Brand Love là gì? Làm sao để xây dựng cảm tình với thương hiệu?

Thời gian đọc: 6 phút
MarketingBài viết
19/04/24 09:26:16 | Lượt xem: 504
Brand Love là gì? Làm sao để xây dựng cảm tình với thương hiệu?

Brand Love là một chủ đề cơ bản, là nền tảng của ngành Marketing & Advertising, mục tiêu trong các tài liệu như kế hoạch Marketing, brief, proposal. Nhưng có bao giờ chúng ta dừng lại và ngẫm nghĩ Brand Love là gì, có thật sự có tình yêu của người tiêu dùng với thương hiệu? Chúng ta cần làm gì để xây dựng cảm tình với brand trong lòng người mua?

Brand Love là gì? Có tồn tại thật không?

Brand Love là gì? Làm sao để xây dựng cảm tình với thương hiệu?
Brand Love là gì? Làm sao để xây dựng cảm tình với thương hiệu?

Định nghĩa Brand Love

Brand Love là một chiến lược tiếp thị nhằm thu hút những khách hàng trung thành với thương hiệu và biến họ thành người ủng hộ, hoặc người gây ảnh hưởng cho brand của bạn.

Nhưng thực tế, trong ngành Marketing & Advertising có một cuộc tranh cãi không hồi kết về Brand Love. Nó thực sự tồn tại, hay chỉ là một thuật ngữ thật "kêu"?

Xem thêm nội dung liên quan:

1. Làm sao để xây điểm hấp dẫn của thông điệp khi làm truyền thông

2. 8 chỉ số thương hiệu cần theo dõi 2023

Các chuyên gia nói gì về Brand Love?

Các chuyên gia nói gì về brand love
Các chuyên gia nói gì về brand love?

Nếu Kevin Roberts, CEO cũ của Saatchi & Saatchi, cha đẻ của mô hình Love Marks, tin rằng một thương hiệu phải xây dựng được tình yêu của người tiêu dùng...

Thì Byron Sharp - tác giả cuốn How brands grow lại phản đối: Thật ra chẳng có Brand Love nào ở đây, thương hiệu chỉ cần tập trung hai việc lớn là Physical availability (hãy luôn hiện diện ở bất cứ những nơi nào người tiêu dùng có thể mua) và Mental availability (hãy chiếm ngay vị trí Top of mind trong đầu người tiêu dùng khi họ phát sinh nhu cầu mua hàng).

Vậy rốt cuộc là sao?

Cả hai người đều đúng đó.

Byron Sharp đúng vì ông ấy đưa ra kết luận dựa trên số liệu nghiên cứu thực tế, đáng tin cậy. Phần lớn doanh thu của một thương hiệu đến từ light user (là những người tiêu dùng vãng lai, lâu lâu mới dùng thương hiệu), còn nhóm người tiêu dùng big fan (hâm mộ, trung thành với thương hiệu) thì đóng góp doanh thu không đáng kể.

Cuộc chiến của Marketing là câu chuyện của thương hiệu cần bành trướng, tăng độ thâm nhập, tăng lượng dùng, quảng cáo nhiều để trở thành Top of mind trong đầu người tiêu dùng.

Dẫn chứng là Vingroup: rất nhiều người không thích Vin, nhưng vẫn mua nhà Vin (vì nhà đất thì Vinhomes có lẽ là một trong những lựa chọn ít rủi ro nhất), vẫn đi nghỉ dưỡng ở Vinpearl (vì rẻ và phù hợp với gia đình), vẫn shopping ở Vincom (vì thuận tiện).

Brand Love là gì? Làm sao để xây dựng cảm tình với thương hiệu?

Kevin Roberts cũng đúng, vì rõ ràng có tồn tại Brand Love trong một nhóm người tiêu dùng nhất định, với một số ngành hàng và thương hiệu nhất định, và ở một số bối cảnh nhất định. Hãy nhìn Apple fan chẳng hạn! Hay là khi một người Việt ở nước ngoài phát hiện có brand Việt Nam, họ bỗng trở thành fan cuồng của thương hiệu, làm một media device (kênh truyền thông) sống để quảng bá, lan truyền, khuyến khích người khác mua đồ của thương hiệu đó.

Kết luận: Có tồn tại Brand Love nhưng trong một số ngành hàng, một số nhóm khách hàng nhất định.


Xây dựng Brand Love: Những điều mà giới Marketing & Advertising cần quan tâm

Hãy tập trung xây dựng cái gọi là Brand Association (liên kết thương hiệu), hãy gắn liền thương hiệu chúng ta với những cảm xúc và liên tưởng tốt cho người tiêu dùng khi nghĩ về (Thương hiệu này phổ biến, chất lượng tốt, giá hời, dùng bền, thân thiện với trẻ con, phù hợp cho gia đình,…).

Vì sao? Vì con người chúng ta hành xử và đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc rất nhiều.

Daniel Kahneman từng nói: “Thinking is to humans as swimming is to cats; they can do it but they'd prefer not to.” (Tư duy với con người cũng giống như việc bơi đối với bọn mèo vậy: Chúng có thể, nhưng chúng không ưa.)

Để có Brand Love, thương hiệu hãy tập trung xây dựng trong tâm trí người tiêu dùng những liên tưởng và cảm xúc tốt, để một khi nảy sinh nhu cầu, họ sẽ nghĩ đến mình đầu tiên.

Cách Build Brand Love là gì?
Cách Build Brand Love là gì?

Hãy nghĩ đến big fan của thương hiệu như là một tài sản quan trọng (Brand Asset). Vì fan cuồng của chúng ta sẽ trở thành một kênh media miễn phí và rất đáng tin, góp phần lan truyền, quảng bá hình ảnh của thương hiệu ra cộng đồng, và giúp tăng word of mouths (truyền miệng), recommendation (khuyên dùng) với thương hiệu.

Hãy bắt đầu với những cộng đồng phát cuồng về một cái gì đó, tận dụng nhóm đó để xây dựng và lan toả thương hiệu đến với những nhóm người tiêu dùng đông đảo hơn ngoài kia, giúp thương hiệu tăng trưởng và trở nên phổ biến.

Xem thêm: Online Community Building - Bản kế hoạch chi tiết xây dựng cộng đồng cho doanh nghiệp

Build Brand Love của Nike
Build Brand Love của Nike

Nike bắt đầu với một nhóm vận động viên chuyên nghiệp và sau đó trở thành thương hiệu thể thao toàn cầu, Facebook bắt đầu với một nhóm Harvard students thích ngồi lê đôi mách và sau đó trở thành nơi nhiều chuyện của cả thế giới, Harley Davidson bắt đầu với nhóm cựu chiến binh Mỹ và trở thành brand mô tô được hâm mộ bậc nhất.

Và cuối cùng, hãy xây dựng thương hiệu của mình trở thành một brand truyền cảm hứng với nhóm người tiêu dùng nhất định. Brand Love được tạo nên, dù là với thương hiệu nhỏ, khi bạn đem lại giá trị tích cực và độc đáo cho khách hàng. Để chinh phục tâm trí, phải đi từ trái tim.

Nguồn tham khảo: fb Truc Nguyen

SlimCRM - phần mềm quản lý