BMC hay còn gọi là Mô hình Kinh doanh Canvas là một biểu mẫu quản lý rất phổ biến và hiệu quả trong quá trình phát triển kế hoạch kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên để sử dụng biểu mẫu này một cách tối ưu, doanh nghiệp cần nắm rõ BMC là gì, các thành phần trong BMC model ra sao. Hãy để SlimCRM giải thích giúp bạn mô hình BMC là gì kèm ví dụ về mô hình BMC dễ hiểu qua bài viết sau bạn nhé!
Business Model Canvas - Mô hình BMC là gì?
Business Model Canvas - BMC (Mô hình Kinh doanh Canvas) là công cụ hoạch định chiến lược được cấp quản lý sử dụng để minh họa và phát triển mô hình kinh doanh của họ.
Biểu mẫu Mô hình Kinh doanh Canvas xác định một cách rõ ràng những yếu tố chính tạo nên quá trình kinh doanh, không chỉ vậy nó còn đơn giản hóa kế hoạch kinh doanh về dạng cô đọng, súc tích hơn.
Như vậy, về cơ bản BMC Model đóng vai trò như một bản tóm tắt điều hành cho một kế hoạch kinh doanh.
BMC (Business Model Canvas) ra đời như thế nào?
Khái niệm BMC - mô hình kinh doanh canvas lần đầu được giới thiệu trong luận văn năm 2004 của Alexander Osterwalder mang tên “Bản thể học mô hình kinh doanh - Đề xuất trong phương pháp tiếp cận khoa học thiết kế”.
Kể từ đó, khung BMC được giảng dạy tại các trường học và liên tục thay đổi để phù hợp với các ngách kinh doanh khác nhau.
9 thành phần của Mô hình Kinh doanh BMC
Đối tác chính (Key Partners)
Đối tác chính có thể là công ty hoặc cá nhân mà doanh nghiệp hợp tác để tạo dựng mối quan hệ chiến lược.
Ví dụ như trong một chuỗi cung ứng, đối tác chính của doanh nghiệp sẽ là các nhà phân phối hoặc nhà cung cấp.
Dưới đây là những điều cần cân nhắc về đối tác chính trong mô hình BMC:
- Những nguồn lực chính nào mà doanh nghiệp sẽ nhận được từ đối tác?
- Đối tác sẽ thực hiện các hoạt động chính nào?
- Động lực để doanh nghiệp hợp tác cùng các đối tác chính này là gì?
Hoạt động chính (Key Activities)
Đây là những hoạt động hoặc nhiệm vụ cụ thể, cơ bản trong quá trình điều hành doanh nghiệp.
Ví dụ, hoạt động thu mua số lượng lớn thực phẩm cho một nhà hàng được coi là hoạt động chính.
Những câu hỏi cần đặt ra về thành tố BMC này:
- Những hoạt động nào là cần thiết để mang đến đề xuất giá trị?
- Làm thế nào để nguồn doanh thu, kênh phân phối và mối quan hệ với khách hàng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh? Hoạt động chính ảnh hưởng tới những điều trên như thế nào?
- Bạn có cần điều chỉnh hợp lý để giữ giá và chi phí ở mức thấp không?
Nguồn lực chính (Key Resources)
Thành phần tiếp theo cần có trong một mô hình kinh doanh BMC đó là nguồn lực chính. Đây là những tài sản cần thiết để điều hành và truyền tải đề xuất giá trị.
Ví dụ, một doanh nghiệp khai thác kim cương sẽ không thể hoạt động được nếu thiếu những trang thiết bị dành cho việc khai thác. Một công ty sản xuất ô tô sẽ không thể hoạt động nếu không có nguồn nhân lực và chuyên gia trong việc thiết kế sản phẩm xe hơi.
Đề xuất giá trị (Value Propositions)
Các đề xuất giá trị được coi là thành tố quan trọng nhất của Mô hình Kinh doanh Canvas, các đề xuất này quyết định những gì cơ bản mà doanh nghiệp có thể mang tới cho khách hàng.
Ví dụ thực tế, Spotify mang tới đề xuất “Âm nhạc cho tất cả mọi người”, thể hiện rõ sứ mệnh và những giá trị mà Spotify có thể đem tới, với mong muốn trở thành nền tảng streaming đa dạng lựa chọn âm nhạc cho mọi người.
Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)
Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management) là một dạng tương tác khác mà doanh nghiệp tạo nên với khách hàng.
Xem ngay: CRM là gì? Tại sao nói CRM là hệ thống cốt tử của doanh nghiệp
Ví dụ, một công ty thiết kế vest sẽ cung cấp những trợ giúp cần thiết cho khách hàng, may đo theo yêu cầu và làm việc trực tiếp với khách hàng để tạo ra bộ vest mà khách hàng muốn.
Các kênh (Channels)
Các kênh trong khung BMC là những cách để truyền tải thông tin sản phẩm và các đề xuất giá trị của doanh nghiệp đến khách hàng. Nó bao hàm tất cả các hoạt động từ cung ứng, phân phối đến các kênh tiếp thị.
Việc cân nhắc về tất cả các kênh của doanh nghiệp và đảm bảo rằng nó phát huy chức năng một cách toàn diện đóng vai trò hết sức quan trọng.
Ví dụ về mô hình canvas thực tế về Amazon, họ đã xem xét, tích hợp các trung tâm hoạt động và dịch vụ vận chuyển để đảm bảo hàng hóa được giao đúng hạn tới tay khách hàng.
Phân khúc khách hàng (Customer Segments)
Một doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau sẽ cần tương tác với nhiều nhóm khách hàng, gọi là phân khúc trong BMC.
Ví dụ về mô hình BMC phù hợp nhất phải kể đến đó là về các hãng hàng không. Hãng cung cấp các loại vé cho khách hàng thương mại, thương nhân hoặc thượng lưu. Những vé hạng nhất cho hành khách thượng lưu sẽ đòi hỏi đặc quyền và được sắp xếp chỗ ngồi sang trọng. Ngược lại, khách hàng thương mại không cần quá nhiều hỗ trợ, cũng như chi phí thấp hơn, mà lại chiếm đa số.
Cấu trúc chi phí (Cost Structure)
Cấu trúc chi phí trong mô hình BMC đề cập đến cách thức một doanh nghiệp sử dụng tiền trong quá trình điều hành, bao gồm chi phí chính và mức độ tập trung vào chi phí.
Nếu công ty theo chiến lược giá thì sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa chi phí cũng như mức giá đem lại cho khách hàng. Nếu công ty theo chiến lược giá trị thì sẽ tập trung vào khả năng đem lại giá trị cho khách hàng, và dành ít sự quan tâm tới chi phí.
Dòng doanh thu (Revenue Streams)
Dòng doanh thu là nguồn của dòng tiền trong doanh nghiệp, và đây cũng là yếu tố cuối cùng của BMC.
Những cách khác nhau mà đề xuất giá trị của bạn tạo ra tiền đều làm nên dòng doanh thu. Một doanh nghiệp có thể có rất nhiều dòng doanh thu.
Xem thêm: Trọn bộ 14 chỉ số tài chính phải nằm lòng cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ví dụ về mô hình kinh doanh canvas (BMC)
Dưới đây là ví dụ về mô hình kinh doanh canvas BMC Model của một doanh nghiệp sản xuất xe.
Đối tác chính
- Các hãng xe khác: doanh nghiệp có thể cùng hợp tác và chia sẻ công nghệ để giảm chi phí nghiên cứu và phát triển.
- Nhà cung ứng nguyên liệu, thiết bị giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất.
- Các đại lý xe đóng vai trò như một kênh thiết yếu với khách hàng.
Hoạt động chính
- Mở rộng hoạt động kiểm tra an toàn để bảo toàn danh tiếng công ty cũng như tính mạng cho người lái xe.
- Điều chỉnh sản phẩm cũng như các luồng vốn để tối ưu chi phí và đem tới mức giá hợp lý.
- Thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển để tăng chất lượng lái xe và cải thiện tốc lực.
Nguồn lực chính
- Nguồn nhân lực thiết kế cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Nguồn lực trong quá trình sản xuất thiết bị.
- Nguyên liệu thô (bánh xe, cao su, nhựa,...).
- Khung thời gian triển lãm ô tô thương mại và tiếp thị sản phẩm.
Đề xuất giá trị
- Cung cấp sản phẩm xe hơi với mức giá phải chăng cùng thiết kế hiện đại đem tới hiệu suất tối ưu và an toàn trong quá trình di chuyển hằng ngày.
Quan hệ khách hàng
- Cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng.
- Đại lý đóng vai trò là khách hàng nhưng tập trung vào phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng.
- Trung tâm chăm sóc khách hàng hỗ trợ thu thập thông tin thị trường và củng cố mối quan hệ khách hàng.
Kênh
- Mạng lưới phân phối toàn cầu thông qua các đối tác chính.
- Quảng cáo trả phí đa phương tiện và hợp tác với người ảnh hưởng mạng xã hội.
- Tham gia triển lãm xe hơi.
- Hỗ trợ quy trình bán hàng tại đại lý xe hơi.
Phân khúc khách hàng
- Khách hàng tìm kiếm xe giá cả hợp lý và hiệu suất cao.
- Khách hàng quan tâm đến kiểu dáng thiết kế và hiệu năng xe.
- Khách hàng chú trọng vấn đề an toàn xe.
- Gia đình trung lưu cần xe 4 cửa tiện dụng cho sinh hoạt.
- Tiếp thị đại chúng.
Cấu trúc chi phí
- Chi phí sơ cấp bao gồm nghiên cứu phát triển để nâng cao hiệu suất, chi tiết xe, và sản xuất nguyên liệu thô.
- Chi phí thứ cấp dành cho marketing và truyền thông sản phẩm đến người tiêu dùng.
- Tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp giúp tối ưu hóa chi phí và mang lại giá cả hợp lý cho khách hàng.
Dòng doanh thu
- Doanh thu sơ cấp từ bán xe trực tiếp.
- Doanh thu thứ cấp từ bảo dưỡng và sửa chữa xe chuyên dụng.
Bạn có thể tải mẫu Business Model Canvas (Mô hình kinh doanh) trên google sheet tại đây
Quản lý các thành tố kinh doanh trong mô hình BMC hiệu quả với SlimCRM
Mô hình Kinh doanh Canvas (BMC) là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp xác định và mô tả các thành tố chính của mô hình kinh doanh. Để quản lý các thành tố kinh doanh trong mô hình BMC hiệu quả, doanh nghiệp cần có một hệ thống CRM mạnh mẽ. SlimCRM là giải pháp CRM toàn diện, cung cấp tính năng quản lý hiệu quả các thành tố BMC, bao gồm:
- Phân khúc khách hàng: phân khúc khách hàng theo các tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như nhân khẩu học, hành vi, nhu cầu,... giúp doanh nghiệp hiểu rõ từng phân khúc, xây dựng giải pháp giá trị phù hợp.
- Giải pháp giá trị: SlimCRM giúp doanh nghiệp xác định và mô tả các giải pháp giá trị mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Các giải pháp giá trị này có thể bao gồm sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm,...
- Kênh phân phối: SlimCRM giúp doanh nghiệp xác định các kênh phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng. Các kênh phân phối này có thể bao gồm kênh trực tiếp, kênh gián tiếp, kênh trực tuyến,...
- Mối quan hệ khách hàng: SlimCRM giúp xây dựng và quản lý các mối quan hệ với khách hàng, tăng cường sự trung thành và tạo ra doanh thu bền vững.
- Dòng doanh thu: SlimCRM giúp doanh nghiệp xác định các dòng doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra. Các dòng doanh thu này có thể bao gồm doanh thu từ bán sản phẩm, doanh thu từ bán dịch vụ, doanh thu từ phí thành viên,...
- Hoạt động chính: SlimCRM giúp xác định các hoạt động chính cần thiết để thực hiện mô hình kinh doanh, bao gồm sản xuất, tiếp thị, bán hàng, dịch vụ khách hàng,...
- Nguồn lực chính: SlimCRM giúp doanh nghiệp xác định các nguồn lực chính cần thiết để thực hiện mô hình kinh doanh. Các nguồn lực chính này có thể bao gồm tài chính, nhân lực, tài sản,...
- Đối tác chính: Xác định các đối tác chính cần thiết để thực hiện mô hình kinh doanh. Đối tác chính có thể bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối, đại lý,...
Đăng ký dùng thử phần mềm miễn phí tại đây!
Giải đáp một số thắc mắc liên quan
Key activities là gì?
Key activities là các hoạt động chính mà doanh nghiệp cần thực hiện để cung cấp giá trị đề xuất cho khách hàng, ví dụ như: sản xuất, tiếp thị, bán hàng, và dịch vụ khách hàng.
Key partner là gì?
Key partner là các đối tác chiến lược mà doanh nghiệp hợp tác để cung cấp giá trị đề xuất cho khách hàng. Các đối tác này có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, hoặc nguồn lực mà doanh nghiệp không thể tự mình cung cấp.
Key resources là gì?
Key resources là các tài nguyên chính mà doanh nghiệp cần để thực hiện các hoạt động chính và tạo ra mối quan hệ với khách hàng. Các tài nguyên này có thể bao gồm tài chính, tài sản, nhân lực, và trí tuệ.
Quan hệ khách hàng trong mô hình canvas ra sao?
Quan hệ khách hàng trong mô hình canvas là cách thức mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng. Các mối quan hệ khách hàng có thể được phân loại thành:
- Mối quan hệ cá nhân: Doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng.
- Mối quan hệ tự phục vụ: Khách hàng tự phục vụ bản thân thông qua trang web, ứng dụng, hoặc các kênh tự phục vụ khác.
- Mối quan hệ cộng đồng: Doanh nghiệp xây dựng cộng đồng xung quanh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Mối quan hệ đối tác: Doanh nghiệp hợp tác với khách hàng để tạo ra giá trị.
Xem thêm: PRM là gì? Cách xây dựng chiến lược PRM đỉnh cao cho doanh nghiệp
Revenue stream là gì?
Revenue stream, hay còn gọi là dòng doanh thu, là nguồn thu nhập chính của một doanh nghiệp. Nó thể hiện cách thức doanh nghiệp kiếm tiền từ hoạt động kinh doanh của mình.
Có nhiều loại revenue streams khác nhau, nhưng một số loại phổ biến nhất bao gồm:
- Bán sản phẩm hoặc dịch vụ: Đây là revenue stream truyền thống nhất, nơi doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng để đổi lấy tiền.
- Quảng cáo: Doanh nghiệp có thể kiếm tiền bằng cách bán không gian quảng cáo trên trang web, ứng dụng hoặc tài sản khác của họ.
- Thuê bao: Doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ hoặc nội dung theo mô hình thuê bao, nơi khách hàng trả một khoản phí cố định mỗi tháng hoặc năm để truy cập.
- Phí giao dịch: Doanh nghiệp có thể thu phí cho các giao dịch mà họ xử lý, chẳng hạn như phí thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc phí chuyển khoản.
- Hoa hồng: Doanh nghiệp có thể kiếm tiền bằng cách giới thiệu khách hàng cho các doanh nghiệp khác và nhận hoa hồng cho mỗi lần bán hàng được thực hiện.
Lời kết
Việc lập Mô hình BMC không chỉ giúp doanh nghiệp hình dung cụ thể model hoạt động của mình mà còn dễ dàng hơn cho các bên liên quan cùng theo dõi. Hy vọng, bài viết này đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ BMC là gì, những thành phần trong một biểu mẫu mô hình kinh doanh Canvas ra sao cùng ví dụ về business model canvas, từ đó có thể tự lập Business Model Canvas cho mình một cách chuẩn xác nhất.