ngành khác so với bạn, nhưng có thể được sử dụng để thay thế cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Họ cũng nhắm đến cùng đối tượng khách hàng như bạn. Ví dụ, nếu bạn bán pizza, đối thủ cạnh tranh thay thế của bạn là các rạp chiếu phim hoặc các sân bowling có cung cấp các lựa chọn giải trí thay vì ăn uống.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Đây là những đối thủ hiện chưa bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường của bạn, nhưng có khả năng và ý định làm vậy trong tương lai. Họ có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, hoặc thay thế từ các thị trường hoặc khu vực khác. Ví dụ, nếu bạn bán pizza, đối thủ cạnh tranh tiềm năng của bạn là các chuỗi pizza hoặc các nhượng quyền có kế hoạch mở rộng ra khu vực của bạn.
Đối thủ cạnh tranh tương lai
Đây là những đối thủ hiện chưa tồn tại, nhưng có thể xuất hiện trong tương lai do sự thay đổi của công nghệ, sở thích của khách hàng, quy định, hoặc các yếu tố khác. Họ có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, hoặc thay thế từ các ngành hoặc lĩnh vực mới.
4 sai lầm phổ biến trong cách phân tích đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường và phân tích cạnh tranh là quá trình quan trọng giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc về ngành, thị trường và khách hàng của mình. Tuy nhiên, những sai lầm trong cách phân tích đối thủ cạnh tranh có thể làm giảm hiệu quả và giá trị của nó. Sau đây là 5 sai lầm cần tránh khi thực hiện mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh:
Chỉ tập trung vào đối thủ trực tiếp
Bạn sẽ rất dễ bị ám ảnh bởi những đối thủ trực tiếp nhưng điều này có thể khiến bạn bỏ qua các loại đối thủ cạnh tranh khác cũng đe dọa hoặc mang lại cơ hội cho doanh nghiệp.
Lựa chọn sai đối thủ cạnh tranh
Không phải tất cả các đối thủ cạnh tranh đều liên quan và quan trọng đối với doanh nghiệp. Bạn nên phân đoạn đối thủ cạnh tranh dựa trên thị trường mục tiêu, đề xuất giá trị, định vị,... Điều này giúp bạn xác định các đối thủ cạnh tranh gần nhất và nguy hiểm nhất, cũng như thị trường ngách chưa được khai thác của bạn.
Thiếu phương pháp tiếp cận có hệ thống
Phân tích cạnh tranh không phải là hoạt động 1 lần hoặc ngẫu nhiên. Thị trường và đối thủ thay đổi từng ngày, đòi hỏi bạn cũng phải thường xuyên update thông tin để hiểu đối thủ đang làm gì. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính nhất quán, bạn nên sử dụng khung phân tích hoặc biểu mẫu phân tích đối thủ cạnh tranh có sẵn theo từng bước để xác định, đánh giá và so sánh đối thủ cạnh tranh.
Tải mẫu phân tích đối thủ cạnh tranh miễn phí từ Hubspot ngay tại đây!
Tìm kiếm thông tin chỉ qua một kênh
Đối thủ có thể vận dụng nhiêu chiến lược kinh doanh và tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau. Họ mạnh về Social nhưng chưa chắc họ đã mạnh về Email Marketing hoặc SEO, kênh phân phối offline của họ tốt chưa chắc kênh online đã tối ưu. Hãy có cái nhìn toàn diện về đối thủ thay vì chỉ nhìn phiến diện vào một kênh nào đó.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh có thể được thực hiện qua các bước sau:
Xác định các đối thủ cạnh tranh
Tìm kiếm và xác định các đối thủ cạnh tranh của bạn. Đối thủ cạnh tranh có thể là các công ty trong cùng ngành hoặc ngành khác, nhưng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như bạn hoặc có thể thay thế cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Có nhiều công cụ giúp bạn xác định đối thủ cạnh tranh dễ dàng, chẳng hạn như tìm kiếm Google, mạng xã hội, báo cáo ngành, khảo sát khách hàng,...
Thu thập thông tin
Tìm kiếm các thông tin về đối thủ cạnh tranh bao gồm: thông tin cơ bản về công ty (tên, địa chỉ, kích thước, lịch sử, v.v.), sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, chiến lược giá cả, chiến lược tiếp thị, kênh phân phối, và các vấn đề khác liên quan đến công ty và sản phẩm của họ.
Phân tích SWOT
Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ hơn về tình hình thị trường và cách cạnh tranh của các đối thủ.
Phân tích chiến lược
Phân tích chiến lược của các đối thủ cạnh tranh để hiểu cách họ tạo lợi thế cạnh tranh và cách họ xây dựng thương hiệu của mình. Phân tích chiến lược giá cả, sản phẩm, tiếp thị, và phân phối để định vị các đối thủ cạnh tranh và tìm kiếm cơ hội để cạnh tranh với họ.
Tìm kiếm cơ hội
Tìm kiếm cơ hội để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh bằng cách tìm hiểu các điểm yếu của họ và tập trung vào các lợi thế của mình để tạo ra giá trị đặc biệt cho khách hàng.
Tạo kế hoạch hành động
Dựa trên phân, tạo ra một kế hoạch hành động để cạnh tranh với đối thủ. Bao gồm các chiến lược để tạo ra giá trị đặc biệt cho khách hàng, cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, tăng cường chiến lược tiếp thị và phân phối, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ hơn.
Theo dõi và đánh giá
Theo dõi và đánh giá kết quả kế hoạch hành động của bạn với đối thủ cạnh tranh, tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết để tối ưu hiệu quả kế hoạch.
Trên đây là một số bước phân tích cạnh tranh cơ bản. Bạn có thể kết hợp sử dụng công cụ và kỹ thuật phân tích đối thủ cạnh tranh khác như mô hình 5 lực lượng của Porter, bản đồ tri giác, đánh giá tiêu chuẩn…để đào sâu hơn phân tích của mình.
Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách phân tích đối thủ cạnh tranh đúng đắn, hiệu quả. Đừng quên theo dõi SlimCRM để cập nhật những thông tin mới nhất về kiến thức kinh doanh và quản trị các bạn nhé!
Nguồn tham khảo: Hubspot, Coursera
Tác giả: Team content SlimCRM