E Tailing Là Gì? Các Loại Hình Doanh Nghiệp Bán Lẻ Điện Tử

Thời gian đọc: 7 phút
Quản trịBài viết
10/12/24 17:24:56 | Lượt xem: 93
E tailing là gì

Trong thời đại công nghệ số hóa hiện nay, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày. Một trong những khái niệm nổi bật trong lĩnh vực này chính là E Tailing. Vậy E Tailing là gì và tại sao nó lại quan trọng? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá khái niệm E-Tailing, E-Retailing và tìm hiểu những loại hình doanh nghiệp E-tailing đang định hình tương lai của ngành công nghiệp này

E tailing là gì?

E tailing (hay bán lẻ điện tử) là việc bán hàng hóa và dịch vụ thông qua internet. E tailing đòi hỏi các công ty phải điều chỉnh các mô hình kinh doanh để bán được hàng hóa qua internet, có thể bao gồm xây dựng các kênh phân phối như nhà kho, trang web và trung tâm vận chuyển sản phẩm. 

E tailing là gì
E-tailing là gì

Bán lẻ điện tử (E tailing) là đề cập đến bán lẻ trực tuyến, trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

E retailing là gì?

E retailing là bán lẻ công nghệ số (bao gồm nhiều nền tảng như di động, trực tuyến, mạng xã hội,...). E retailing trải nghiệm nhiều hoạt động trong chuỗi cung ứng, bán lẻ, kho,...

Như vậy, ta có thể thấy sự khác biệt giữa E tailing và E retailing là về sự đa dạng trong trải nghiệm và nền tảng sử dụng, E retailing sẽ đa dạng hơn e tailing.

E retailing là gì
E-retailing là gì

Các loại giao dịch trong E tailing

Sau khi tìm hiểu E tailing là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các loại giao dịch trong E tailing. Bất kể giao dịch được thực hiện trực tuyến hay trực tiếp, đều có hai loại giao dịch phụ cụ thể được thực hiện. 

1. Business-to-Business (B2B) E tailing

Bán lẻ điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) xảy ra khi một doanh nghiệp mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ trang web của doanh nghiệp khác, để sử dụng riêng hoặc sử dụng như một thành phần trong sản phẩm của riêng mình. 

Nhìn chung, khi một doanh nghiệp mua sản phẩm bán buôn trực tuyến, họ đang mua số lượng lớn hàng hóa. Do đó, điều quan trọng là phải thương lượng giá cả hợp lý với dịch vụ vận chuyển nhanh chóng và xử lý an toàn.

Để phát triển mô hình kinh doanh bán lẻ điện tử tốt nhất cho các giao dịch B2B, doanh nghiệp phải cung cấp chiết khấu theo số lượng, vận chuyển nhanh chóng và đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng.

2. Business-to-Consumer (B2C) E-tailing

Giao dịch bán lẻ điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) là khi người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ trang web của doanh nghiệp, ví dụ như bạn giày trên trang web của công Bitis. Mô hình B2C người tiêu dùng rất khắt khe và mong muốn giao hàng nhanh chóng và đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm phù hợp với mô tả trực tuyến.

Điều này làm cho thời gian vận chuyển và tiêu chuẩn xử lý trở nên rất quan trọng trong mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến của bất kỳ công ty nào .

E tailing là gì

Các loại hình doanh nghiệp E tailing

Có hai loại hình doanh nghiệp chính cung cấp dịch vụ bán lẻ điện tử (E tailing):

1. Nhà bán lẻ điện tử thuần túy (Pure Play)

Pure Play là loại hình doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ bán lẻ trực tuyến và không vận hành bất kỳ cửa hàng vật lý nào để khách hàng có thể đến trực tiếp. Ví dụ các nhà bán lẻ điện tử thuần túy (Pure Play) là: Amazon, Aliexpress, Alibaba và các doanh nghiệp drop-shipping.

2. Nhà bán lẻ trực tuyến (Brick and Click)

Brick and Click là những doanh nghiệp cung cấp cả dịch vụ bán lẻ trực tuyến và duy trì các cửa hàng vật lý để khách hàng có thể mua sắm. Ví dụ nhà bán lẻ trực tuyến (Brick and Click): Apple, Adidas, Sport Chek….

​​​​E tailing là gì

Ưu điểm và nhược điểm của E tailing

1. Ưu điểm E tailing

Dưới đây là những ưu điểm của bán lẻ điện tử (E tailing):

  • Bán lẻ điện tử có thể tiếp cận được nhiều đối tượng người tiêu dùng hơn.
  • Người tiêu dùng có thể mua những sản phẩm độc đáo không có ở quốc gia của họ.
  • Hầu hết mọi người trên thế giới đều có thể dễ dàng truy cập Internet và được giáo dục về cách sử dụng nó.
  • Chi phí chung được giảm đáng kể (ví dụ: tiền thuê nhà, nhân viên bán hàng).
  • Bán lẻ điện tử là một thị trường phát triển nhanh chóng và cuối cùng sẽ vượt qua hình thức bán lẻ thông thường.
  • Mở rộng phạm vi thị trường và phân hóa thị trường.
  • Công cụ thu thập thông tin khách hàng để nhắm mục tiêu và giữ chân khách hàng mới .
  • Bán lẻ điện tử làm tăng sự tiện lợi cho người tiêu dùng (tức là giảm thời gian di chuyển nếu họ mua sắm tại một nhà bán lẻ thông thường).
  • Quảng cáo trở nên có ý nghĩa và tác động hơn tới khách hàng.
  • So với bán lẻ truyền thống, bán lẻ điện tử vượt trội hơn về tính dễ sử dụng và thông tin khách hàng, đồng thời cung cấp một hệ thống giúp giảm đáng kể chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

2. Nhược điểm E tailing

Khi vận hành một phân khúc kinh doanh hoàn toàn trực tuyến, có một số thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt và tìm cách vượt qua. Chúng bao gồm:

  • Sự phức tạp trong việc tiến hành kinh doanh hoàn toàn trực tuyến
  • Tin tặc sẽ cố gắng lấy thông tin người tiêu dùng
  • Tỷ lệ trả lại cao do không kiểm tra kích thước thực tế của hàng hóa
  • Giảm trải nghiệm so với mua sắm tại cửa hàng truyền thống
  • Chi phí cao liên quan đến việc duy trì một trang web
  • Nhu cầu kho bãi
  • Cần một nhóm hỗ trợ khách hàng để trả lại sản phẩm và khiếu nại
  • Mối quan tâm pháp lý về bán lẻ điện tử
  • So với bán lẻ vật lý, bán lẻ điện tử cung cấp trải nghiệm khách hàng kém hơn và tạo ra ít lòng trung thành của người tiêu dùng hơn. Cả hai đều có thể được cải thiện theo thời gian, khiến bán lẻ điện tử trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với bán lẻ truyền thống.

Kết luận

E-tailing, hay bán lẻ điện tử, đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế số hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp từ B2B đến B2C đều có cơ hội mở rộng thị trường và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Qua bài viết, SlimCRM hy vọng bạn đã hiểu E tailing là gì và các loại hình doanh nghiệp E tailing như Pure Play và Brick and Click.


 

Viết bình luận

SlimCRM - phần mềm quản lý