Trong bối cảnh doanh nghiệp có nhiều lựa chọn để gia tăng quy mô và lợi nhuận, chẳng hạn như mở rộng hoạt động, cải tiến dây chuyền sản xuất, hay thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập, IRR (Tỷ suất hoàn vốn nội bộ) chính là công cụ hữu ích giúp các bạn đưa ra quyết định sáng suốt.
Vậy IRR là gì? Ứng dụng như thế nào trong hoạch định vốn đầu tư dự án? Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau!
IRR là gì?
Chỉ số IRR (internal rate of return) hay tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một công cụ hữu ích trong phân tích tài chính để ước tính lợi nhuận tiềm năng của các khoản đầu tư. Nói một cách đơn giản, IRR là tỷ lệ chiết khấu giúp cho giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV) của tất cả các dòng tiền tương lai bằng 0.
Theo một khảo sát từ đại học Harvard (Dr. Bulent Aybar):
- 75% CFO sử dụng cả IRR và NPV trong quá trình phân tích đầu tư. Điểm trung bình về mức độ quan trọng của cả hai phương pháp này là 3.1 trên thang điểm từ 0 đến 4 (4 là rất quan trọng). Điều này cho thấy IRR và NPV là những công cụ đánh giá đầu tư được các CFO tin dùng.
- 57% CFO cho biết họ sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn (Payback Rule). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phương pháp này thường được áp dụng bởi các CEO lớn tuổi, đã gắn bó lâu năm với công ty và không có bằng MBA. Lý do có thể là vì phương pháp thời gian hoàn vốn dễ hiểu và trực quan hơn so với IRR và NPV.
Mục đích của chỉ số IRR là gì?
IRR tập trung xác định tỷ lệ chiết khấu giúp tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thu về hàng năm (tính theo mệnh giá) bằng với số tiền bỏ ra ban đầu cho khoản đầu tư. Nói cách khác, IRR cho biết mức lợi nhuận cần đạt được để “hoàn vốn” sau khi cân nhắc yếu tố thời gian giá trị của tiền (TVM)
Trong vô số phương pháp để đánh giá lợi nhuận đầu tư, IRR đặc biệt hữu ích khi phân tích tiềm năng sinh lời của một dự án mới. Bằng cách so sánh IRR với chi phí vốn (cost of capital) của công ty, chúng ta có thể đánh giá mức độ hấp dẫn của dự án đó.
Hãy hình dung IRR như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mà khoản đầu tư dự kiến mang lại mỗi năm. Về bản chất, IRR khá tương đồng với CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lợi nhuận thực tế của một khoản đầu tư thường không giống nhau qua từng năm. IRR chỉ là dự báo, còn kết quả thực tế có thể có sự khác biệt.
Công thức tính IRR
Về cơ bản, công thức này thiết lập phương trình khi giá trị hiện tại ròng (NPV) bằng 0. Cụ thể:
Công thức có vẻ phức tạp, nhưng diễn giải ra thì như thế này:
- Sử dụng công thức: Chúng ta sẽ đặt Giá trị hiện tại ròng (NPV) bằng 0 trong công thức IRR. Giải phương trình này để tìm ra tỷ lệ chiết khấu, chính là IRR của dự án.
- Lưu ý về dòng tiền: Số tiền đầu tư ban đầu luôn là giá trị âm vì đây là khoản tiền bỏ ra. Các dòng tiền sau đó (hàng năm) có thể dương (thu về lợi nhuận) hoặc âm (bơm thêm vốn) tùy thuộc vào dự phóng hoạt động của dự án.
- Cách tính thông dụng là sử dụng phương pháp thử sai lặp đi lặp lại (iteration) hoặc dùng các hàm tính toán có sẵn trên phần mềm chuyên dụng (ví dụ: hàm IRR trong Excel).
Cách tính IRR bằng Excel
Excel giúp bạn tính IRR một cách đơn giản và hiệu quả. Phần mềm sẽ tự động thực hiện các tính toán cần thiết để tìm ra tỷ lệ chiết khấu mà bạn đang tìm kiếm.
Các bước thực hiện:
- Nhập dòng tiền: Liệt kê tất cả các dòng tiền liên quan đến khoản đầu tư hoặc dự án của bạn vào bảng tính Excel. Dòng tiền có thể bao gồm cả dương (tiền thu vào) và âm (tiền bỏ ra).
- Sắp xếp dòng tiền: Hãy sắp xếp các dòng tiền theo thứ tự thời gian, bắt đầu với khoản đầu tư ban đầu (thường là giá trị âm) và sau đó là các dòng tiền tiếp theo theo đúng thứ tự chúng diễn ra.
- Sử dụng hàm IRR: Trong ô mà bạn muốn hiển thị giá trị IRR, hãy sử dụng hàm IRR. Cú pháp của hàm IRR là: =IRR(các_giá_trị)
Chú ý: "các_giá_trị" là dãy các ô chứa các dòng tiền. Đảm bảo bạn chọn tất cả các ô dòng tiền bao gồm cả khoản đầu tư ban đầu.
Ví dụ: Giả sử các dòng tiền của bạn nằm trong các ô từ A1 đến A5, trong đó A1 là khoản đầu tư ban đầu và A2 đến A5 là các dòng tiền tiếp theo. Bạn sẽ nhập công thức sau vào ô mà bạn muốn hiển thị IRR: =IRR(A1:A5)
Mối liên hệ giữa IRR và NPV là gì?
IRR (Tỷ suất hoàn vốn nội bộ) và NPV (Giá trị hiện tại ròng) là hai công cụ quan trọng trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. Tuy nhiên, hai chỉ số này có những điểm khác biệt và mối liên hệ mật thiết với nhau.
Mối liên hệ:
- Về mặt toán học: IRR là nghiệm của phương trình NPV = 0. Nói cách khác, IRR là tỷ lệ chiết khấu khiến cho NPV của dự án bằng 0.
- Về mặt ý nghĩa: NPV cho biết giá trị hiện tại ròng của dự án, tức là dự án có mang lại lợi nhuận hay không (NPV > 0) hay thua lỗ (NPV < 0). IRR cho biết tỷ lệ lợi nhuận dự kiến của dự án.
Ví dụ:
Giả sử một dự án có NPV = 10 triệu đồng và IRR = 15%. Điều này có nghĩa là:
Dự án dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận 10 triệu đồng sau khi tính toán giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai. Tỷ lệ lợi nhuận dự kiến của dự án là 15% mỗi năm.
Mối quan hệ giữa IRR và NPV có thể được tóm tắt như sau:
- NPV > 0: IRR > WACC (chi phí vốn bình quân)
- NPV = 0: IRR = WACC
- NPV < 0: IRR < WACC
Ứng dụng tỷ suất hoàn vốn nội bộ trong lựa chọn dự án đầu tư
Dưới đây là một ví dụ cụ thể về việc sử dụng IRR để lựa chọn dự án đầu tư:
Giả sử bạn có hai dự án đầu tư để xem xét, Dự án A và Dự án B. Cả hai dự án đều cần một khoản đầu tư ban đầu là $100,000. Dự kiến dòng tiền mặt từng năm của hai dự án như sau:
Dự án A:
- Năm 1: $20,000
- Năm 2: $30,000
- Năm 3: $40,000
- Năm 4: $50,000
- Năm 5: $60,000
Dự án B:
- Năm 1: $50,000
- Năm 2: $40,000
- Năm 3: $30,000
- Năm 4: $20,000
- Năm 5: $10,000
Giả sử rằng chi phí vốn (cost of capital) là 10%.
Khi tính IRR cho cả hai dự án, bạn sẽ tìm ra tỷ lệ lợi nhuận mà tại đó NPV của mỗi dự án bằng 0. Sử dụng một công cụ tài chính hoặc phần mềm như Excel sẽ giúp bạn tính toán IRR một cách chính xác.
Giả sử sau khi tính toán, bạn nhận được kết quả:
- IRR của Dự án A là 15%
- IRR của Dự án B là 12%
Trong trường hợp này, nếu chỉ xét đến IRR, Dự án A có vẻ hấp dẫn hơn vì nó có một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn, nghĩa là dự án A có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn hơn so với chi phí vốn so với Dự án B.
Tuy nhiên, việc lựa chọn dự án chỉ dựa trên IRR có thể không đủ. Cần xem xét thêm các yếu tố khác như tổng lượng tiền thu được từ dự án, mức độ rủi ro, thời gian thu hồi vốn (PBP), hay mục tiêu dài hạn của công ty. Có thể Dự án B phù hợp hơn với chiến lược tài chính của công ty hoặc có mức độ rủi ro thấp hơn.
Ưu điểm và hạn chế của chỉ số IRR
Ưu điểm
- Dễ dàng sử dụng và hiểu: IRR là một chỉ số trực quan, dễ tính toán và diễn giải. Điều này giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư nhanh chóng so sánh IRR của các dự án tiềm năng, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.
- Xét đến giá trị thời gian của tiền (TVM): IRR tính đến giá trị của đồng tiền theo thời gian. Một khoản tiền nhận được ngay sẽ có giá trị cao hơn khoản tiền nhận được tương lai. Bằng việc chiết khấu dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại, IRR giúp đánh giá hiệu quả đầu tư một cách chính xác hơn.
Hạn chế
- Bỏ qua giá trị tuyệt đối của dòng tiền: IRR chỉ tập trung vào tỷ lệ phần trăm lợi nhuận, bỏ qua giá trị tuyệt đối của dòng tiền. Do đó, phương pháp này có thể gây ra nhầm lẫn khi so sánh các dự án có quy mô đầu tư khác nhau.
- Không linh hoạt với dòng tiền bất thường: IRR hoạt động tốt với các dự án có dòng tiền đều đặn. Tuy nhiên, nếu dòng tiền biến động mạnh hoặc có những khoản đầu tư/rút vốn bất thường, IRR có thể đưa ra kết quả không chính xác.
- Giả định không thực tế về tái đầu tư: IRR mặc định rằng tất cả các dòng tiền thu về đều được tái đầu tư lại với chính tỷ lệ IRR. Trong thực tế, điều này hiếm khi xảy ra.
Chỉ số IRR bao nhiêu là tốt?
Đánh giá IRR phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Chi phí vốn (cost of capital): Đây là mức lợi nhuận tối thiểu mà nhà đầu tư mong đợi nhận được khi bỏ vốn vào một dự án. IRR lý tưởng cần cao hơn chi phí vốn.
- Chi phí cơ hội (opportunity cost): Đây là lợi nhuận tiềm năng mà nhà đầu tư đánh mất khi lựa chọn một dự án thay vì các khoản đầu tư khác. IRR nên cao hơn chi phí cơ hội để tận dụng nguồn vốn hiệu quả.
Ví dụ: Một nhà đầu tư bất động sản có thể chấp nhận dự án với IRR là 25% trong trường hợp các lựa chọn thay thế khác chỉ mang lại lợi nhuận khoảng 20%.
Tuy nhiên, điều này giả định mức độ rủi ro và công sức bỏ ra cho các dự án này là tương đương. Nếu nhà đầu tư có thể đạt được IRR thấp hơn một chút từ một dự án ít rủi ro và tốn thời gian hơn, thì họ có thể sẵn sàng chấp nhận dự án IRR thấp hơn.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
Bên cạnh IRR và NPV, có một số chỉ số khác doanh nghiệp/nhà đầu tư cần quan tâm khi hoạch định nguồn vốn đầu tư. Các chỉ tiêu đó bao gồm:
MIRR (Modified Internal Rate Of Return)
MIRR là phiên bản cải tiến của IRR, giúp giải quyết một số vấn đề của IRR như việc có thể có nhiều giá trị IRR cho một dự án hoặc không xét đến giả định về tỷ lệ tái đầu tư. MIRR tính đến giá trị thời gian của tiền (TVM) và sử dụng một tỷ lệ tái đầu tư cố định để tái đầu tư các dòng tiền dương trong suốt dự án. Công thức tính MIRR phản ánh cả chi phí tài chính (cost of capital) và tỷ lệ tái đầu tư (reinvestment rate). Dự án được chấp nhận khi MIRR lớn hơn hoặc bằng suất sinh lời đòi hỏi.
Ví dụ:
Giả sử bạn đang xem xét một dự án đầu tư với thông tin sau:
Đầu tư ban đầu: $10,000 (tại thời điểm bắt đầu năm 0)
Dòng tiền mặt dự kiến được tạo ra từ dự án:
- Năm 1: $1,000
- Năm 2: $2,000
- Năm 3: $3,000
- Năm 4: $4,000
- Năm 5: $5,000
Giả sử tỷ lệ chi phí vốn (financing rate) là 8% và tỷ lệ tái đầu tư (reinvestment rate) là 10%. Ta sẽ tính MIRR theo ba bước sau:
- FV (CIF) = 1000 * 1,01^4 + 2000 * 1,01 ^3 + 3000 * 1,01 ^2 + 4000 * 1,01 ^ 1 + 5000 = 17,156
- PV (COF) = -10000
- Áp dụng công thức, MIRR = 11,44%
MIRR của dự án là 11.44%, điều này có nghĩa là dự án dự kiến sẽ tạo ra một tỷ lệ lợi nhuận nội bộ có điều chỉnh cao hơn mức tái đầu tư 10% và cũng cao hơn tỷ lệ chi phí vốn là 8% => có thể chấp nhận.
Vậy, MIRR là một cách tính tỷ lệ lợi nhuận hiệu chỉnh bằng cách xem xét cả tỷ lệ tái đầu tư và tỷ lệ chi phí vốn, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về hiệu suất thực sự của dự án so với IRR truyền thống, đặc biệt là khi dòng tiền mặt của dự án thay đổi giữa dương và âm trong suốt chu kỳ đầu tư.
PBP (Payback Period)
PBP đo lường thời gian cần thiết để dự án có thể thu hồi lại số vốn đầu tư ban đầu từ các dòng tiền mặt mà dự án tạo ra. Một PBP ngắn hơn cho thấy dự án có khả năng thu hồi vốn nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, PBP không tính đến giá trị thời gian của tiền và cũng không xét đến các dòng tiền mặt sau thời kỳ thu hồi vốn.
ROI
ROI là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với vốn đầu tư ban đầu. ROI cho biết mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư. Cả IRR và ROI đều là tỷ lệ phần trăm và được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư.
Tuy nhiên, IRR tập trung vào tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, trong khi ROI chỉ báo tổng mức tăng trưởng trong toàn bộ thời gian đầu tư. Do đó, IRR và ROI thường trùng khớp với nhau trong khoảng thời gian một năm, nhưng sẽ có sự khác biệt đối với các khoản đầu tư dài hạn.
WACC
IRR thường được sử dụng kết hợp với WACC và NPV (Giá trị hiện tại ròng). Lý do là IRR thường có giá trị cao để đạt được NPV bằng 0.
WACC là thước đo chi phí vốn của một công ty. Khi tính toán WACC, tất cả các nguồn vốn của doanh nghiệp đều được tính đến, bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác, với tỷ trọng tương ứng.
Về lý thuyết, bất kỳ dự án nào có IRR lớn hơn chi phí vốn (WACC) đều được coi là sinh lời. Trong quá trình lập kế hoạch đầu tư, các công ty thường thiết lập mức lợi nhuận tối thiểu kỳ vọng (RRR) – đây là tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất mà dự án cần đạt được để được chấp nhận. Mức RRR này thường cao hơn WACC.
Dự án nào có IRR vượt qua RRR có thể được coi là sinh lời. Tuy nhiên, các công ty không chỉ dựa vào yếu tố này để quyết định đầu tư. Thay vào đó, họ thường ưu tiên các dự án có khoảng cách giữa IRR và RRR lớn nhất, vì đây có khả năng sinh lời cao hơn.
IRR cũng có thể được so sánh với tỷ suất lợi nhuận thị trường chứng khoán. Nếu một công ty không tìm thấy dự án nào có IRR cao hơn lợi nhuận có thể thu được trên thị trường tài chính, thì họ có thể lựa chọn đầu tư trực tiếp vào thị trường. Lợi nhuận thị trường cũng là một yếu tố để thiết lập mức RRR.
Chỉ số lợi nhuận (Profitability Index)
PI, hay còn gọi là chỉ số lợi nhuận, là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại ròng của các dòng tiền dự kiến (PV of future cash flows) và tổng vốn đầu tư ban đầu. Nếu PI lớn hơn 1, dự án được coi là có lợi nhuận vì nó tạo ra giá trị hơn là chi phí. PI giúp đánh giá khả năng sinh lời tương đối của các dự án khác nhau.
Suất sinh lời theo sổ sách (AAR)
AAR là tỷ lệ phần trăm tính bằng cách chia lợi nhuận trung bình hàng năm sau thuế cho giá trị sổ sách trung bình của vốn đầu tư ban đầu hoặc trung bình của tất cả các năm. AAR không tính đến giá trị thời gian của tiền và thường không phản ánh rủi ro, nhưng nó có thể dễ dàng tính toán từ các báo cáo tài chính của công ty.
Khi đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, không chỉ nên dựa vào một chỉ số duy nhất mà cần kết hợp các chỉ tiêu để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tiềm năng và rủi ro của dự án. Quá trình đánh giá cần phải xem xét cả bối cảnh kinh tế, ngành nghề, và chiến lược tài chính tổng thể của doanh nghiệp.
Quản lý tài chính, dòng tiền tốt hơn với SlimCRM
Bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý dự án và dòng tiền đơn giản, hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ? SlimCRM chính xác là tất cả những gì bạn cần!
- Quản lý dự án: Theo dõi tiến độ công việc, quản lý nhiệm vụ, tập tin và giao tiếp hiệu quả với đội ngũ nhân viên.
- Quản lý dòng tiền: Theo dõi thu chi theo thời gian thực, lập hóa đơn - báo giá - đề xuất - hợp đồng chỉ với vài click chuột, tạo báo cáo tài chính và quản lý ngân sách hiệu quả.
- Tăng hiệu quả hoạt động: Tự động hóa các quy trình thủ công, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao năng suất làm việc.
Tại sao chọn SlimCRM?
- Tinh gọn và dễ sử dụng: Giao diện trực quan, hoàn toàn bằng tiếng Việt, dễ thao tác (tối ưu đến từng click chuột và từng lần chuyển màn hình), phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
- Hiện đại & hiệu quả: Phần mềm được thiết kế chuẩn quốc tế, chắt lọc những ưu điểm của phần mềm trong và ngoài nước, giúp bạn quản lý dự án và dòng tiền hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
- Vừa túi tiền: Cung cấp nhiều gói dịch vụ với mức giá phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp nhỏ. Chỉ với 25.000 VNĐ/ngày, bạn sở hữu toàn bộ tính năng của SlimCRM.
Đăng ký dùng thử miễn phí để tự mình trải nghiệm sức mạnh của SlimCRM!
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ về IRR là gì và cách ứng dụng chỉ số này trong hoạch định, lựa chọn dự án đầu tư. Đừng quên theo dõi SlimCRM để cập nhật những thông tin mới nhất về quản trị bạn nhé!