Service Blueprint là gì? Cách ứng dụng mô hình blueprint nâng cao hiệu quả dịch vụ

Thời gian đọc: 23 phút
Quản trịBài viếtEbookMẫu tài liệu
13/06/23 11:33:54 | Lượt xem: 9508
Ebook Service Blueprint Download Now
Service Blueprint

Thiết kế và đổi mới dịch vụ là hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp hoạch định và tối ưu nguồn lực nhằm nâng cao trải nghiệm của nhân viên và khách hàng. Service Blueprint hay bản thiết kế dịch vụ là công cụ đắc lực trong quy trình này. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật Blueprint và các bước thực thi mô hình Blueprint trong thực tế. Khám phá ngay nhé!

Service Blueprint là gì?

Service Blueprint, hay còn gọi là bản thiết kế dịch vụ hoặc kế hoạch chi tiết dịch vụ, là mô hình trực quan mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố trong dịch vụ, bao gồm:

  • Con người: Nhân viên tham gia vào cung cấp dịch vụ
  • Công cụ: Dụng cụ, phần mềm hỗ trợ cung cấp dịch vụ
  • Quy trình: Các bước thực hiện để hoàn thành dịch vụ

Ba yếu tố này liên kết trực tiếp với các điểm tiếp xúc (touchpoint) trong hành trình khách hàng cụ thể.

Sự khác biệt giữa Service Blueprint và Hành trình khách hàng:

  • Hành trình khách hàng: Tập trung vào các điểm tiếp xúc giữa khách hàng với sản phẩm/dịch vụ.
  • Service Blueprint: Mang tính tổng quát hơn, bao gồm cả hoạt động nội bộ của doanh nghiệp như: Quy trình làm việc của nhân viên, quy trình kiểm soát chất lượng, các vấn đề phát sinh trong quy trình

Nhờ vậy, Service Blueprint giúp doanh nghiệp:

  • Nắm trọn khía cạnh quan trọng của quy trình cung cấp dịch vụ
  • Nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ
  • Tạo trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng
Service Blueprint là gì?
Service Blueprint là gì?

Ví dụ về service blueprint

Mẫu service blueprint cho dịch vụ khách sạn
Mẫu service blueprint cho dịch vụ khách sạn

Mẫu này mô tả quy trình kinh doanh khách sạn cơ bản. Ba điểm chính:

  • Hành trình khách hàng: Từ đặt phòng đến trả phòng.
  • Điểm tiếp xúc: Khách hàng tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp với khách sạn qua các giai đoạn. Ví dụ: Đặt phòng qua website, thủ tục nhận phòng.
  • Quy trình hậu trường: Các bước phối hợp giữa các phòng ban để đảm bảo hoạt động trơn tru.

Nguồn gốc của kỹ thuật blueprinting

Khái niệm blueprint là gì xuất hiện trong nhiều ngành nghề khác nhau từ nhiều năm trước. Kỹ thuật  blueprinting được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1984 bởi G. Lynn Shostack trên tạp chí Harvard Business Review, service blueprint vạch ra một cách trực quan các bước trong quy trình dịch vụ, giúp việc thiết kế quy trình mới hoặc lập tài liệu và cải thiện quy trình hiện có trở nên dễ dàng hơn. 

Và kể từ đó, bản thiết kế dịch vụ đã trở thành một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong thiết kế dịch vụ, quản lý hoạt động dịch vụ và đo lường hiệu quả công việc trong một tổ chức. Thành công của phương pháp này đã được kiểm chứng bởi nhiều công ty lớn như IBM, YRC Freight, ARAMARK…

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, service blueprint kết hợp cùng các công cụ như customer journey mapping (bản đồ hành trình khách hàng), design thinking (tư duy thiết kế), Lean service creation (tinh gọn dịch vụ) tạo nên hệ sinh thái mạnh mẽ giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng dịch vụ.

Nguồn gốc của kỹ thuật blueprinting
Nguồn gốc của kỹ thuật blueprint là gì?

Ứng dụng Service Blueprint khi nào?

Service Blueprint thường dùng với mục đích thiết kế quá trình cung cấp dịch vụ cho một dịch vụ cụ thể. Đến đây, nhiều người sẽ cho rằng, các công cụ khác như Biểu đồ PERT/GANTT, sơ đồ hành trình khách hàng, UX mapping,...tất nhiên cũng có thể giúp nhà quản trị kiểm soát và thiết kế luồng công việc. Vậy khi nào sử dụng service blueprint? Câu tả lời là:

  • Nhiều bộ phận cùng chung tay: Khi nhiều "nhân vật" tham gia vào quy trình dịch vụ, Service Blueprint sẽ kết nối mọi thứ, đảm bảo sự hợp tác ăn ý và trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.
  • Lấy khách hàng làm trọng tâm: Biến mọi quy trình dịch vụ xoay quanh nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Service Blueprint giúp bạn thấu hiểu từng khoảnh khắc "hỷ nộ ái ố" của họ, từ đó tạo ra hành trình trải nghiệm đầy cảm xúc.
  • Cải tiến không ngừng: Service Blueprint như tấm gương soi phản chiếu những điểm sáng và điểm tối trong dịch vụ của bạn. Từ đó, bạn có thể dễ dàng xác định "lỗ hổng" và đề xuất giải pháp để nâng tầm trải nghiệm khách hàng lên một tầm cao mới.
  • Đổi mới quy trình dịch vụ: Khi dịch vụ "già nua" cần được "thay áo mới", Service Blueprint sẽ là bác sĩ tài ba chẩn đoán chính xác bệnh trạng và đưa ra phương án tái thiết kế hoàn hảo, tối ưu hóa mọi quy trình, làm mới lại mọi giác quan của khách hàng.
Khi nào cần sử dụng mô hình bản thiết kế dịch vụ ervice blueprint
Khi nào cần sử dụng mô hình bản thiết kế dịch vụ service blueprint?

Service Blueprinting kết hợp cùng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng SlimCRM sẽ là "cặp bài trùng" giúp bạn tối ưu quy trình dich vụ:

Trải nghiệm SlimCRM ngay tại đây!

Lợi ích khi sử dụng Service Blueprint là gì?

Bản vẽ thiết kế dịch vụ service blueprint cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn trực quan, đa chiều giữa nhân viên - khách hàng và các bên liên quan. Tập trung vào góc nhìn tổng quát mang đến nhiều lợi ích cho việc kinh doanh, cụ thể:

Dễ dàng phát hiện lỗ hổng dịch vụ

Bản thiết kế là “bản đồ kho báu” giúp doanh nghiệp phát hiện ra điểm yếu . Bởi trải nghiệm người dùng tốt thường đến từ sự kết nối chặt chẽ trong tổ chức nội bộ và ngược lại. Mặc dù chúng ta sẽ nhanh chóng hiểu điều gì có thể sai sót trong giao diện người dùng (thiết kế xấu hoặc nút bị hỏng), nhưng việc xác định nguyên nhân gốc rễ của sự cố hệ thống (chẳng hạn như thiếu dữ liệu hoặc thời gian chờ đợi lâu) khó hơn nhiều. Service Blueprint phơi bày bức tranh toàn cảnh và đưa ra bản đồ về các yếu tố phụ thuộc, do đó cho phép doanh nghiệp phát hiện ra lỗ hổng từ tận gốc rễ.

Mô hình Service Blueprint cung cấp nền tảng cho đổi mới sáng tạo

Kế hoạch chi tiết dịch vụ cung cấp một nền tảng chung cho tất cả mọi người: khách hàng, nhân viên và người quản lý để cùng tham gia vào quá trình đổi mới dịch vụ. Cụ thể:

  • Lợi ích khi sử dụng service blueprint là gì?
    Lợi ích khi sử dụng service blueprint là gì?

Xác định cơ hội cải tiến

Việc trực quan hóa các mối quan hệ trong service blueprint giúp phát hiện ra những cải tiến có thể đem đến tiềm năng lớn và cách để lấp đầy các lỗ hổng trong thực thi dịch vụ. Bên cạnh đó, những hình ảnh trực quan có thể giúp nhà quản lý phát hiện sự trùng lặp của công việc. Đồng thời làm nổi bật nơi các quy trình nội bộ có thể được sắp xếp hợp lý (bằng cách để các bên cộng tác hoặc hợp nhất các bên và hành động) nhằm loại bỏ những dư thừa không đáng có.

Ví dụ: thông tin được thu thập sớm từ website trong hành trình của khách hàng có thể được sử dụng lại sau này ở “hậu trường” - backstage. Cách tiếp cận này có ba tác động tích cực: 

(1) Khách hàng rất vui vì được nhận diện ở lần thứ hai - dịch vụ mang lại cảm giác cá nhân hóa, giúp khách tiết kiệm thời gian và công sức

(2) Tận dụng tối đa thời gian và công sức của nhân viên trong quá trình thu thập thông tin

(3) không có rủi ro về dữ liệu thiếu nhất quán khi cùng một câu hỏi không được hỏi hai lần.

Buộc phải suy nghĩ toàn diện

Service Blueprinting đảm bảo không có bộ phận nào bị bỏ lại phía sau và kết nối sức mạnh từ nội bộ. Thông thường, thành công của một bộ phận được đo bằng điểm tiếp xúc mà bộ phận đó sở hữu. Tuy nhiên, người dùng gặp phải rất nhiều điểm tiếp xúc trong suốt một hành trình và không biết (hoặc không quan tâm) bộ phận nào sở hữu chúng. Mặc dù một bộ phận có thể đạt được mục tiêu riêng, nhưng các mục tiêu ở cấp độ tổ chức, tổng thể thì chưa chắc đạt được. 

Blueprinting buộc các doanh nghiệp phải nắm bắt những gì xảy ra từ nội bộ trong toàn bộ hành trình của khách hàng, mang lại cho họ cái nhìn sâu sắc về sự chồng chéo và phụ thuộc mà chỉ một bộ phận riêng rẽ không thể nhìn thấy.

Service blueprint mẫu cho nhà bán lẻ thiết bị
Hình 2: Service blueprint mẫu cho nhà bán lẻ thiết bị

Các thành phần chính của blueprint là gì?

Để giúp bạn dễ hình dung, hãy xem ví dụ mẫu service blueprint cho nhà bán lẻ thiết bị tại hình 2. Service Blueprint có nhiều hình thức trình bày khác nhau, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo 5 thành tố chính:

Hành động của khách hàng

Đơn giản là khách hàng làm gì trong quá trình trải nghiệm dịch vụ. Hành động của khách hàng bắt nguồn từ nghiên cứu định tính hoặc bản đồ hành trình khách hàng (customer journey).  Cụ thể, khách hàng có thể truy cập trang web, nói chuyện với nhân viên (trực tiếp hoặc online), mua hàng, đặt hàng, chấp nhận đơn hàng hoặc đăng ký dùng thử dịch vụ...

Xét ví dụ về service blueprint cho nhà bán lẻ thiết bị ở trên, các hành động của khách hàng bao gồm truy cập trang web, ghé thăm cửa hàng và duyệt tìm thiết bị, thảo luận về các tùy chọn và tính năng với trợ lý bán hàng, mua thiết bị, nhận thông báo ngày giao hàng và cuối cùng là nhận thiết bị.

Hành động khách hàng - Customer Actions
Hành động khách hàng - Customer Actions

Hành động trước sân khấu (hành động hữu hình) - Front Stage Actions

Khách hàng nhìn thấy gì và họ tương tác với ai hoặc thực thể nào (không nhất thiết phải là nhân viên mà có thể là công nghệ/AI tương tác với khách hàng). Cụ thể, nhân viên (hoặc công nghệ tự động) có thể chào đón khách hàng đến thăm một địa điểm thực tế, trả lời các câu hỏi thông qua trò chuyện, gửi email, nhận đơn đặt hàng hoặc cung cấp thông tin trạng thái.

Với ví dụ minh họa mẫu service blueprint cho nhà bán lẻ trên, các hành động frontstage được liên kết trực tiếp với hành động của khách hàng: nhân viên cửa hàng gặp gỡ và chào đón khách hàng, trợ lý trò chuyện trên trang web thông báo cho họ biết đơn vị nào có tính năng nào, đối tác thương nhân liên hệ với khách hàng để lên lịch giao hàng.

Hành động trước sân khấu - frontstage actions
Hành động trước sân khấu - frontstage actions

Hành động ở hậu trường (hành động vô hình) - backstage actions

Tất cả các hành động, sự chuẩn bị hoặc trách nhiệm khác của nhân viên mà khách hàng không nhìn thấy nhưng điều đó làm cho dịch vụ trở nên khả thi.  Ở đây, nhân viên có thể viết content cho trang web/email…., phê duyệt, hoàn tất quy trình xem xét, chuẩn bị, đóng gói đơn đặt hàng,...

Minh họa bằng ví dụ service blueprint hình 2, nhiều hành động “vô hình” đã diễn ra:  nhân viên kho hàng nhập và cập nhật số lượng hàng tồn kho vào phần mềm điểm bán hàng; nhân viên vận chuyển kiểm tra tình trạng, chất lượng của thiết bị; trợ lý trò chuyện liên hệ với nhà máy để xác nhận thời gian giao hàng; nhân viên duy trì và cập nhật trang web của công ty với các đơn vị mới nhất; nhóm tiếp thị tạo ra tài liệu quảng cáo….

Hành động hậu trường - Backstage Actions
Hành động hậu trường - Backstage Actions

Quy trình hỗ trợ - support process

Các hoạt động nội bộ hoặc hoạt động bổ sung để hỗ trợ nhân viên cung cấp dịch vụ. Ví dụ như nhà cung cấp cung ứng vật tư, dịch vụ vận chuyển, thiết bị hoặc phần mềm được sử dụng, hệ thống giao hàng hoặc thanh toán…

Lưu ý: Trong bản đồ dịch vụ service blueprint, các phần tử chính được tổ chức thành từng cụm với các đường phân tách chúng. Có ba dòng phân tách chính:

Quy trình hỗ trợ - support process
Quy trình hỗ trợ - support process

Bằng chứng vật lý - Physical Evidence

Bằng chứng vật lý hay bằng chứng hữu hình là những gì khách hàng (và nhân viên) tiếp xúc. Danh mục này bao gồm các địa điểm, chẳng hạn như cửa hàng thực tế hoặc trang web của công ty, ngoài ra còn có biên lai, email thông báo, form đăng ký hoặc bất kỳ tín hiệu xác nhận nào…

Quay lại với mẫu service blueprints hình 2, bằng chứng vật lý bao gồm thiết bị hỗ trợ, biển báo, cửa hàng thực tế, trang web, video hướng dẫn và email.

Bằng chứng vât lý - Physical Evidence
Bằng chứng vât lý - Physical Evidence

Các thành phần khác

Service blueprint có thể được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh và mục tiêu kinh doanh bằng cách thay đổi hoặc bổ sung những yếu tố khác khi cần, cụ thể:

Các thành phần chính của bản kế hoạch chi tiết dịch vụ service blueprint
Các thành phần chính của bản kế hoạch chi tiết dịch vụ service blueprint

Tổng hợp các mẫu service blueprint phổ biến nhất hiện nay

Tham khảo những templates service blueprint đến từ các ngành tài chính, ngân hàng, F&B, nhà hàng, khách sạn, agency sự kiện, công ty phần mềm dịch vụ SAAS, du lịch... và download trọn bộ tài nguyên ngay bên dưới!

Mẫu service blueprint cho ngành tài chính - ngân hàng

Service Blueprint mẫu cho ngành tài chính - ngân hàng
Service Blueprint mẫu cho ngành tài chính - ngân hàng

Mẫu serive blueprint cho ngành F&B

Mẫu service blueprint cho ngành F&B
Mẫu service blueprint cho ngành F&B

Mẫu service blueprint cho công ty Saas

Mẫu service blueprint cho công ty Saas
Mẫu service blueprint cho công ty Saas

Mẫu service blueprint cho dịch vụ booking tour

Mẫu service blueprint cho dịch vụ booking tour
Mẫu service blueprint cho dịch vụ booking tour

Mẫu service blueprint cho canteen trường học

Mẫu service blueprint cho canteen trường học
Mẫu service blueprint cho canteen trường học

Download trọn bộ service blueprint templates tại đây!

Bản thiết kế dịch vụ Service Blueprint là người bạn đồng hành với bản đồ hành trình của khách hàng: chúng giúp các tổ chức nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về cách công ty triển khai dịch vụ và trải nghiệm khách hàng sử dụng chúng. 

Một số câu hỏi liên quan

Blueprint là gì?

Thuật ngữ "Blueprint" xuất phát từ tiếng Anh và có nhiều ngữ cảnh sử dụng khác nhau. Dưới đây là một số cách mà "blueprint" có thể được hiểu:

  • Bản vẽ kỹ thuật (Technical Blueprint): Blueprint thường được sử dụng để chỉ bản vẽ kỹ thuật hoặc kế hoạch chi tiết của một sản phẩm, công trình, hoặc dự án xây dựng. Đây là bản thiết kế chi tiết với các thông số kỹ thuật, số liệu đo lường, và hướng dẫn cụ thể để xây dựng hoặc sản xuất một sản phẩm hoặc công trình. Các blueprint có thể được sử dụng trong lĩnh vực kiến trúc, kỹ thuật cơ khí, xây dựng, và nhiều lĩnh vực khác.
  • Kế hoạch chi tiết (Detailed Plan): Trong ngữ cảnh quản lý và kế hoạch, blueprint có thể đề cập đến một kế hoạch chi tiết hoặc bản thiết kế cho một dự án hoặc sự kiện cụ thể. Nó bao gồm các bước, mục tiêu, và lịch trình cụ thể cho việc thực hiện một nhiệm vụ hoặc dự án nào đó.
  • Bản thiết kế dịch vụ (service blueprint): sơ đồ trực quan hóa mối quan hệ giữa các thành phần dịch vụ khác nhau, gồm có 3 thành tố chính: Con người - Công cụ và quy trình. 3 yếu tố này được liên kết trực tiếp với các điểm tiếp xúc (touch point) trong hành trình khách hàng cụ thể giúp thiết kế quy trình dịch vụ hiệu quả.
  • Kế hoạch chi tiết cho tương lai (Blueprint for the Future): Trong ngữ cảnh chiến lược và quản lý doanh nghiệp, blueprint có thể chỉ một kế hoạch chi tiết cho tương lai, bao gồm mục tiêu, chiến lược, và các bước cụ thể để đạt được mục tiêu đó.

Blueprint trong marketing là gì?

Blueprint trong marketing đề cập đến một kế hoạch cụ thể và chi tiết, được dùng để xây dựng chiến lược và thực thi kế hoạch Marketing. Dựa vào Blueprint,marketer có thể xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng, nghiên cứu thị trường, lựa chọn phương thức tiếp cận và quản lý tiến trình triển khai chiến dịch tiếp thị.

Business Blueprint là gì?

Business Blueprint là công cụ giúp các tổ chức vạch ra các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp một cách chi tiết. Tương tụ như Service Blueprint, chúng liên quan đến quy trình phát triển và tối ưu hóa doanh nghiệp, đặc biệt là khi thực hiện các dự án liên quan đến hệ thống thông tin và quản lý quy trình.  

Customer Blueprint là gì?

Customer Blueprint là một công cụ trực quan mô tả toàn bộ trải nghiệm của khách hàng khi tương tác với doanh nghiệp. Công cụ này bao gồm hai phần chính:

  • Frontstage: Trải nghiệm của khách hàng khi tương tác trực tiếp với doanh nghiệp, chẳng hạn như khi mua hàng, sử dụng dịch vụ, hoặc liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng.
  • Backstage: Các hoạt động của doanh nghiệp hỗ trợ cho trải nghiệm của khách hàng, chẳng hạn như các quy trình kinh doanh, hệ thống công nghệ, hoặc nguồn lực con người.

Front Stage activities là gì?

Front Stage Activities là khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý dịch vụ và marketing, đặc biệt là trong ngữ cảnh của mô hình dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng. Front Stage Activities (hoạt động phía trước) là những hoạt động mà khách hàng trực tiếp thấy và trải nghiệm khi họ tương tác với một tổ chức hoặc doanh nghiệp. 

Touchpoint là gì?

Touchpoint (hay điểm chạm) là bất kỳ điểm tương tác nào giữa khách hàng và doanh nghiệp. Touchpoint có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể diễn ra trực tuyến hoặc ngoại tuyến.

Các touchpoint phổ biến bao gồm:

  • Trực tiếp:
    • Gặp gỡ trực tiếp với nhân viên bán hàng hoặc dịch vụ khách hàng
    • Mua hàng tại cửa hàng
    • Sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Gián tiếp:
    • Truy cập trang web hoặc ứng dụng của doanh nghiệp
    • Xem quảng cáo của doanh nghiệp
    • Đọc đánh giá về doanh nghiệp

Touchpoint là một phần quan trọng trong trải nghiệm của khách hàng. Các touchpoint tốt có thể mang lại trải nghiệm tích cực cho khách hàng, từ đó thúc đẩy khách hàng mua hàng, sử dụng dịch vụ hoặc giới thiệu doanh nghiệp cho người khác.

Hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn service blueprint là gì để áp dụng kỹ thuật này hiệu quả. Đồng thời nâng cao hơn nữa giá trị của service blueprinting đối với các nhà quản lý dịch vụ nói riêng và các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực nói chung! Đừng quên theo dõi SlimCRM để cập nhật những thông tin mới nhất về quản trị nhé!
 

SlimCRM - phần mềm quản lý