ROI là gì? Ý nghĩa, ưu nhược điểm và cách tính ROI trong báo cáo tài chính

Thời gian đọc: 14 phút
Quản trịBài viết
30/01/24 12:00:25 | Lượt xem: 3206
ROI là gì

ROI là thước đo quan trọng được sử dụng để hiểu khả năng sinh lời của một khoản đầu tư. Giống như khi mua bán hàng, bạn cần biết lãi lỗ bao nhiêu, ROI giúp bạn đánh giá hiệu quả đầu tư chính xác. Không ngạc nhiên khi 80% doanh nghiệp thành công đều coi chỉ số ROI là "kim chỉ nam". 

Bỏ qua ROI, bạn có thể đang bỏ lỡ cơ hội vàng để tối ưu hóa lợi nhuận!

Vậy ROI là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số ROI trong báo cáo tài chính ra sao? Làm cách nào để tăng hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp? Hãy theo dõi bài viết sau bạn nhé!

ROI là chỉ số gì?

ROI viết tắt của Return On Investment là một thước đo giúp bạn đánh giá hiệu quả hoặc lợi nhuận của một khoản đầu tư, hoặc so sánh lợi nhuận giữa các khoản đầu tư khác nhau. Nói cách khác, ROI cho biết bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ một khoản đầu tư so với số tiền bạn đã bỏ ra.

Chỉ số ROI còn được biết đến với những cái tên khác như tỷ lệ hoàn vốn, tỷ suất hoàn vốn, hiệu suất đầu tư, hiệu suất sử dụng vốn, lợi tức đầu tư…

ROI là gì?
ROI là gì?

Để tính ROI,  lợi ích (hoặc lợi nhuận) của khoản đầu tư được chia cho chi phí đầu tư. Kết quả được biểu thị dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ.

ROI = (Giá trị hiện tại của khoản đầu tư - Chi phí đầu tư)/Chi phí đầu tư

Công thức tính tỷ số ROI là gì?
Công thức tính tỷ số ROI là gì?

Có thể bạn quan tâm: 

  1. Trọn bộ 14 chỉ số tài chính cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ
  2. Mẫu kế hoạch tài chính bằng excel cho doanh nghiệp
  3. ROA là gì? Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Ví dụ về chỉ số ROI

Sau đây là một số ví dụ đơn giản về cách tính ROI trong đầu tư và kinh doanh.

Ví dụ ROI trong đầu tư cổ phiếu

Ví dụ bạn đã đầu tư 500 triệu đồng vào cổ phiếu một công ty X năm ngoái và tuần này bạn bán chúng với giá 550 triệu đồng. Vậy chỉ số ROI của khoản đầu tư này sẽ là: (550-500)/500 x 100%=10%. 

Ví dụ đơn giản này loại bỏ thuế, lãi vay hoặc bất kỳ khoản phí nào liên quan đến việc mua hoặc bán cổ phiếu. Tỷ lệ phần trăm này là siêu năng lực của ROI. Bạn có thể dùng chỉ số này để so sánh với các khoản đầu tư vào tài sản hoặc loại tiền tệ khác để xác định xem đâu là khoản đầu tư có tỷ lệ sinh lời cao nhất!

Ví dụ về chỉ số ROI trong Marketing

Giả sử bạn đầu tư 50 triệu đồng vào một chiến dịch Marketing trên Facebook để quảng bá sản phẩm của mình. Sau một tháng, bạn thu về 100 triệu đồng doanh thu từ chiến dịch này. Lợi nhuận của bạn là 100 - 50 = 50 triệu đồng. Vậy ROI Marketing = (100-50)/50=100%.

Điều này có nghĩa là bạn đã hoàn vốn và thu về 100% lợi nhuận so với số tiền đầu tư.

Chỉ số ROI trong Marketing giúp bạn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing, phân bổ ngân sách cho các ý tưởng và chiến dịch Marketing, đưa ra quyết định chi tiêu thông minh, tập trung vào những chiến lược mang lại hiệu quả cao và lợi nhuận lớn.

Công thức tính ROI trong báo cáo tài chính

Cách tính ROI trong báo cáo tài chính và kế toán quản trị cũng xuất phát từ công thức ở trên. Cụ thể:

ROI (tỷ lệ hoàn vốn) = Lợi nhuận trước lãi vay và trước thuế/ Tổng vốn bình quân

Trong báo cáo tài chính, tỷ lệ ROI thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo lợi nhuận cho nền kinh tế.  Phân tích ROI theo mô hình DuPont, có thể thấy:

ROI = EBIT/Tổng Vốn Bình Quân = EBIT/DTT x DTT/Tổng Vốn Bình Quân.

Điều này có nghĩa là ROI chịu tác động của 2 yếu tố: hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động (tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu thuần) và Hiệu quả tiết kiệm vốn (vòng quay tổng vốn).

Cách tính ROI trong kế toán quản trị và báo cáo tài chính
Cách tính ROI trong kế toán quản trị và báo cáo tài chính

Do đó, để tăng ROI, doanh nghiệp cần tập trung vào cả hai yếu tố trên. Cụ thể:

Đối với hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp như:

  • Giảm giá thành sản xuất
  • Tiết kiệm chi phí bán hàng và quản lý
  • Áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất

Đối với hiệu quả tiết kiệm vốn, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp như:

  • Sử dụng vốn hiệu quả hơn
  • Giảm chi phí vốn
  • Tăng doanh thu

Ý nghĩa của chỉ số ROI trong báo cáo tài chính

Trong báo cáo tài chính và kế toán quản trị, chỉ số ROI có ý nghĩa:

  • Là cơ sở đánh giá sự đóng góp của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn và tạo lợi nhuận cho nền kinh tế.
  • Là cơ sở đánh giá khả năng trả lãi của doanh nghiệp. Ví dụ đơn giản, nếu một doanh nghiệp có ROI là 20%, và lãi suất vay là 10%, thì doanh nghiệp đó có thể trả lãi cho khoản vay của mình mà vẫn có lãi.
  • Là cơ sở đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính (financial leverage) và ra quyết định huy động vốn. Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng vốn vay để tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.  Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao có thể có ROI cao hơn, nhưng cũng có rủi ro cao hơn.
Ý nghĩa của tỷ suất hoàn vốn ROI
Ý nghĩa của tỷ suất hoàn vốn ROI

Ưu điểm của ROI là gì?

Lợi ích lớn nhất của ROI chính là sự đơn giản. Chỉ số này dễ tính toán và dễ hiểu ngay cả với những người không chuyên về tài chính.

Vì dễ hiểu nên ROI đã trở thành thước đo lợi nhuận chuẩn mực và phổ biến trên toàn thế giới. Bất kể trong ngữ cảnh nào, ROI đều mang ý nghĩa giống nhau, giúp tránh hiểu sai hoặc diễn dịch sai lệch.

Hạn chế của ROI là gì?

ROI hay đó, nhưng không hoàn hảo! Nhược điểm của ROI là gì sẽ được tóm gọn trong 4 vấn đề:

Không tính đến thời gian đầu tư

ROI không phản ánh giá trị thời gian của tiền và có thể khó so sánh ROI một cách có ý nghĩa vì một số khoản đầu tư sẽ mất nhiều thời gian hơn để tạo ra lợi nhuận so với các khoản đầu tư khác. Vì lý do này, các nhà đầu tư chuyên nghiệp có xu hướng sử dụng các số liệu khác, chẳng hạn như giá trị hiện tại ròng (NPV) hoặc tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) .

Ví dụ, tưởng tượng bạn có hai khoản đầu tư: X cho lợi nhuận 25% và Y cho lợi nhuận 15%. Chỉ nhìn vào con số, X có vẻ hấp dẫn hơn. Nhưng khoan! X mất đến 5 năm để đạt được lợi nhuận đó, trong khi Y chỉ mất 2 năm?

Lúc này, bạn cần tính ROI hàng năm để so sánh chính xác hơn hiệu quả đầu tư cho từng dự án. 

Công thức tính ROI hàng năm =  [(1 + ROI)^1/n - 1] * 100%

trong đó, n là số năm đầu tư.

Quay lại với ví dụ trên:

ROI [X] =  [(1 + 25%)^1/5 - 1] * 100%= 4.04%

ROI[Y] =  [(1 + 15%)^1/2 - 1] * 100%= 7.23%

Với mọi yếu tố khác đều như nhau, khoản đầu tư vào Y rõ ràng có hiệu quả sinh lời tốt hơn.

ROI không điều chỉnh rủi ro

ROI không tính đến rủi ro. Giả sử bạn muốn lợi nhuận 12%, bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro cao hơn người chỉ muốn 4%. Chỉ nhìn ROI mà quên rủi ro có thể khiến kết quả khác xa mong đợi.

Dễ bị thổi phồng quá mức

ROI dễ bị thổi phồng nếu không tính hết chi phí. Ví dụ, đầu tư bất động sản cần tính cả lãi vay, thuế, bảo hiểm, bảo trì... mà chi phí này khó dự đoán trước. Bỏ qua các chi phí này sẽ khiến ROI cao hơn thực tế.

Chỉ nhìn lợi nhuận tài chính

ROI chỉ quan tâm lợi nhuận tài chính, bỏ qua các tác động xã hội, môi trường. Tuy nhiên, gần đây có thước đo "lợi nhuận xã hội đầu tư" (SROI) nhằm lượng hóa các lợi ích này cho các nhà đầu tư.

Tải ngay: 13 mẫu excel phân tích báo cáo tài chính tự động tại đây!

ROI bao nhiêu là tốt?

ROI là chỉ số đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư bằng cách so sánh lợi nhuận thu được với số tiền bỏ ra. ROI càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng nhiều. Còn nếu ROI < 0 thì doanh nghiệp đang thua lỗ.

Tuy nhiên, không có một mức ROI cố định nào để đánh giá ROI bao nhiêu là tốt, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề, thời gian đầu tư, chiến lược kinh doanh, cách tính chi phí đầu tư,... Theo Fobes, ROI hàng năm xấp xỉ 7% hoặc cao hơn được coi là ROI tốt cho một khoản đầu tư vào cổ phiếu, đã bao gồm cả yếu tố lạm phát.

Cách cải thiện ROI cho doanh nghiệp

Kết hợp ROI với đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính có thể làm tăng chỉ số ROI nếu tạo ra lợi nhuận nhưng cũng có thể làm khuếch đại khoản lỗ nếu hoạt động kinh doanh/đầu tư tài sản hoặc đầu tư tài chính của doanh nghiệp được cho là thua lỗ. 

Ví dụ dễ hiểu nhất là đầu tư cổ phiếu:

  • Nhà đầu tư mua 1.000 cổ phiếu của công ty A giá 10$/cổ phiếu.
  • Sử dụng đòn bẩy tài chính 50% (tức dùng 5.000$ vốn tự có và vay 5.000$ từ môi giới).
  • Sau 1 năm, bán cổ phiếu giá 12.5$/cổ phiếu, nhận cổ tức 500$ và tốn phí giao dịch 125$.
  • Lãi suất vay ký quỹ là 9%/năm

ROI = [(12.5-10) * 1000 + 500 -125 - 9%*5000]/ (10*1000 - 5000) = 48.5% (khi có đòn bẩy tài chính)

ROI = [(12.5-10)*1000 + 500 -125]/10000=28.5% (khi không có đòn bẩy tài chính).

Do đó, mặc dù lợi nhuận ròng đã giảm 450 USD do lãi suất ký quỹ, ROI vẫn cao hơn đáng kể ở mức 48,5% (so với 28,75% nếu không sử dụng đòn bẩy).

Tăng giá trị vòng đời khách hàng

Bạn cần nâng cao sự hài lòng và trung thành của khách hàng, bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tạo ra các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng lâu dài và tăng doanh thu.

Giảm chi phí 

Chi phí là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách:

  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng công nghệ mới để tăng hiệu suất
  • Cắt giảm chi phí không cần thiết
  • Đàm phán giá với nhà cung cấp
  • Ứng dụng công nghệ để tăng năng lực bán hàng, marketing và quản lý doanh nghiệp - tiết kiệm nhiều thời gian hơn và làm được nhiều việc hơn 

Tăng hiệu quả sử dụng vốn

Doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý, hoặc đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận cao/nâng cao khả năng sản xuất, tối ưu các chiến dịch Marketing - Bán Hàng…

Đọc ngay: Dự báo kinh tế và giải pháp tối ưu ROI cho doanh nghiệp năm 2024

SlimCRM - giải pháp tăng ROI hiệu quả

SlimCRM là giải pháp tăng năng lực bán hàng và quản trị toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Ứng dụng phần mềm CRM, doanh nghiệp có thể cải thiện ROI bằng cách:

Tiết kiệm thời gian cho lãnh đạo trong việc: phân tích và báo cáo tổng hợp, quản lý hoạt động bán hàng và tiếp thị, quản lý các tương tác với khách hàng

Dashboard báo cáo tổng hợp trực quan, tiết kiệm thời gian phân tích tổng hợp
Dashboard báo cáo tổng hợp trực quan, tiết kiệm thời gian phân tích tổng hợp
Báo cáo tổng hơp năm tự động dạng ad hoc report
Báo cáo tổng hơp năm tự động dạng ad hoc Report

Tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý trong việc: quản lý nhóm và phân công công việc, tương tác và giao tiếp với các bên liên quan, quản lý hiệu suất và đánh giá nhân viên

Quản lý hiệu suất với tính năng OKRs kết hợp KPI
Quản lý hiệu suất với tính năng OKRs kết hợp KPI

Tiết kiệm thời gian cho nhân viên trong việc: lập kế hoạch công việc, theo dõi tiến độ công việc và KPI,  phối hợp phòng ban, tổng hợp số liệu báo cáo…

Lập kế hoạch và theo dõi công việc theo mẫu có sẵn
Lập kế hoạch và theo dõi công việc theo mẫu có sẵn

Đăng ký dùng thử miễn phí để trải nghiệm và có đánh giá chính xác nhất hoặc xem ROI khi đầu tư vào phần mềm SlimCRM tại đây!

Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến ROI là gì?

Marketing ROI là gì?

Marketing ROI là viết tắt của Marketing Return on Investment, là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư cho hoạt động marketing. Marketing ROI được tính toán bằng cách chia lợi nhuận thu được từ hoạt động marketing cho chi phí marketing.

Marketing ROI = (Doanh thu thu được từ marketing - Chi phí marketing) / Chi phí marketing.

Những ngành nào có ROI cao nhất?

Trong lịch sử, ROI trung bình của S&P 500 là khoảng 10% mỗi năm.

Tuy nhiên, trong phạm vi đó, có thể có sự khác biệt đáng kể tùy thuộc vào ngành. Ví dụ: trong năm 2020, nhiều công ty công nghệ đã tạo ra lợi nhuận hàng năm cao hơn ngưỡng 10% này. Trong khi đó, các công ty trong các ngành khác, chẳng hạn như công ty năng lượng và tiện ích, tạo ra ROI thấp hơn nhiều và trong một số trường hợp phải đối mặt với khoản lỗ hàng năm.

Theo thời gian, ROI trung bình của một ngành thay đổi là điều bình thường do các yếu tố như cạnh tranh gia tăng, thay đổi công nghệ và thay đổi sở thích của người tiêu dùng

Chốt lại, Tỷ lệ hoàn vốn (ROI) là công thức tính hiệu quả kinh doanh đơn giản và dễ áp dụng. Có một số hạn chế đối với số liệu này, bao gồm cả thực tế là nó không xem xét thời gian nắm giữ của một khoản đầu tư và không được điều chỉnh theo rủi ro. Bất chấp những hạn chế này, ROI vẫn là thước đo chính được các nhà phân tích kinh doanh sử dụng để đánh giá và xếp hạng các lựa chọn đầu tư thay thế.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về tỷ lệ ROI là gì cũng như ý nghĩa của ROI trong đầu tư. Đừng quên theo dõi SlimCRM để cập nhật những thông tin mới nhất về quản trị bạn nhé!

 

Viết bình luận

SlimCRM - phần mềm quản lý