ROA là gì? Ý nghĩa, Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Thời gian đọc: 13 phút
Quản trịBài viết
25/11/24 21:38:00 | Lượt xem: 943
ROA là gì

ROA là gì? Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt? ROA phản ánh điều gì về khả năng sinh lời của tài sản và ý nghĩa của nó trong báo cáo tài chính ra sao? Mối quan hệ “đặc biệt” giữa ROA và ROE là như thế nào? Hãy cùng SlimCRM khám phá tất cả điều đó trong bài viết sau!

Chỉ số ROA là gì?

ROA (viết tắt của Return on Asset) hay tỷ suất sinh lời của tài sản là chỉ số tài chính cho biết mức độ sinh lợi của một công ty so với tổng tài sản của nó. Quản lý doanh nghiệp, nhà phân tích và nhà đầu tư có thể sử dụng ROA để xác định mức độ hiệu quả của công ty sử dụng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận.

Hiểu một cách đơn giản, ROA cho bạn biết: 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA cao hơn có nghĩa là công ty quản lý bảng cân đối kế toán của mình hiệu quả và năng suất hơn để tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó, ROA thấp hơn cho thấy vẫn còn cơ hội để cải thiện.

Tải mẫu excel phân tích chỉ số ROA tại đây!

ROA là gì?
ROA là chỉ số gì?

Cách tính ROA

Công thức tính ROA trong báo cáo tài chính như sau:

ROA = Lợi nhuận hoạt động ròng (NOI) / Tổng tài sản bình quân 

= [EAT + I*(1-t)]/Tổng tài sản bình quân 

Trong đó:

  • Lợi nhuận (thu nhập) hoạt động ròng chính là lợi nhuận “trước lãi vay”  và sau thuế (NOI). Trường hợp bạn không vay nợ mà toàn bộ nguồn vốn đều là vốn chủ sở hữu, lợi nhuận hoạt động ròng chính là lợi nhuận sau thuế EAT (lợi nhuận ròng)
  • I: Lãi vay tính bằng tiền
  • t: thuế suất

Ví dụ :

Giả sử bạn là chủ một công ty sản xuất và bán lẻ giày thể thao. Năm nay, bạn đầu tư vào một dây chuyền sản xuất mới để tăng cường năng suất (bạn không vay nợ). Tổng giá trị tài sản công ty của bạn hiện tại là 2 tỷ  và lợi nhuận ròng đạt 200 triệu.

Để tính ROA, bạn sử dụng công thức: ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng giá trị tài sản

Trong trường hợp này, ROA sẽ là 0.1 hoặc 10%. Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì? Điều này có nghĩa là mỗi đồng tài sản của bạn tạo ra 0.1 đồng lợi nhuận. Khi ROA cao, nó chỉ ra rằng công ty đang tận dụng tài sản hiệu quả để sinh lời, điều này có thể là một dấu hiệu tích cực về quản lý và hiệu suất kinh doanh.

Công thức tính ROA là gì?
Công thức tính ROA là gì?

Có thể bạn quan tâm: 

  1. Trọn bộ 14 chỉ số tài chính cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ
  2. Mẫu kế hoạch tài chính bằng excel cho doanh nghiệp
  3. ROI là gì? Ý nghĩa ROI và cách tính trong báo cáo tài chính

ROA chịu tác động của nhân tố nào?

Phân tích chỉ số ROA theo mô hình Dupont, ta có:

ROA = NOI/Tổng TS Bình quân = [NOI/DTT] *[DTT/Tổng TS Bình Quân]

*DTT: Doanh thu thuần

* NOI: Lợi nhuận hoạt động ròng (trước lãi vay và sau thuế)

Như vậy, theo mô hình Dupont, có 2 chỉ số ảnh hưởng trực tiếp đến ROA:

  • NOI/DTT - tỷ suất lợi nhuận hoạt động ròng trên doanh thu => thể hiện hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động ròng
  • DTT/Tổng TS Bình Quân - vòng quay tổng tài sản (còn gọi là vòng quay tổng vốn vì thực chất Tổng Vốn = Tổng TS) => thế hiện hiệu quả tiết kiệm vốn

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng ROA có thể chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như biến động thị trường, biến động lãi suất, chiến lược quản lý tài chính, và các yếu tố kinh tế toàn cầu. Điều này làm cho ROA trở thành một chỉ số đa chiều, yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về ngữ cảnh kinh doanh để đưa ra đánh giá chính xác và hợp lý.

Ý nghĩa của ROA là gì?

Chỉ tiêu ROA thể hiện 3 ý nghĩa:

  1. Phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư vốn và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. 
  2. Là cơ sở để chủ nợ xem xét xem doanh nghiệp có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ (sau thuế) hay không. 
  3. Là cơ sở để đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính (financial levarage) và ra quyết định huy động vốn.

Hạn chế của ROA là gì?

Một trong những vấn đề lớn nhất với ROA là nó không thể được sử dụng trong nhiều ngành. Đó là bởi vì các công ty trong một ngành có cơ sở tài sản khác với các công ty trong ngành khác. Do vậy, khi so sánh ROA, hãy đặt chúng trong cùng một ngành với cơ sở tài sản giống nhau.

Một số nhà phân tích cũng cảm thấy rằng công thức ROA cơ bản bị hạn chế trong ứng dụng và phù hợp nhất với các ngân hàng/công ty tài chính. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thể hiện tốt hơn giá trị thực của tài sản và nợ phải trả vì chúng được ghi nhận theo giá trị thị trường thông qua kế toán theo giá thị trường (hoặc ít nhất là ước tính giá trị thị trường) so với chi phí lịch sử. Cả chi phí lãi vay và thu nhập lãi đều đã được tính vào phương trình.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Theo Investopedia ROA trên 5% thường được coi là tốt và trên 20% được coi là xuất sắc. Tuy nhiên, ROA phải luôn được so sánh giữa các công ty trong cùng ngành. Ví dụ, một nhà sản xuất phần mềm có ít tài sản trên bảng cân đối kế toán hơn nhiều so với một nhà sản xuất ô tô. Kết quả là tài sản của công ty phần mềm sẽ bị đánh giá thấp và ROA của nó có thể tăng đáng ngờ.

Tải ngay: 13 mẫu excel phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Cả ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) và ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) đều là những thước đo quan trọng cho thấy mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên của một công ty. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính giữa hai số liệu này nằm ở cách chúng xử lý khoản nợ của công ty.

ROA tính đến mức độ đòn bẩy tài chính của công ty, tức là lượng nợ mà công ty sử dụng để vận hành. Nói cách khác, tổng tài sản của công ty bao gồm cả vốn vay để duy trì hoạt động.

Ngược lại, ROE chỉ đo lường lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty, không tính đến khoản nợ. Do đó, ROA phản ánh cả nợ và vốn chủ sở hữu, trong khi ROE chỉ tính đến vốn chủ sở hữu.

Mối quan hệ giữa ROA và ROE
Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Tóm lại:

  • ROA: Xét đến cả vốn chủ sở hữu và nợ vay. Thích hợp dùng để so sánh các công ty trong cùng ngành, ít nợ.
  • ROE: Chỉ xét đến vốn chủ sở hữu. Thích hợp dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của cổ đông, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi nợ vay.

Công thức thể hiện mối quan hệ giữa ROA và ROE:

ROE = ROA + (ROA - Rd) * D/E

Trong đó, 

  • ROA là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets)
  • ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)
  • Rd là chi phí sử dụng nợ sau thuế
  • D/E là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt to Equity Ratio)

Để giúp bạn hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa ROE và ROA cũng như tác động của đòn bẩy tài chính, hãy tham khảo mẫu excel phân tích lợi nhuận khác nhau giữa các phương án tài trợ này!

Cách tăng ROA cho doanh nghiệp

Quay lại với mô hình phân tích Dupont, ROA chịu tác động của 2 yếu tố:

  1. NOI/DTT: hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động ròng
  2. Vòng quay tổng vốn (hay tổng tài sản)

Giả sử vòng quay tổng tài sản khó thay đổi và giữ nguyên trong năm tới. Vậy cách tăng ROA là gì? Chính xác là đánh vào yếu tố tiết kiệm chi phí hoạt động ròng (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, thuế…). Cụ thể, bạn phải tự đặt ra câu hỏi:

1. Giá vốn hàng bán/Doanh thu có thể giảm không và bằng cách nào?

Để giảm giá vốn hàng bán, doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau:

  • Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa với giá cả cạnh tranh.
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh để giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu, hàng hóa.
  • Kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho để tránh hư hỏng, hao hụt.

2. Chi phí bán hàng/Doanh thu có thể giảm không và bằng cách nào?

Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động bán hàng, bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí marketing, chi phí quảng cáo,...

Để giảm chi phí bán hàng, doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau:

  • Tối ưu hóa quy trình bán hàng, marketing để giảm thiểu chi phí bằng cách tận dụng công nghệ, AI…
  • Sử dụng các kênh bán hàng trực tuyến để giảm chi phí vận chuyển, chi phí marketing.
  • Tăng cường hợp tác với các đối tác để chia sẻ chi phí bán hàng.

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu có thể giảm không và bằng cách nào?

  • Tối ưu hóa quy trình quản lý để giảm thiểu chi phí.
  • Sử dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp để tăng hiệu quả quản lý và giảm chi phí.

4. Chi phí thuế/Doanh thu có thể giảm không và bằng cách nào?

Sử dụng “lá chắn thuế” từ khấu hao, lãi vay (tận dụng tốt đòn bẩy tài chính)...

SlimCRM - giải pháp tăng năng lực quản trị cho doanh nghiệp

Hãy tưởng tượng, bạn có thể:

  • Tự động hóa tất cả các quy trình quản trị, từ chăm sóc khách hàng đến bán hàng, marketing,...
  • Ra quyết định chính xác hơn dựa trên dữ liệu thực tế được thu thập từ hệ thống.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tăng doanh thu và lợi nhuận với cùng số lượng khách hàng
  • Kiểm soát dòng tiền chặt chẽ theo thời gian thực
  • Tiết kiệm ít nhất 2h mỗi ngày để phân tích chỉ báo tài chính

Với SlimCRM, tất cả đều có thể trở thành hiện thực. Sở hữu các tính năng bao quát cả 4 khía cạnh của doanh nghiệp: khách hàng - tài chính - quy trình công việc - nhân sự, SlimCRM giúp tăng năng lực quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Quản lý toàn diện các khía cạnh của doanh nghiệp
Quản lý toàn diện các khía cạnh của doanh nghiệp
Phân tích biến động và cấu trúc chi phí
Phân tích biến động và cấu trúc chi phí
Quản lý hiệu suất với tính năng OKRs
Quản lý hiệu suất với tính năng OKRs

Đăng ký dùng thử hoàn toàn miễn phí để có đánh giá chính xác nhất!

Đăng ký dùng thử miễn phí để trải nghiệm toàn bộ tính năng 

Giải đáp câu hỏi liên quan đến ROA là gì?

Chỉ số ROA trong chứng khoán là gì?

ROA (Return on Assets) trong chứng khoán là một chỉ số tài chính đo lường khả năng của một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ tài sản tổng cộng của nó. Công thức tính ROA là Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản.

Tổng tài sản bình quân tính như thế nào?

Tổng tài sản bình quân là sự tính toán của số liệu tài sản của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Để tính Tổng tài sản bình quân, lấy tổng tài sản của doanh nghiệp ở đầu kỳ và cuối kỳ, sau đó chia cho 2.

Total Asset là gì?

Total Asset (Tổng tài sản) là tổng giá trị của tất cả các tài sản mà một doanh nghiệp sở hữu và sử dụng để hoạt động kinh doanh. Điều này bao gồm cả tài sản cố định như nhà máy, máy móc và tài sản lưu động như hàng tồn kho, tiền mặt và các quyền lợi tài chính. Tổng tài sản là một chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính, đánh giá quy mô và giá trị của một doanh nghiệp.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn ROA là gì cũng như ý nghĩa và cách tăng chỉ số ROA cho doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi SlimCRM để cập nhật những thông tin mới nhất về quản trị và tài chính bạn nhé!

 

Viết bình luận

SlimCRM - phần mềm quản lý