Quản trị rủi ro - "Bảo hiểm" cho doanh nghiệp thời kỳ biến động

Thời gian đọc: 14 phút
Quản trịBài viết
08/05/24 18:23:35 | Lượt xem: 721
Quản trị rủi ro

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, rủi ro luôn hiện hữu như những quả bom tiềm ẩn, đe dọa sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro nổi lên như một giải pháp thiết yếu, giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, giảm thiểu tác động tiêu cực và dẫn đầu trong tương lai. 

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về các nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản trị rủi ro hiệu quả.

Rủi ro là gì?

Rủi ro là khả năng xảy ra một sự kiện bất lợi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu, dự án hoặc hoạt động của một tổ chức hoặc cá nhân. Rủi ro có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Yếu tố bên trong: Ví dụ như sai sót trong quy trình, thiếu hụt nguồn lực, hoặc quản lý yếu kém.
  • Yếu tố bên ngoài: Ví dụ như thiên tai, dịch bệnh, biến động kinh tế, hoặc thay đổi chính sách.

Có thể phân loại rủi ro theo nhiều cách khác nhau:

  • Theo nguồn gốc: Rủi ro nội bộ (do yếu tố bên trong doanh nghiệp) và rủi ro bên ngoài (do yếu tố bên ngoài doanh nghiệp).
  • Theo mức độ ảnh hưởng: Rủi ro thấp, rủi ro trung bình và rủi ro cao.
  • Theo lĩnh vực: Rủi ro tài chính, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro chiến lược, v.v.

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro (Risk Management) là quá trình xác định, đánh giá và kiểm soát các vấn đề về tài chính, pháp lý, chiến lược và bảo mật, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp. Những rủi ro này có thể đến từ nhiều phía, chẳng hạn như biến động thị trường, kiện tụng, sai lầm trong chiến lược, tai nạn hoặc thiên tai (theo IBM).

Quản lý rủi ro hiệu quả có nghĩa là cố gắng kiểm soát càng nhiều càng tốt các kết quả trong tương lai bằng cách chủ động hành động thay vì phản ứng.

Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là gì?

Tại sao quản trị rủi ro chiến lược lại quan trọng?

Tưởng tượng một sự kiện bất ngờ ập đến công ty bạn. Nó có thể chỉ ảnh hưởng nhẹ, chẳng hạn như một khoản chi phí nhỏ phát sinh. Nhưng trong trường hợp xấu nhất, hậu quả có thể thảm khốc, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như gánh nặng tài chính khổng lồ, thậm chí buộc doanh nghiệp phải đóng cửa.

Để giảm thiểu rủi ro, tổ chức cần dành nguồn lực để làm giảm, theo dõi và kiểm soát tác động của sự kiện tiêu cực, đồng thời tối đa hóa sự kiện tích cực. Một phương pháp quản trị rủi ro nhất quán, mang tính hệ thống và tích hợp có thể xác định cách tốt nhất để phát hiện, xử lý và giảm bớt  rủi ro một cách  đáng kể. 

Chương trình đánh giá rủi ro thành công sẽ đáp ứng được những mục tiêu về pháp lý, hợp đồng, nội bộ, xã hội và đạo đức, đồng thời theo dõi các quy định mới liên quan đến công nghệ. Như vậy, bằng cách tập trung vào rủi ro và cam kết nguồn lực cần thiết để kiểm soát, giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp sẽ tự bảo vệ mình khỏi những điều không chắc chắn, giảm chi phí và tăng khả năng hoạt động liên tục.

Có thể bạn quan tâm: Quản trị chiến lược 101: Tất tần tật những điều nhà quản trị cần biết để dẫn dắt doanh nghiệp

Lợi ích của quản trị rủi ro là gì?
Lợi ích của quản trị rủi ro là gì?

Quy trình quản trị rủi ro theo IBM

Nói đơn giản, quản trị rủi ro là hệ thống gồm con người, quy trình và công nghệ giúp doanh nghiệp bạn đặt mục tiêu phù hợp với giá trị cốt lõi và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn.

Ba bước quan trọng của quy trình quản trị  rủi ro:

Xác định Rủi Ro

Xác định và đánh giá các mối đe dọa đối với tổ chức, hoạt động và nhân sự. Ví dụ: xác định các mối đe dọa bảo mật CNTT như phần mềm độc hại và mã hóa tống tiền, tai nạn, thiên tai và các sự kiện có khả năng gây hại khác có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Phân tích và Đánh giá Rủi Ro

Phân tích rủi ro liên quan đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro và hậu quả tiềm ẩn của mỗi sự kiện. Đánh giá rủi ro so sánh mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro và xếp hạng chúng theo mức độ nổi bật và hậu quả.

Giảm Thiểu và Giám sát Rủi Ro

Giảm thiểu rủi ro đề cập đến quá trình lập kế hoạch và phát triển các phương pháp và lựa chọn để giảm thiểu các mối đe dọa đối với mục tiêu dự án. Một nhóm dự án có thể thực hiện các chiến lược giảm thiểu rủi ro để xác định, theo dõi và đánh giá các rủi ro và hậu quả vốn có trong việc hoàn thành một dự án cụ thể, chẳng hạn như tạo ra sản phẩm mới. Giảm thiểu rủi ro cũng bao gồm các hành động được thực hiện để giải quyết các vấn đề và tác động của những vấn đề đó đối với một dự án.

Quản trị rủi ro là một quá trình không ngừng nghỉ, thích nghi và thay đổi theo thời gian. Lặp lại và liên tục theo dõi các quy trình có thể giúp đảm bảo bao phủ tối đa các rủi ro đã biết và chưa biết.

Quy trình quản trị rủi ro theo IBM
Quy trình quản trị rủi ro theo IBM

Chiến lược quản trị và ứng phó rủi ro

Chúng ta có 5 chiến lược phổ biến để đối phó với rủi ro. Quá trình bắt đầu với việc tránh rủi ro, sau đó tiếp tục với 3 phương pháp khác để giải quyết rủi ro (chuyển giao, phân tán và giảm thiểu). Lý tưởng nhất là ba phương pháp này được sử dụng kết hợp với nhau như một phần của chiến lược toàn diện. Tuy nhiên, một số rủi ro tiềm ẩn vẫn có thể tồn tại.

Những cách ứng phó rủi ro phổ biến nhất là gì?

Tránh rủi ro

Đây là phương pháp giảm thiểu rủi ro bằng cách không tham gia vào các hoạt động có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức. Ví dụ như không đầu tư hoặc không khởi chạy một dòng sản phẩm mới để tránh rủi ro thua lỗ.

Giảm thiểu rủi ro

Phương pháp quản trị rủi ro này nhằm mục đích giảm nhẹ tổn thất, thay vì loại bỏ hoàn toàn. Trong khi chấp nhận rủi ro, phương pháp này tập trung vào việc kiềm chế tổn thất và ngăn chặn nó lan rộng. 

Ví dụ: Nhà máy sản xuất áp dụng các biện pháp an toàn nghiêm ngặt để giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động.

Chia sẻ rủi ro

Khi rủi ro được chia sẻ, khả năng thua lỗ được chuyển từ cá nhân sang tập thể. Công ty cổ phần là một ví dụ điển hình về việc chia sẻ rủi ro - một số nhà đầu tư tập hợp vốn của họ và mỗi người chỉ chịu một phần rủi ro doanh nghiệp có thể thất bại.

Chuyển giao rủi ro

Chuyển giao rủi ro theo hợp đồng cho bên thứ ba, chẳng hạn như bảo hiểm để trang trải thiệt hại tài sản hoặc thương tích có thể xảy ra, sẽ chuyển rủi ro liên quan đến tài sản từ chủ sở hữu sang công ty bảo hiểm.

Chấp nhận và Giữ lại Rủi ro

 Sau khi tất cả các biện pháp chia sẻ rủi ro, chuyển giao rủi ro và giảm thiểu rủi ro đã được thực hiện, một số rủi ro vẫn sẽ tồn tại vì gần như không thể loại bỏ tất cả rủi ro (trừ việc tránh rủi ro). Đây được gọi là rủi ro còn sót lại.

Ví dụ: công ty chấp nhận rủi ro cao khi tung ra sản phẩm mới với công nghệ đột phá, vì tiềm năng lợi nhuận cao cũng đi kèm với rủi ro thất bại lớn.

Chiến lược ứng phó với rủi ro
Chiến lược ứng phó với rủi ro

Giới hạn và tiêu chuẩn quản trị rủi ro

Tiêu chuẩn quản lý rủi ro thiết lập một bộ quy trình chiến lược cụ thể. Bắt đầu với  mục tiêu của tổ chức, các quy trình này nhằm xác định rủi ro và thúc đẩy giảm thiểu rủi ro thông qua những phương pháp thực hành tốt nhất.

Lợi ích của Tiêu chuẩn: tiêu chuẩn thường được thiết kế bởi các tổ chức hợp tác để thúc đẩy mục tiêu chung, nhằm đảm bảo chất lượng cao cho quy trình quản trị rủi ro. Ví dụ, tiêu chuẩn ISO 31000 về quản lý rủi ro là một tiêu chuẩn quốc tế cung cấp các nguyên tắc và hướng dẫn cho việc quản lý rủi ro hiệu quả.

Những thách thức tiềm ẩn: Mặc dù việc áp dụng một tiêu chuẩn quản trị rủi ro có những ưu điểm, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức. Tiêu chuẩn mới có thể không dễ dàng phù hợp với cách làm việc hiện tại của bạn, đòi hỏi thay đổi quy trình. Và các tiêu chuẩn nên được tùy chỉnh cho từng ngành nghề hoặc doanh nghiệp cụ thể.

Tham khảo: Mẫu quy trình kiểm soát nội bộ theo chuẩn ISO

7 Nguyên tắc trong quản trị rủi ro

  1. Xác định rủi ro sớm: Nhận diện rủi ro trước khi bắt đầu dự án. Cần xác định nguyên nhân, phòng ngừa và phương án xử lý rủi ro.
  2. Phù hợp với mục tiêu: Liệu rủi ro ảnh hưởng đến tài chính, uy tín của tổ chức như thế nào? Cần tích hợp mục tiêu tổ chức vào kế hoạch quản trị rủi ro.
  3. Quản trị rủi ro linh hoạt: Mỗi doanh nghiệp chịu đựng rủi ro khác nhau. Cần xem xét yếu tố chính trị, công nghệ, pháp luật, xã hội... để đưa ra chiến lược phù hợp.
  4. Phối hợp cùng các bên liên quan: Lắng nghe ý kiến của thành viên dự án, chuyên gia để xác định rủi ro toàn diện.
  5. Phân công trách nhiệm rõ ràng: Mọi người cần biết vai trò của mình trong việc giảm thiểu rủi ro. Khuyến khích thảo luận để quản lý rủi ro hiệu quả.
  6. Thường xuyên rà soát rủi ro: Kiểm tra và cập nhật rủi ro, điều chỉnh các biện pháp phòng ngừa nếu cần thiết.
  7. Cải tiến liên tục: Sau mỗi dự án, hãy đánh giá lại kế hoạch quản trị rủi ro để rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
7 Nguyên tắc trong quản trị rủi ro chiến lược
7 Nguyên tắc trong quản trị rủi ro chiến lược

Công cụ hỗ trợ quản trị rủi ro hiệu quả

Sau đây là một số công cụ bạn có thể tham khảo để lên kế hoạch quản lý rủi ro trong doanh nghiệp:

  1. Business Continuity Plan: Kế hoạch sinh tồn (BCP) là một phần quan trọng trong quản trị rủi ro, giúp đảm bảo hoạt động liên tục của doanh nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ.
  2. Phân tích SWOT: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp để đánh giá rủi ro tiềm ẩn.
  3. Bản đồ rủi ro: Liệt kê và phân loại các rủi ro theo mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra, giúp bạn tập trung vào những rủi ro quan trọng nhất.
  4. Phân tích FMEA: Xác định các điểm lỗi tiềm ẩn trong quy trình để phòng ngừa rủi ro.
  5. Mô hình Monte Carlo: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro thông qua mô phỏng.
  6. Phân tích PESTLE: Xác định các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ, môi trường và pháp lý ảnh hưởng đến rủi ro.
  7. Hệ thống phân tích dữ liệu: PowerBI, Tableu,..

Tải mẫu lập kế hoạch sinh tồn (BCP ) cho doanh nghiệp tại đây!

Tăng cường quản lý dữ liệu và chủ động đối phó rủi ro với SlimCRM

Bạn đang đối mặt với những thách thức:

  • Dữ liệu khách hàng, dự án, nhân viên lộn xộn, khó quản lý?
  • Khó khăn trong việc dự đoán và phòng ngừa rủi ro?
  • Quy trình quản lý rủi ro thủ công, tốn thời gian và chi phí?

SlimCRM có thể giúp bạn xử lý những vấn đề đó bằng cách:

1. Nâng cao hiệu quả quản lý dữ liệu: SlimCRM giúp tập trung dữ liệu khách hàng, dự án, nhân viên, v.v. vào một hệ thống duy nhất, giúp truy cập và phân tích dữ liệu dễ dàng hơn. Dữ liệu chính xác, cập nhật và bảo mật cao giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn, giảm thiểu rủi ro do sai sót thông tin.

Hệ thống tập trung dữ liệu, bảo mật tuyệt đối
Hệ thống tập trung dữ liệu, bảo mật tuyệt đối

2. Tăng cường khả năng dự báo: SlimCRM cung cấp các báo cáo, phân tích dữ liệu giúp dự đoán các rủi ro tiềm ẩn, ví dụ như:

  • Dự báo bán hàng, giúp xác định cơ hội/rủi ro về doanh thu
  • Phân tích biến động và cấu trúc chi phí, giúp nhà quản lý nắm bắt thu chi dễ dàng để cân đối tài chính
  • Cảnh báo, nhắc hẹn công nợ, tránh bỏ sót doanh thu
Báo cáo trực quan mọi khía cạnh của doanh nghiệp
Báo cáo trực quan mọi khía cạnh của doanh nghiệp

3.Tăng cường khả năng hợp tác: SlimCRM giúp các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp chia sẻ thông tin và phối hợp hiệu quả hơn trong việc quản lý rủi ro.

Mời bạn đăng ký dùng thử miễn phí để trải nghiệm trọn bộ tính năng của SlimCRM!

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là gì và những cách phổ biến nhất để ứng phó với rủi ro xảy ra. Đừng quên theo dõi SlimCRM để cập nhật nhiều kiến thức mới về quản trị bạn nhé!


 

Viết bình luận

SlimCRM - phần mềm quản lý