Chiến lược tăng trưởng tập trung là một phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp nhỏ khai thác tối đa tiềm năng của mình bằng cách tập trung nguồn lực vào những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhất. Bài viết này sẽ thảo luận về lợi ích của chiến lược này, cách thức áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ, và một số ví dụ thực tế để minh họa
Chiến lược tăng trưởng tập trung là gì?
Chiến lược tăng trưởng tập trung là tập hợp các chiến lược chủ đạo đặt trong tâm vào việc cải tiến sản phẩm hoặc thị trường hiện có của doanh nghiệp. Chiến lược tăng trưởng tập trung vào ngành kinh doanh chủ lực của doanh nghiệp. Khi theo đuổi chiến lược này, doanh nghiệp phải tìm cách khai thác mọi cơ hội có được về sản phẩm hiện đang sản xuất và thị trường hiện có bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họ đang làm.
Chiến lược tăng trưởng tập trung có mấy loại?
Căn cứ vào 5 yếu tố: sản phẩm, thị trường, ngành kinh doanh, cấp độ hoặc quy mô ngành, công nghệ áp dụng, thì chiến lược tặng trường tập trung của doanh nghiệp được chia thành 3 loại chủ đạo:
Chiến lược thâm nhập thị trường: cường thị phần. Chiến lược này tập trung vào việc thu hút khách hàng mới, tạo động lực cho nhu cầu của khách hàng hiện tại và nâng cao mức độ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Thâm nhập thị trường giúp chúng ta hiểu rõ quy mô của thị trường tiềm năng. Nếu thị trường đó lớn, các công ty mới sẽ được khuyến khích tham gia, vì họ có thể chiếm được một phần thị phần, tức là thu hút một số lượng khách hàng nhất định. Nói cách khác, thâm nhập thị trường giúp đánh giá toàn bộ ngành công nghiệp để xem các công ty có thể gia tăng thị phần hoặc doanh thu bằng cách bán hàng như thế nào. Chúng tôi đã chuẩn bị một bài viết chi tiết về chiến lược này, bao gồm định nghĩa, các ví dụ thành công và lưu ý quan trọng khi áp dụng chiến lược này.
>> Bạn có thể tham khảo link bài viết dưới đây: Chiến lược thâm nhập thị trường: Case Study và 10 chiến lược tốt nhất 2024
Chiến lược phát triển thị trường: Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược tăng trưởng kinh doanh tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ hiện tại của bạn đến những thị trường mới, chưa được khai thác. Nói cách khác, bạn đang tìm kiếm các nhóm khách hàng mới và "may đo" sản phẩm để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của họ, đồng thời tận dụng những lợi thế sẵn có để thành công ở "sân chơi" mới. Mặc dù chiến lược này có thể khác nhau tùy theo mục tiêu kinh doanh, phân khúc thị trường và ngành nghề của bạn, nhưng mục tiêu và trọng tâm tổng thể vẫn không đổi: mở rộng thị trường.
>> Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về quy trình áp doungj chiến lược này nhé: Chiến lược phát triển thị trường: lợi ích, ví dụ và quy trình dễ áp dụng
Chiến lược phát triển sản phẩm: Chiến lược phát triển sản phẩm là một phần không thể tách rời của vòng đời phát triển sản phẩm. Chiến lược phát triển sản phẩm bao gồm một loạt các hành động nhằm: đưa sản phẩm mới vào thị trường hiện có, đưa sản phẩm hiện có vào thị trường mới hoặc đưa sản phẩm mới vào thị trường mới hoàn toàn. Một số startup bỏ qua chiến lược phát triển sản phẩm và chỉ sử dụng sơ đồ phát triển. Tuy nhiên, chiến lược sản phẩm mang lại nhiều lợi ích đáng kể, biến nó thành công cụ hiệu quả để hướng dẫn quá trình phát triển và kinh doanh nói chung.
>> Để hiểu rõ hơn về khái niệm và cách vận dụng chiến lược này bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi: Chiến lược phát triển sản phẩm là gì? Case Study từ 7 lĩnh vực trên thực tế
Case study ứng dụng Chiến lược tăng trưởng tập trung thành công
Bạn có thêm tham khảo chiến lược tăng trưởng tập trung của tập đoàn Kinh Đô dưới, để hiểu rõ hơn về chiến lược này:
Kinh Đô được thành lập năm 1993, khởi đầu với sự thành công của sản phẩm Snack.Trải qua 17 năm, đến nay, hơn 90% doanh thu của cả Tập Đoàn có được từ thực phẩm. Hiện tại, Kinh Đô phát triển với nhiều Công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, nổi bật là Công ty Cổ Phần Kinh Đô.
Kinh đô đã vận dụng 1 trong 3 loại Chiến lược tăng trưởng tập trung là: Thâm nhập thị trường.để phát triển doanh nghiệp.
Kinh đô đã nghiên cứu và thấy rằng: Việt Nam đang có dân số đông nhưng mức tiêu thụ bình quân thấp. Đây là điều kiện để công ty trong ngành phát triển. Kinh Đô đã tung ra thị trường các sản phẩm đa dạng, chất lượng, giá rẻ và nỗ lực quảng cáo mạnh mẽ nhằm tăng doanh số bán ra. Họ đã thực hiện các hình thức quảng cáo: quảng cáo trên báo, hội chợ, triển lãm… để đẩy mạnh hoạt động bán hàng, gia tăng độ phủ sản phẩm trên cả nước với các sản phẩm chính như: bánh bông lan (Cakes), Crackers, bánh Quế (Wafer), Cookies…
Sau khi áp dụng chiến lược này, Kinh đô đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể:
Sản phẩm của Kinh Đô đảm bảo chất lượng, giá thành, phù hợp với thị hiếu, do đó chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.
Các sản phẩm chính như bánh mì, bánh bông lan, snacks được gia tăng sự hiện diện trên các kênh phân phối và mức độ thâm nhập thị trường.
Bánh mì mặn Aloha được thị trường chấp nhận rộng rãi. Nhờ vậy ngành bánh mì tươi vượt sản lượng đến 70% so với kế hoạch, lợi nhuận tăng 100% so với năm 2008
Kinh Đô tổ chức thành công chương trình “Tiếp sức mùa thi 2009” hỗ trợ các thí sinh bằng cách phát miễn phí bánh mì Aloha.
Phân phối mạnh mẽ sản phẩm Slide đến các hệ thống siêu thị trên toàn quốc. Do đó, doanh số Slide đạt mức tăngtrưởng cao và trở thành mặt hàng chiến lược.
Không chỉ tập đoàn lớn áp dụng thành công mà, các công ty Startup cũng có thể áp dụng một cách hiệu quả:
Một ví dụ cho chiến lược tăng trưởng tập trung là hãng taxi Vina Sun đang chiếm lĩnh thi trường thành phố Hồ Chí Minh. Hãng taxi hoạt động với tiêu chí an toàn là hàng đầu, 95% số xe được sử dụng không quá 3 năm. Và thay vì mở rộng ra các thị trường là các tỉnh, thành phố lớn khắp cả nước như đối thủ cạnh tranh Mai Linh. Vina Sun chủ yếu hoạt động trên thị trường thành phố Hồ Chính Minh, và hiện nay đang nắm giữ 40% thị phần tại đây.
Có thể nói, đây là phương pháp khá phù hợp cho các start-up bắt đầu kinh doanh vì khả năng hiểu và kiểm soát thị trường sẽ tốt hơn.
Cách doanh nghiệp nhỏ áp dụng Chiến lược tăng trưởng tập trung hiệu quả
Chiến lược phát triển tập trung đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Tuy nhiên, để chiến lược này thực sự hiệu quả, SME cần áp dụng đúng cách.
1. Ứng dụng công nghệ để thâm nhập thị trường hiệu quả:
Thị trường hiện nay như một "miếng bánh lớn" được chia sẻ bởi các thương hiệu với thị phần khác nhau. Các thương hiệu lớn, lâu đời thường chiếm ưu thế, gây khó khăn cho SME trong việc thâm nhập thị trường.
Để giải quyết vấn đề này, SME cần ứng dụng công nghệ để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng hiệu quả hơn.
Các hình thức quảng cáo hiện đại trên nền tảng số như Facebook, Youtube, Google... giúp tăng sự hiện diện của thương hiệu.
Doanh nghiệp có thể tận dụng nền tảng công nghệ số để thu hút khách hàng bằng các chiến lược Marketing tập trung vào sản phẩm, giá thành, khuyến mãi, kênh tiêu thụ và chính sách hậu mãi.
2. Tập trung phát triển vào thị trường ngách ít cạnh tranh:
Thị trường hiện nay được ví như "miếng bánh lớn" với sự thống trị của các doanh nghiệp lớn. Do đó, SME nên áp dụng chiến lược tập trung phát triển vào thị trường ngách ít cạnh tranh để tăng trưởng hiệu quả.
Khi bước vào thị trường mới, SME cần đánh giá cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh và nỗ lực tìm kiếm, mở rộng khách hàng.
Doanh nghiệp cần thiết lập kênh phân phối mới, đặc biệt chú trọng đến chi phí và đầu tư hợp lý. Hiểu rõ năng lực của doanh nghiệp là chìa khóa để tiếp cận và phát triển tốt nhất tại thị trường ngách.
3. Chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ khách hàng:
Chiến lược tăng trưởng tập trung hiệu quả cho SME là ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ khách hàng.
Đây là quá trình thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp với thực tế thị trường, lấy khách hàng làm trọng tâm.
Theo khảo sát của HBR, 40% người được hỏi khẳng định trải nghiệm khách hàng là ưu tiên hàng đầu trong chuyển đổi số. Trải nghiệm của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của họ về thương hiệu.
72% người được hỏi cho biết họ hào hứng với quá trình chuyển đổi số vì nó tạo ra cơ hội mới, giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình làm việc và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với khách hàng.
Ứng dụng SlimCRM vào Chiến lược tăng trưởng tập trung cho doanh nghiệp
SlimCRM là một phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). SlimCRM có thể giúp doanh nghiệp áp dụng Chiến lược tăng trưởng tập trung hiệu quả bằng cách:
1. Cải thiện hiệu quả hoạt động:
SlimCRM tự động hóa các quy trình bán hàng và marketing, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Phần mềm cung cấp các công cụ để quản lý leads, theo dõi tiến trình bán hàng, và tạo báo cáo hiệu quả.
Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin này để cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng năng suất.
2. Tăng cường khả năng cạnh tranh:
SlimCRM cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ để hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin này để phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường mục tiêu.
SlimCRM giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
3. Cách tận dụng tối đa các tính năng của SlimCRM
SlimCRM là một công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp áp dụng Chiến lược tăng trưởng tập trung. Phần mềm giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tập trung, cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Dùng thử miễn phí tại đây! Còn chần chờ gì mà không đăng ký ngay để đội ngũ tư vấn của chúng tôi cung cấp cho bạn các chiến lược cụ thể phù hợp với doanh nghiệp của mình!
Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn hiểu biết sâu sắc về chiến lược phát triển thị trường. Đừng quên theo dõi SlimCRM để cập nhật những thông tin mới nhất về quản trị và chiến lược bạn nhé