Kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò trong công việc: Định nghĩa và 20 ví dụ

Thời gian đọc: 11 phút
Quản trịBài viết
27/03/24 18:56:10 | Lượt xem: 2093
Kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò trong công việc: Định nghĩa và 20 ví dụ

Khi cố gắng tìm hiểu thông tin mới, biết cách đặt câu hỏi phù hợp là một kỹ năng quý giá có thể tạo lợi thế lớn. Câu hỏi thăm dò (probing question) được thiết kế để nâng cao hiểu biết cho cả người hỏi và người trả lời. Trong bài viết này, hãy cùng xem kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò là gì, tình huống nên sử dụng và 20 ví dụ về câu hỏi thăm dò nhé.

Câu hỏi thăm dò (probing question) là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò (probing question) được thiết kế để khuyến khích suy nghĩ sâu sắc về một chủ đề cụ thể. Chúng thường là những câu hỏi mở không có đáp án trước, nhằm thu lại câu trả lời chủ quan và chân thực. 

Probing question là gì?
Probing question - câu hỏi thăm dò là gì? 

Nhờ kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò, bạn sẽ thúc đẩy tư duy phản biện cũng như giúp người được hỏi khám phá suy nghĩ và cảm xúc của họ về một chủ đề cụ thể. 


Khi nào sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò probing question?

Các câu hỏi thăm dò có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm:

  • Sau khi thuyết trình
  • Khi phỏng vấn ứng viên tiềm năng
  • Khi đánh giá nhu cầu của một khách hàng mới
  • Để thúc đẩy tư duy phản biện trong buổi đào tạo, huấn luyện
  • Để đảm bảo rằng bạn hiểu toàn bộ vấn đề
  • Khi học một cái gì đó mới
  • Khi bạn cảm thấy rằng ai đó đang né tránh sự thật
  • Để có cái nhìn sâu sắc về tư duy của một người
  • Để suy nghĩ về các giải pháp khả thi.

Xem thêm:

1. Chú trọng nguyên tắc 4C khi tuyển dụng nhân tài

2. Hướng dẫn xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp

20 ví dụ về câu hỏi thăm dò probing question

20 ví dụ câu hỏi thăm dò
20 ví dụ câu hỏi thăm dò
  • Bạn nghĩ tại sao lại thế?

Đây là loại câu hỏi thăm dò nhằm tìm hiểu ý kiến ​​và niềm tin của bên kia. Điều gì đã dẫn họ đến kết luận này? Tại sao họ tin đó là sự thật?

  • Bạn nghĩ điều này sẽ gây ra những tác động gì?

Hơn cả cảm xúc, câu hỏi này đang tìm kiếm một dự đoán. Tình huống cụ thể này sẽ ảnh hưởng đến môi trường hoặc những người khác như thế nào? Kết quả sẽ có hậu quả tích cực hay tiêu cực?

  • Bạn cần thay đổi gì để đạt được điều này?

Nói chung, sự phát triển và tăng trưởng đòi hỏi phải luôn thay đổi. Thay vì chỉ tìm giải pháp, kỹ năng đặt câu hỏi này khiến người khác suy nghĩ về quá trình và những sự đánh đổi cần phải có để đạt được mục tiêu đã đề ra.

  • Bạn thấy điều đó có đúng đắn không?

Cho dù là để tìm hiểu về niềm tin, giá trị, hay tính xác thực, câu hỏi thăm dò này sẽ giúp bạn khảo sát đối phương để xem các kết luận mà họ đã rút ra.

  • Bạn đã làm điều gì tương tự bao giờ chưa?

Nói cách khác, bạn có kinh nghiệm với tình huống này không? Bạn đã từng thành công trước đây chứ? Câu hỏi thăm dò này nhắm vào kỹ năng, cũng như khả năng cung cấp các giải pháp của họ.

  • Điều này gợi cho bạn suy nghĩ gì?

So sánh là một công cụ tư duy phản biện mạnh mẽ, nó khuyến khích bạn kết nối thông tin. Thông qua so sánh và đối chiếu, các giải pháp sáng tạo có thể được phát triển để giải quyết nhiều khó khăn.

Ví dụ câu hỏi thăm dò
Ví dụ câu hỏi thăm dò
  • Bạn đi đến kết luận này như thế nào?

Mặc dù là một câu hỏi thăm dò có vẻ dễ dàng, nhưng việc yêu cầu ai đó điểm lại quá trình suy nghĩ của họ có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc cho cả hai bên. Từ đó, các bạn có thể lật ngược vấn đề, thậm chí nhận ra các mẫu hình, công thức mà trước đây chỉ có trong tiềm thức.

  • Dự đoán của bạn là gì?

Dự đoán có thể là một công cụ mạnh mẽ. Nó kết hợp kiến ​​thức với trực giác, tạo ra các loại giả thuyết. Mặc dù bạn nên tránh chỉ dựa vào chúng, nhưng kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò này giúp bạn hiểu sâu hơn về tình huống hiện tại khi buộc bạn phải nhìn về phía trước.

  • Ý định của bạn là gì?

Ý định có thể khác rất nhiều so với lúc thực thi, đó là lý do tại sao câu hỏi thăm dò này có thể mang lại nhiều thông tin. Kế hoạch ban đầu là gì? Bạn đã chệch hướng như thế nào? Bạn có nhận ra được luồng suy nghĩ mới đã dẫn bạn đi không?

  • Bạn nên tự trả lời những gì để hiểu rõ hơn?

Nói cách khác, bây giờ với những thông tin này, bạn có câu hỏi mới nào nảy sinh? Kỹ năng đặt câu hỏi này được thiết kế để đào sâu hơn vào một vấn đề và khuyến khích khám phá tất cả các khía cạnh của nó.

  • Nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn trong vấn đề này là gì?

Các tình huống xấu nhất có thể cung cấp rất nhiều thông tin. Không chỉ là công cụ hiệu quả để gọi tên nỗi sợ, câu hỏi thăm dò này còn giúp bạn nhìn nhận đúng tình hình thực tế.

  • Bạn nghĩ tình huống tốt nhất là gì?

Hỏi ai đó về một tình huống tốt nhất cũng hiệu quả không kém. Nếu mọi thứ diễn ra như kế hoạch, chúng ta hy vọng sẽ đạt được điều gì ở đây? Nó có đáng không?

  • Bạn nghĩ đâu là gốc rễ của vấn đề?

Mọi chướng ngại đều cần điều kiện để phát triển. Bạn thì cần tìm ra và loại bỏ chúng. Mặc dù đôi khi câu hỏi thăm dò này có thể hơi trừu tượng, nó cũng mang lại cái nhìn sâu sắc về vấn đề thực tế và cách giải quyết.

Ví dụ về probing questions
Ví dụ về probing questions
  • Chúng ta sẽ làm gì nếu điều ngược lại là đúng?

Kỹ năng đặt câu hỏi này được thiết kế để tìm kiếm và cung cấp quan điểm. Nếu tình thế bất ngờ đảo ngược, bạn sẽ xử lý như thế nào?

  • Làm thế nào bạn biết điều này là đúng?

Các câu hỏi thăm dò này nhằm mục đích thách thức các giả định và niềm tin. Không chỉ để xác minh tính trung thực của các tuyên bố, câu hỏi này còn lật lại tư duy của người kia.

  • Lợi thế và khó khăn trong tình huống này là gì?

Khi đối mặt với các tình huống, ta dễ dàng chỉ tập trung vào khía cạnh tích cực hoặc tiêu cực. Kỹ năng đặt câu hỏi này giúp các bạn cùng nhau đánh giá toàn diện một vấn đề.

  • Mối liên hệ giữa hai điều này là gì?

Kết nối thông tin là một cách tuyệt vời để phát triển các giải pháp mới và sáng tạo. Tuy nhiên, câu hỏi thăm dò này được thiết kế để đi xa hơn một chút: xác định kết nối đó là gì và tại sao nó tồn tại.

  • Đây có phải vấn đề của riêng doanh nghiệp không?

Nói cách khác, đối thủ cạnh tranh của bạn có đang đối mặt với thách thức này không? Bạn đang làm gì khác họ? Câu hỏi thăm dò này khuyến khích các bạn xây dựng quan điểm khách quan để có câu trả lời ý nghĩa.

  • Những ảnh hưởng lâu dài là gì?

Mặc dù chúng ta thường xem xét tác động của các quyết định và giải pháp trong hiện tại, nhưng điều quan trọng là phải nhìn xa hơn những lợi ích trước mắt. Kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò này sẽ giúp đội nhóm có tư duy sâu sắc hơn.

  • Những tác động vô hình là gì?

Hầu hết các tác động xảy đến thật nhanh chóng. Tuy nhiên, có những lúc chúng không rõ ràng. Có bất kỳ tác động nào sẽ khó thấy và tiềm ẩn nguy cơ trong chuyện này không?

Giải đáp một số thắc mắc liên quan

Probing là gì?

Probing là một kỹ thuật được sử dụng trong giao tiếp và nghiên cứu để thu thập thêm thông tin hoặc hiểu rõ hơn về một chủ đề. Kỹ thuật này bao gồm việc đặt câu hỏi mở, yêu cầu người trả lời cung cấp ví dụ hoặc giải thích, hoặc đưa ra phản hồi mang tính chất khuyến khích. 

Dưới đây là một số ví dụ về probing:

  • Ví dụ câu hỏi mở:
    • Bạn có thể cho tôi biết thêm về điều đó không?
    • Bạn có thể giải thích thêm không?
    • Bạn nghĩ gì về điều này?
  • Yêu cầu cung cấp ví dụ:
    • Bạn có thể đưa ra một ví dụ cụ thể không?
    • Bạn có thể mô tả một tình huống cụ thể không?
  • Phản hồi mang tính chất khuyến khích:
    • Điều đó rất thú vị. Bạn có thể cho tôi biết thêm về điều đó không?
    • Tôi thấy điều đó rất thú vị. Bạn có thể chia sẻ thêm về suy nghĩ của bạn không?

Sự khác biệt giữa câu hỏi mở và câu hỏi thăm dò là gì?

Câu hỏi thăm dò và câu hỏi mở đều là những câu hỏi không có câu trả lời cố định, đòi hỏi người trả lời phải suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của riêng mình. Tuy nhiên, giữa hai loại câu hỏi này vẫn có một số điểm khác biệt cơ bản.

Câu hỏi thăm dò được sử dụng để thu thập thông tin chi tiết và sâu sắc hơn về một chủ đề. Chúng thường được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn, nghiên cứu hoặc thảo luận chuyên sâu. Ví dụ:

  • Bạn nghĩ gì về vấn đề này?
  • Bạn có thể giải thích thêm không?
  • Bạn có thể đưa ra một ví dụ cụ thể không?

Câu hỏi mở được sử dụng để khuyến khích người trả lời chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của họ. Chúng thường được sử dụng trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, phỏng vấn tâm lý hoặc các cuộc thảo luận sáng tạo. Ví dụ:

  • Bạn nghĩ gì về điều này?
  • Bạn đã từng trải qua điều gì tương tự chưa?
  • Bạn có thể kể cho tôi nghe về lần bạn cảm thấy hạnh phúc nhất?

Lời kết

Câu hỏi thăm dò (probing-question) đặc biệt có ý nghĩa khi công việc hay dự án của bạn trục trặc, và bạn cần làm rõ điều gì đang xảy ra. Các câu hỏi thăm dò là công cụ hữu ích để đi vào bản chất. Không chỉ cung cấp thông tin hay cải thiện hiệu quả công việc, kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò còn giúp thắt chặt mối quan hệ với đồng nghiệp khi bạn đầu tư thời gian và thể hiện sự quan tâm chân thành với họ.

 

SlimCRM - phần mềm quản lý