Tái định vị doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Thời gian đọc: 13 phút
Quản trịBài viết
22/11/24 21:06:39 | Lượt xem: 52
kinh tế số là gì

Với sự ra đời của công nghệ và quá trình toàn hóa, kinh tế số là đích đến trong tương lai. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ làm gì để không "lạc trôi" ?

Cùng SlimCRM.vn hiểu đúng về Digital Economy - kinh tế số và có chiến lược kinh doanh phù hợp nhé.

Kinh tế số là gì?

Kinh tế số là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.

Một số ví dụ về nền kinh tế số:

  • Thương mại điện tử: mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến.
  • Dịch vụ tài chính trực tuyến: thanh toán trực tuyến, chuyển tiền, vay tiền, đầu tư, ...
  • Giáo dục trực tuyến: học tập, đào tạo trực tuyến.
  • Y tế trực tuyến: khám chữa bệnh, tư vấn y tế trực tuyến.
  • Giải trí trực tuyến: xem phim, nghe nhạc, chơi game, ...
Kinh tế số là gì?
Kinh tế số là gì?

Nền kinh tế số có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Kinh tế số góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Tại Việt Nam, kinh tế số đang phát triển nhanh chóng. Trong năm 2022, kinh tế số Việt Nam đạt quy mô 420 tỷ USD, chiếm 25,2% GDP. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách và giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế số, trong đó có việc xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, ...

Hiện nay, trong năm 2024 và những năm tới, kinh tế số đang trở thành xu hướng tất yếu của thế giới. Sự phát triển của kinh tế số sẽ mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội và ứng dụng công nghệ số để phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức về nền kinh tế số để tận dụng các lợi ích của kinh tế số.

Đặc điểm cốt lõi của kinh tế số

Số hóa & Giám sát: Với sự ra đời của công nghệ, các “đối tượng” đều tạo ra tín hiệu số. Các tín hiệu này có thể được đo lường, theo dõi và phân tích giúp đưa ra quyết định tốt hơn

Kết nối: Nền kinh tế số giúp giao tiếp tốt hơn bằng cách kết nối tất cả các nhà cung cấp, người lao động, đồng thời cải thiện tính hiệu quả và tăng khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kinh doanh tốt hơn nhiều khi tham gia vào nền kinh tế số.

Cá nhân hóa: Nền kinh tế kỹ thuật số phụ thuộc hoàn toàn vào sự cá nhân hóa khách hàng, hay nói cách khác nó là nền kinh tế “cá nhân hóa”. Các công ty nỗ lực cung cấp sản phẩm theo nhu cầu và mong muốn của từng khách hàng.

Chia sẻ: Nền kinh tế kỹ số hoạt động bằng cách chia sẻ. Nhu cầu một công ty sẽ được đáp ứng bởi công ty khác, vì đây là quy trình chung của họ.

Đặc điểm của kinh tế số
Đặc điểm của kinh tế số

Kinh tế số có ưu và nhược điểm gì?

Với sự phát triển của nền kinh tế số, nhiều xu hướng mới và ý tưởng khởi nghiệp đã bắt đầu xuất hiện. Nếu chúng ta nhìn xung quanh hầu hết mọi doanh nghiệp đều tham gia vào thế giới kỹ thuật số, một số công ty lớn như: Google, Apple, Microsoft, Amazon.

Xét về ưu điểm, kinh tế số có những điểm sau:

  • Thương mại điện tử tăng trưởng

Nền kinh tế số tăng trưởng thúc đẩy thương mại điện tử, ngày càng khẳng định tầm quan trọng và chiếm lĩnh thị trường. Mọi hoạt động mua bán, phân phối, tiếp thị, sáng tạo, bán hàng được thực hiện chỉ với cú đúp nhấn chuột.

  • Thúc đẩy sử dụng Internet

Mọi công việc đều hoạt động trên mạng internet, với sự trợ giúp của internet. Do đó, có một sự gia tăng mạnh mẽ về đầu tư công nghệ. Nhu cầu nhiều về phần cứng, nghiên cứu công nghệ, phần mềm, dịch vụ, truyền thông kỹ thuật số, v.v ... đã ảnh hưởng gián tiếp đến hàng nhập khẩu cũng như xuất khẩu trên thế giới.

  • Hàng hóa & dịch vụ kỹ thuật số

Mọi loại hàng hóa đã được kỹ thuật số, bạn không cần phải đi chợ để mua đồ, mọi thứ bạn đều có thể mua bán trên internet. Xem phim, chuyển tiền đều có thể thực hiện trực tuyến.

  • Minh bạch

Tất cả các giao dịch trong nền kinh tế số đều thực hiện trực tuyến. Con người ít sử dụng tiền mặt, điều này gián tiếp làm giảm tiền bẩn và tham nhũng trên thị trường giúp nền kinh tế minh bạch hơn.

Ưu nhược điểm của kinh tế số là gì?
Ưu nhược điểm của kinh tế số là gì?

Đi liền với đó, sự phát triển của nền kinh tế số, tạo ra 3 nhược điểm lớn, bao gồm:

  • Nhiều người mất việc: Sự bùng nổ của kinh tế số và công nghệ đang làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
  • Thiếu hụt đội ngũ chuyên gia: Để thiết lập nền kinh tế số cần đến một khoản đầu tư lớn cũng như các nguồn lực và không thể thực hiện được ở các khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển kỹ thuật không thể diễn ra ở khu vực nông thôn. Hay nói cách khác, nền kinh tế số không có sẵn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và bán nông thôn.
  • Đầu tư tốn kém: Một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, internet siêu tốc, mạng di động và viễn thông khỏe là những điều cần thiết để làm việc trong nền kinh tế số - đây là những hạng mục đầu tư lớn. Vì thế, bản chất của nền kinh tế số liên quan đến chi phí và đòi hỏi đầu tư lớn nên nó là một quá trình phát triển chậm, tốn kém.

Hai mặt của nền kinh tế số

Công nghệ số bao gồm 2 yếu tố chính: Công nghệ truyền thông (CT) và Công nghệ thông tin (IT)

Với công nghệ thông tin (IT) phải kể đến các thành phần của CNTT gồm Trí tuệ nhân tạo (AI) và Người máy (robotics), máy học (machine learning), cả hai đều tăng tốc xử lý dữ liệu cũng như giảm số lượng công việc và tạo ra lực lượng tập trung cho các hoạt động kinh tế.

Còn công nghệ truyền thông (CT) , lại thảo luận về tất cả các thiết bị và chương trình được sử dụng để xử lý và truyền đạt thông tin. Internet, đa phương tiện, e-mail, điện thoại... là những ví dụ về công nghệ truyền thông.

Tác động của nền kinh tế số

Tác động của kinh tế số
Tác động của kinh tế số
  • Tạo ra dữ liệu lớn (Big data): Mỗi chi tiết nhỏ đều được ghi lại dưới dạng dữ liệu. Google là một nền tảng dữ liệu lớn, là công cụ chúng ta đang dành nhiều thời gian sử dụng hàng ngày. Bằng cách này, Google đã thu thập được nhiều dữ liệu hữu ích cho các công ty.
  • Kết nối tất cả mọi người: Bây giờ mọi người có thể kết nối với nhau nhiều hơn, các công ty cũng đang làm việc để tạo dựng kết nối. Hơn thế, mọi người đang sử dụng kỹ thuật số để chia sẻ sản phẩm và dịch vụ.
  • Tiết kiệm thời gian hơn: Nền kinh tế số và số hóa đã tạo ra sự tiện lợi cho con người. Mọi người có thể mua bán mọi thứ theo nhu cầu, bất kể thời gian nào phù hợp với bạn. Để kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng, bạn chỉ cần tới một chiếc điện thoại di động mà thôi.
  • Thúc đẩy chính phủ điện tử: Chăm sóc sức khỏe, báo cáo tội phạm, thuế và các nhiệm vụ hàng ngày trước đây được thực hiện offline giờ đã chuyển sang online.

Những thách thức trong chuyển đổi số

Các doanh nghiệp trải qua quá trình chuyển đổi số phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn vì rất khó thích nghi với môi trường mới cũng như công nghệ. Thách thức phổ biến mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt là phụ thuộc vào số lượng nhân viên làm việc. Dưới đây chúng tôi phân loại các thách thức dựa trên tỷ lệ nhân viên hiện có trong doanh nghiệp.

Hiện tại, các doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược kinh doanh số trong tất cả các hoạt động kinh doanh, hợp lý hóa quy trình và sử dụng các công nghệ. Họ đang áp dụng số hóa để tăng cường tương tác với khách hàng và nhân viên cũng như mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Với doanh nghiệp ít hơn 100 nhân viên:

  • Thiếu hụt đội ngũ chuyên gia để lãnh đạo các sáng kiến ​​số hóa

  • Không có chiến lược cho chuyển đổi số

  • Ngân sách hạn chế

Với doanh nghiệp có 100 - 1.000 nhân viên:

  • Sự phản ứng của nhân viên

  • Vẫn đang xây dựng cơ cấu tổ chức

  • Không có chiến lược tổng thể cho chuyển đổi số

  • Ngân sách hạn chế

  • Thiếu chuyên môn để lãnh đạo các sáng kiến ​​số

Với doanh nghiệp có 1.000 - 5.000 nhân viên:

  • Không có chiến lược tổng thể cho chuyển đổi số

  • Thiếu chuyên môn để lãnh đạo các sáng kiến ​​số hóa

  • Hạn chế về chuyên môn kỹ thuật cần thiết

  • Sự phản ứng của nhân viên

  • Một số công ty có ngân sách hạn chế

Với doanh nghiệp có hơn 5.000 nhân viên:

  • Thiếu kiến ​​thức để lãnh đạo chiễn lược chuyển đổi số

  • Cơ cấu tổ chức phức tạp

  • Thường không có chiến lược số hóa

  • Hạn chế về chuyên môn kỹ thuật cần thiết

  • Sự phản ứng của nhân viên

Tuy nhiên, tất cả những thách thức này đều có thể được quản lý bằng cách vượt qua chúng khi giải quyết được 4 vấn đề sau:

Quản lý và giải quyết các phản ứng của nhân viên

Khi chuyển đổi số phát triển tác động trực tiếp đến doanh nghiệp bạn. Nếu nhân viên của bạn đang làm việc trong vùng thoải mái của họ trong một thời gian dài. Bằng việc ứng dụng số hóa có thể làm ảnh hưởng đến thói quen và cách làm việc của họ, bạn nên trao quyền cho nhân viên và hướng dẫn họ để họ đạt được kết quả tốt bằng cách sử dụng số hóa.

Xây dựng chiến lược chuyển đổi số tổng thể

Bạn cần làm rõ tầm nhìn, đặt mục tiêu và mục đích cho nhóm làm việc. Vì nếu mục tiêu hoặc chiến lược không rõ ràng, bạn không thể mong đợi kết quả tốt. Vì vậy, hình thành một chiến lược kỹ thuật số rộng để làm việc với số hóa trong công ty là điều cần thiết.

Đào tạo chuyên môn và các sáng kiến ​​số hóa

Bạn cần đào tạo lực lượng lao động hiểu về kỹ thuật số và giúp họ xây dựng các kỹ năng cần thiết cho sự đổi mới. Khi bạn cần chuyên môn về số hóa, hãy hướng dẫn nhân viên cấp dưới để đạt được điều này.

Quản lý ngân sách

Số hóa đòi hỏi sự đầu tư vào doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần sử dụng ngân sách của mình một cách phù hợp và khôn ngoan trước khi thực hiện bất kỳ chiến lược nào. Vì nền tảng vững chắc của công ty đều dựa vào ngân sách.

Tham khảo thêm: 

1. 10 chỉ số đo lường hiệu quả chuyển đổi số của doanh nghiệp

2. Case Study Chuyển Đổi Số Từ Các Thương Hiệu Lớn

3. [Hướng dẫn] Chuyển đổi số với SlimCRM

Bốn yếu tố cần thiết để thành công trong nền kinh tế số

  • Đổi mới sản phẩm: Trong khi mở rộng và tái cấu trúc, doanh nghiệp cần đổi mới sản phẩm để giải quyết sự cạnh tranh với công nghệ mới.
  • Đáp ứng kỳ vọng khách hàng: Các doanh nghiệp cố gắng đáp ứng sự kỳ vọng về dịch vụ của khách hàng, được trao quyền kỹ thuật số và cung cấp nhiều trải nghiệm hơn với chi phí lớn.
  • Khả năng lãnh đạo: Để thích nghi nhanh thị trường mới và mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần thay đổi cấu trúc tổ chức hoặc thực hiện các thay đổi cần thiết để thích ứng với nền kinh tế số thay đổi nhanh chóng.
  • Đổi mới hợp tác: Doanh nghiệp phải nỗ lực sáng tạo nhiều hơn để thích ứng với môi trường cạnh tranh cao. Khi hợp tác sẽ dẫn dắt doanh nghiệp trở nên sáng tạo hơn để đối phó với sự cạnh tranh cao trong nền kinh tế.

Tổng kết

Mong rằng qua bài viết, bạn đọc đã có một cái nhìn tổng quát về chủ đề kinh tế số

Xem và tải full slide Kinh tế số tại đây: https://bit.ly/2WNYKDr

SlimCRM - phần mềm quản lý